Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Lúc Tràng quyết định lấy vợ:
+ Thực ra vợ là vợ “nhặt” chứ không phải lấy. Tràng chỉ bông đùa một vài câu nói cho đỡ mệt mỏi uể oải. Nhưng không ngờ thị lại đi theo Tràng thật. Điều này khiến cho chính Tràng cảm thấy bất ngờ.
+ Tràng ngẫm nghĩ nhưng rồi “chậc kệ”. Chi tiết này càng cho thấy sự ngẫu nhiên trong cuộc “nhặt” vợ của Tràng.
- Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư:
+ Tâm trạng Tràng phớn phở khác thường.
+ Cả làng ai cũng thấy lạ khi Tràng dẫn theo một người đàn bà nữa
+ Quang cảnh hai người dẫn nhau về rất ảm đạm, thê lương: hai bên dãy phố, úp sụp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.
+ Khung cảnh ảm đạm khiến người đọc càng xót xa hơn về niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của đôi vợ chồng mới “nhặt” được nhau. Đặc biệt hình ảnh bà mẹ Tràng với cái nhìn xa xăm như nói trước viễn cảnh khổ cực sẽ diễn ra ngay trước mắt. Trong khi đó, số phận của những con người nhỏ bé này không thể nào chống cự lại được.
- Trong buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ
+ Đây là đoạn văn mang hình ảnh và giọng điệu tươi sáng nhất, vui nhất cả câu truyện: Tràng cảm nhận được ánh nắng bình minh sáng lóa. Hắn nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới lạ.
+ Bà cụ Tứ lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở, vợ hắn quét lại cái sân. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.
Mỗi người một công việc, không ai bảo ai, hẳn là trong lòng mọi người đang rất phấn chấn.
Những chi tiết này khiến người đọc nhớ đến nhân vật Chí Phèo của Nam Cao. Hắn cũng như đi từ cõi chết sống lại sau cơn say rượu, sau bát cháo hành tình nghĩa của thị Nở, hắn cảm nhận được những điều giản dị nhất, những điều vẫn xảy ra hàng ngày nhưng giờ hắn mới thấy. Bỗng dưng hắn cũng thấy cuộc sống này vui đến lạ. Cũng giống như anh cu Tràng này, anh ta cũng cảm nhận được cuộc sống mới sau bao ngày đen tối lầm lũi trong cái đói.
Sự tinh tế, nhạy bén trong cách miêu tả, kể chuyện của Kim Lân thật đặc sắc, tài tình.
- Lúc Tràng quyết định lấy vợ:
+ Thực ra vợ là vợ “nhặt” chứ không phải lấy. Tràng chỉ bông đùa một vài câu nói cho đỡ mệt mỏi uể oải. Nhưng không ngờ thị lại đi theo Tràng thật. Điều này khiến cho chính Tràng cảm thấy bất ngờ.
+ Tràng ngẫm nghĩ nhưng rồi “chậc kệ”. Chi tiết này càng cho thấy sự ngẫu nhiên trong cuộc “nhặt” vợ của Tràng.
- Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư:
+ Tâm trạng Tràng phớn phở khác thường.
+ Cả làng ai cũng thấy lạ khi Tràng dẫn theo một người đàn bà nữa
+ Quang cảnh hai người dẫn nhau về rất ảm đạm, thê lương: hai bên dãy phố, úp sụp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.
+ Khung cảnh ảm đạm khiến người đọc càng xót xa hơn về niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của đôi vợ chồng mới “nhặt” được nhau. Đặc biệt hình ảnh bà mẹ Tràng với cái nhìn xa xăm như nói trước viễn cảnh khổ cực sẽ diễn ra ngay trước mắt. Trong khi đó, số phận của những con người nhỏ bé này không thể nào chống cự lại được.
- Trong buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ
+ Đây là đoạn văn mang hình ảnh và giọng điệu tươi sáng nhất, vui nhất cả câu truyện: Tràng cảm nhận được ánh nắng bình minh sáng lóa. Hắn nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới lạ.
+ Bà cụ Tứ lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở, vợ hắn quét lại cái sân. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.
Mỗi người một công việc, không ai bảo ai, hẳn là trong lòng mọi người đang rất phấn chấn.
Những chi tiết này khiến người đọc nhớ đến nhân vật Chí Phèo của Nam Cao. Hắn cũng như đi từ cõi chết sống lại sau cơn say rượu, sau bát cháo hành tình nghĩa của thị Nở, hắn cảm nhận được những điều giản dị nhất, những điều vẫn xảy ra hàng ngày nhưng giờ hắn mới thấy. Bỗng dưng hắn cũng thấy cuộc sống này vui đến lạ. Cũng giống như anh cu Tràng này, anh ta cũng cảm nhận được cuộc sống mới sau bao ngày đen tối lầm lũi trong cái đói.
Sự tinh tế, nhạy bén trong cách miêu tả, kể chuyện của Kim Lân thật đặc sắc, tài tình.
Tình huống: gọi gọn trong nhan đề tác phẩm vợ nhặt. Tràng- thanh niên nông dân nghèo, xấu, ế vợ bỗng nhặt được vợ dễ dàng
+ Trong thời gian đói kém 1945, hơn hai triệu người chết đói, cái giá của con người rẻ rúng, người ta có thể nhặt được vợ dễ dàng
+ Khao khát hạnh phúc, tổ ấm, hi vọng vào ngày mai
Bà cụ Tứ ngạc nhiên, lo lắng “biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không?”
+ Xóm ngụ cư ngạc nhiên, bàn tán
+ Tràng bất ngờ với hạnh phúc của mình, sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng
→ Tình huống truyện cho thấy thân phận buồn tủi của người lao động nghèo, bộc lộ tấm lòng người nông dân trong cảnh đời cơ hàn, đói khổ: giàu tình cảm, luôn khao khát hạnh phúc.
- Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng với một người đàn bà lạ về nhà vì:
Tràng là một người nông dân nghèo xấu xí, đến người yêu chẳng có huống chi đùng một cái lấy vợ.
Vợ của Tràng là một người từ xứ khác đến
Giữa lúc nạn đói hoành hành khủng khiếp, không ai nghĩ đến việc lấy vợ lấy chồng.
- Sự ngạc nhiên của bà cụ Tú, của dân làng, của chính Tràng cho thấy tác giả đã sáng tạo được một tình huoongw truyện rất độc đáo. Ông kể về lúc Tràng đưa vợ về rồi mới kể đến quá trình hai người gặp gỡ quen nhau như thế nào. Tình huống truyện rất hấp dẫn, tạo sự bất ngờ và lôi cuốn người đọc.
- Cách xây dựng tình huống truyện như trên càng làm cho ý nghĩa truyện thêm sâu sắc, càng nhấn mạnh thêm vào cuộc “nhặt vợ” đầy hóm hỉnh mà cũng đầy éo le của Tràng. Qua đó thể hiện một cách chân thực về thảm hại của nạn đói.
- Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng với một người đàn bà lạ về nhà vì:
Tràng là một người nông dân nghèo xấu xí, đến người yêu chẳng có huống chi đùng một cái lấy vợ.
Vợ của Tràng là một người từ xứ khác đến
Giữa lúc nạn đói hoành hành khủng khiếp, không ai nghĩ đến việc lấy vợ lấy chồng.
- Sự ngạc nhiên của bà cụ Tú, của dân làng, của chính Tràng cho thấy tác giả đã sáng tạo được một tình huoongw truyện rất độc đáo. Ông kể về lúc Tràng đưa vợ về rồi mới kể đến quá trình hai người gặp gỡ quen nhau như thế nào. Tình huống truyện rất hấp dẫn, tạo sự bất ngờ và lôi cuốn người đọc.
- Cách xây dựng tình huống truyện như trên càng làm cho ý nghĩa truyện thêm sâu sắc, càng nhấn mạnh thêm vào cuộc “nhặt vợ” đầy hóm hỉnh mà cũng đầy éo le của Tràng. Qua đó thể hiện một cách chân thực về thảm hại của nạn đói.
c, Luận điểm và luận cứ không hài hòa với nhau
Sửa: truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân cho thấy sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Chính trong lúc đói họ nương tựa vào nhau chia sẻ với nhau hoàn cảnh hoạn nạn, vợ chàng cũng nhờ có mấy bát bánh đúc của Tràng mà thoát cơn đói và nên duyên vợ chồng với Tràng. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo
Truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân được sáng tác sau cách mạng tháng Tám nhưng lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Đặt trong bối cảnh ra đời của tác phẩm, nhà văn đã làm toát lên tấm long yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và khát vọng hạnh phúc của những người người khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả xây dựng thành công ở hình tượng nhân vật “bà cụ Tứ” – mẹ anh Tràng- người “nhặt vợ”.
Bà cụ Tứ trước hết là người mẹ nghèo khổ đã già yếu với cái lưng “long khòng”, khẽ mắt “lèm nhèm “,”khuôn mặt bủng beo, u ám “. Những hành động cử chỉ của cụ “nhấp nháy hai con mắt”,”chậm chạp hỏi”, “lập cập bước đi”, “lật đật:, “lễ mễ” cũng thể hiện cụ là một người đã già, không còn khỏe mạnh. Hơn nữa người phụ nữ ấy còn bị đặt trong hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ mà cụ nói “ cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng”. Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện ở giữa truyện khi anh Tràng đưa vợ về nhà, nhưng nhân vật này vẫn thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách.Trong người mẹ già nua, đói khổ ấy có một tình yêu thương dành cho con cái sâu sắc. Cụ thương người con trai của mình “cảm thấy ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”. Trong kẽ mắt kèm nhàm của cụ rỉ ra hai dòng nước mắt. Cụ đã sớm lo lắng cho cuộc sống tương lai của đứa con mình” không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không”. Bà còn dành tình yêu thương cho người con dâu mới của mình. Bà nhìn thị nghĩ :”Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Đó là tấm lòng người mẹ không khinh rẻ mà tỏ ra thông cảm thấu hiểu hoàn cảnh con dâu, thậm chí bà còn cho đó là may mắn của con trai mình, gia đình mình khi có con dâu mới. Điều đo chứng tỏ bà cụ Tứ rất hiểu mình, hiểu người. Tình yêu thương còn thể hiên qua những lời nói của bà cụ dành cho con “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…". Bà nói với con dâu bằng lời của một người từng trải – vừa lo lắng, vừa thương xót, đồng thời động viên con bằng triết lý dân gian”ai giàu ba họ ai khó ba đời, hướng con tới tương lai tươi sáng. "… Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…". Câu nói thể hiện tấm long thương xót cho số phận của những đứa con. Và để ngày vui của các con thêm trọn vẹn, sáng hôm sau cụ” xăm xắn quét tước nhà cửa”. Hành động giản dị thôi nhưng thể hiện tấm lòng người mẹ tuy nghèo nhưng hết lòng thương yêu con. Và thế là đám cưới không nghi lễ, không đón đưa của đôi vợ chồng trẻ được chan đầy bằng tình yêu thương và tấm long lo lắng của người mẹ nghèo.
Nhân vật bà cụ Tứ bị đặt trong hoàn cảnh éo le, qua đó ta thấy được tinh thần lạc quan của người mẹ già yếu, tuy sắp đến độ gần đất xa trời nhưng luôn hướng về tương lai thể hiện qua những hành động và lời nói. Cụ tin vào triết lý dân gian: ai giàu ba họ ai khó ba đời- lạc quan về một ngày mai tươi sáng.Cụ đồng tình khi thấy Tràng thắp đèn mặc dù cụ biết lúc đó dầu rất đắt, dầu là thứ xa xỉ. Nếu để ý ta sẽ thấy chính bà lão “gần đất xa trời”này lại là người nói về tương lai nhiều nhất” cụ nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau. Đó không đơn thuần chỉ là niềm lạc quan của người lao động mà còn là ước mơ về cuộc sống có phần tươi sáng hơn cho các con. Bà cụ trông cũng” tươi tỉnh khác hẳn ngày thường”. Chính tâm trạng vui tươi phấn khởi của người mẹ già đã làm sáng lên cái không gian u ám và góp phần vào ngày vui trọng đại của cuộc đời người con trai. Sáng hôm sau cụ xăm xắn quét dọn nhà cửa, đó là những công việc sinh hoạt thường ngày nhưng đặt trong hoàn cảnh này, hành động quét dọn làm nhà cửa trông sạch sẽ, tinh tươm hơn giống như cụ đang muốn tự tay quét đi những tăm tối của ngày cũ và đón chờ những điều tươi sáng hơn. Và hình ảnh người mẹ già, cười đon đả: “Cám đây mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy", cứ quẩn quanh, ám ảnh tâm chí người đọc. Cái lạc quan không những không bị mất đi mà lại càng trở nên mãnh liệt hơn trong mưa nắng cuộc đời. Trong buổi sáng đầu tiên đón tiếp nang dâu mới, nồi cháo cám “ chát xít, nghẹn bứ trong miệng” mà ngon ngọt trong long, ngọt bởi tâm lòng người mẹ nghèo đang cố xua đi cái không khí ảm đạm bằng thái độ lạc quan và sự tươi tỉnh động viên con cố gắng vượt qua hoàn cảnh. Nhưng sự thật là vị đắng ngắt của cháo cám và tiếng thúc thuế từ xa vọng lại đã không làm niềm vui nhỏ của những con người nghèo khổ cất cánh lên được.
Bằng tài năng và tấm lòng đồng cảm sâu sắc, Kim Lân đã dựng lên “hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945". Nhân vật bà cụ Tứ được khắc họa chủ yếu qua sự vận động trong nội tâm nhân vật. Ngoài ra, qua những lời nói, cử chủ, hành động của nhân vật ta cũng có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con sâu sắc. Ở bà cụ Tứ thấp thoáng hình ảnh của nhân vật lão Hạc, của mẹ Dần, vợ chồng Dần ( Nam Cao) những người nông dân nghèo nhưng chỉ sống vì con, hết lòng yêu thương con. Dẫu chỉ là một nhân vật phụ nhưng bằng tài năng, và tình cảm thiết tha trừu mến đối với tấm lòng người mẹ nghèo, Kim Lân đã khắc họa được chân dung nhân vật vừa sinh động, chân thực, vừa cảm động, day dứt với người đọc. Chính những hành động, lời nói của cụ, nụ cười trên khuôn mặt bủng beo u ám đã làm sáng bừng thiên truyện sau cái tối tăm, cái bế tắc của đói nghèo. Ý nghĩa nhân bản mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này là con người dù có đặt vào hoàn cảnh khốn cùng, cận kề cái chết nhưng vẫn không mất đi những giá trị tinh thần và phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu thương con người và thái độ lạc quan hi vọng vào tương lai tươi sáng dù cho chỉ có một tia hi vọng mỏng manh. Kim Lân đã khám phá và thể hiện thành công điều đó ở nhân vật bà cụ Tứ.
Bạn tham khảo bài này nha:
Truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân được sáng tác sau cách mạng tháng Tám nhưng lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Đặt trong bối cảnh ra đời của tác phẩm, nhà văn đã làm toát lên tấm long yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và khát vọng hạnh phúc của những người người khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả xây dựng thành công ở hình tượng nhân vật “bà cụ Tứ” – mẹ anh Tràng- người “nhặt vợ”.
Bà cụ Tứ trước hết là người mẹ nghèo khổ đã già yếu với cái lưng “long khòng”, khẽ mắt “lèm nhèm “,”khuôn mặt bủng beo, u ám “. Những hành động cử chỉ của cụ “nhấp nháy hai con mắt”,”chậm chạp hỏi”, “lập cập bước đi”, “lật đật:, “lễ mễ” cũng thể hiện cụ là một người đã già, không còn khỏe mạnh. Hơn nữa người phụ nữ ấy còn bị đặt trong hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ mà cụ nói “ cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng”.
Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện ở giữa truyện khi anh Tràng đưa vợ về nhà, nhưng nhân vật này vẫn thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách.
Trong người mẹ già nua, đói khổ ấy có một tình yêu thương dành cho con cái sâu sắc. Cụ thương người con trai của mình “cảm thấy ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”. Trong kẽ mắt kèm nhàm của cụ rỉ ra hai dòng nước mắt. Cụ đã sớm lo lắng cho cuộc sống tương lai của đứa con mình” không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không”. Bà còn dành tình yêu thương cho người con dâu mới của mình. Bà nhìn thị nghĩ :”Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Đó là tấm lòng người mẹ không khinh rẻ mà tỏ ra thông cảm thấu hiểu hoàn cảnh con dâu, thậm chí bà còn cho đó là may mắn của con trai mình, gia đình mình khi có con dâu mới. Điều đo chứng tỏ bà cụ Tứ rất hiểu mình, hiểu người. Tình yêu thương còn thể hiên qua những lời nói của bà cụ dành cho con “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…". Bà nói với con dâu bằng lời của một người từng trải – vừa lo lắng, vừa thương xót, đồng thời động viên con bằng triết lý dân gian”ai giàu ba họ ai khó ba đời, hướng con tới tương lai tươi sáng. "… Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…". Câu nói thể hiện tấm long thương xót cho số phận của những đứa con. Và để ngày vui của các con thêm trọn vẹn, sáng hôm sau cụ” xăm xắn quét tước nhà cửa”. Hành động giản dị thôi nhưng thể hiện tấm lòng người mẹ tuy nghèo nhưng hết lòng thương yêu con. Và thế là đám cưới không nghi lễ, không đón đưa của đôi vợ chồng trẻ được chan đầy bằng tình yêu thương và tấm long lo lắng của người mẹ nghèo.
Nguồn: Search Google : http://tailieuvan.net/phan-tich-nhan-vat-ba-cu-tu-trong-vo-nhat-cua-kim-lan-ngu-van-12/
Tác giả Kim Lân đã nhắc đến nhiều lần về tiếng cười của Tràng khi “nhặt được vợ: cười tủm tỉm, bật cười, cười cười…
=> Thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của Tràng khi có vợ
Đáp án cần chọn là: A
Thể hiện khao khát về tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng lúc anh chàng quyết định lấy vợ
+ Ban đầu, Tràng còn phân vân, do dự, về sau cũng chậc lưỡi cho qua (đúng với ý đồ tác giả)
+Lúc dẫn vợ về xóm ngụ cư, Tràng trở nên khác, phởn phơ lạ thường, môi cười tỉm tỉm, mắt sáng, mặt vênh tự đắc, cũng có lúc lúng ta lúng túng đi bên vợ
- Buổi sáng đầu tiên khi có vợ Tràng thấy êm ả, lửng lơ như người vừa từ trong giấc mơ đi ra, xung quanh có sự thay đổi khác lạ.
+ Niềm hạnh phúc khiến Tràng ý thức hơn về bổn phận, trách nhiệm bản thân (hắn thấy có bổn phận lo cho vợ con)