Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO NHÉ
Những dòng thơ nói về "nhà" trong bài thơ.Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió.Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa. Suối trong con tắm mình thuở bé. Những dòng thơ này khiến "nhà" hiện lên thật thân thương, gần gũi và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người. Đó là nơi cuộc sống của mỗi người bát đầu, là nơi mang lại cho con người hơi ấm của tình yêu thương, nuôi dưỡng những cảm xúc trong trẻo cho tâm hồn. Là nơi chào đón bước chân đầu đời của ta. Là tổ ấm giúp chúng ta tránh các hiện tượng thiên nhiên. Tác giả đã thể hiện rất rõ cảm xúc yêu thương, trân quý ngôi nhà của mình.
Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc". Vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng quan trọng, dù cuộc đời bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó vẫn chỉ là cuộc đời bất hạnh.
Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Cho ta một không gian sống để bước những bước đầu tiên trong cuộc đời, khi ta còn quá non nớt và bé bỏng, gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho ta được an toàn lớn lên. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người.
Ai chẳng muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời được sống bên người thân yêu, được sống trong tình cảm yêu thương, tránh xa mọi bộn bề và bon chen của cuộc sống, có gia đình để nương tựa lúc về già là hạnh phúc lớn lao. "Gia đình giống như một cái cây", mỗi cá nhân chúng ta giống như cành cây, trưởng thành theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn chung một cội rễ. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người cho chúng ta, mái ấm gia đình cũng là mái trường đầu tiên ta được học, học từ những thứ căn bản, đơn sơ nhất trong nếp sống, sinh hoạt đến cách đối nhân xử thế. Chính vì vậy, người ta thường nói gia đình phải có gia phong, lễ nghĩa, nề nếp và nếp sống của gia đình sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách của chúng ta. Một gia đình gia giáo, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn sẽ trở thành những người có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, ngược lại nếu gia đình thường bất hòa, mâu thuẫn và chia rẽ sẽ khiến con cái lớn lên trong ác cảm, tự ti và thù hận. Nếu điều hạnh phúc nhất là có gia đình thì điều tồi tệ nhất chính là sự tan vỡ gia đình. Đối với người đã trưởng thành, đó là một mất mát to lớn, khiến họ mất đi chỗ dựa, chẳng còn bến đỗ bình yên để trở về, nhưng đã trưởng thành vẫn còn may mắn hơn là trẻ thơ, nếu trẻ thơ mất đi gia đình sẽ trở thành trẻ mồ côi, cơ nhỡ, không người chăm sóc, lang thang đầu đường xó chợ. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu tổn thương và bất hạnh nhất. Đối với xã hội, khi gia đình tan vỡ giống như mất đi một tế bào có lợi, sản sinh ra thêm nhiều tế bào có hại, bởi không có gia đình con người ta khó được giáo dục nên người, khi ra ngoài xã hội chỉ gây ra những tệ nạn, thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến mọi người và bộ mặt xã hội.
Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và những người yêu thương mình.
Tham khảo :
Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát – một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,… Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng – “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương – “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi – trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một – Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ – “Bầu ơi thương lấy bí cùng”… hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”… – và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng… Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa – khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép – người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng – ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao… cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời – mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương con mẹ dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con.Với cảm xúc trào dâng, Nguyễn Duy đã để cho giọng thơ cứ ngậm ngùi, gieo vào lòng người những nỗi niềm bâng khuâng đến da diết; ý thơ toát lên nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm, trở trăn, lo toanTa đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ruhay làMẹ ru cái lẽ ở đờiSữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồnBà ru mẹ… mẹ ru conLiệu mai sau các con còn nhớ chăng.Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con – những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.
“Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Cát càng mịn biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng”.
Trên cái nền không gian ấy, hai cha con xuất hiện với phép tương phản: tương phản về tuổi tác, tương phản về hình ảnh:
“Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”.
Người cha nghe tiếng con bước mà lòng vui phơi phới. Con ngây thơ hỏi cha về biển:
“Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười âu yếm rồi trả lời thành thật:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.
Đất nước ta dài và rộng. Sức cha thì có hạn đâu có thể đi hết được. Cho nên sau câu trả lời, người cha “trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”. Theo câu trả lời của cha, ước mơ của con bay theo cùng những cánh buồm trắng. Ước mơ thật hồn nhiên mà táo bạo:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua:
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?”
Người cha như trẻ lại, tìm thấy lại mình từ tiếng nói ước mơ của đứa con. Thế hệ con đã tiếp nối ý chí thế hệ cha:
“Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”.
Và chắc chắn họ sẽ tìm được những gì mà thế hệ đi trước chưa làm được.
Bài thơ Những cánh buồm, là bài thơ có tính tượng trưng, nó giúp chúng ta nuôi dưỡng những ước mơ và khát vọng để hướng tới tương lai, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Thăm thẳm muôn trùng, mênh mông bất tận, ngút ngàn rợn ngợp… biển như là đại diện cho những gì vô cùng vô tận, phi thường và kỳ vĩ trên thế gian này. Con người ta hay ví mình là giọt nước giữa lòng biển khơi, là hạt cát nhỏ nhoi trên bờ biển, như một sự tự ý thức về kiếp nhân sinh nhỏ bé, mong manh của chính mình. Nhưng điều kỳ lạ ngỡ như mâu thuẫn mà rất hợp lý, rằng con người dẫu biết mình mong manh vẫn muốn hóa cường tráng, nhỏ nhoi vẫn muốn hóa lớn lao… nên trước biển, khát khao vẫn trào lên như muôn ngàn lớp sóng. Biển, vì thế còn là đại dương của ước mơ!
Bởi vậy chăng mà tự cổ chí kim đã có không biết bao nhiêu thi nhân say mê viết về biển. “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một trong muôn vàn những thi phẩm hay về đề tài này. Bài thơ được Hoàng Trung Thông sáng tác từ năm 1963 và được chọn làm tên chung cho tập thơ của ông do NXB Văn học ấn hành năm 1971. Tác phẩm khắc họa một cuộc dạo chơi của hai cha con trên bãi biển, lời thơ giản dị mà khơi gợi bao ý nghĩa sâu xa:
Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch
Cha và con xuất hiện trên nền của biển trời lồng lộng, cát trắng phẳng lì. Khả năng quan sát tinh tế đã khiến Hoàng Trung Thông miêu tả hai con người với hai cái bóng in trên nền cát. Cái lênh khênh của bóng cha như đối lập với cái tròn chắc nịch của bóng con, cái già nua vì thời gian của thế hệ cha anh như đối lập với cái vững chãi, tự tin của cả thế hệ con cháu. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau, trong một tâm trạng Nghe con bước lòng vui phơi phới. Đặc biệt trong một không gian rực rỡ Nắng mai hồng là thứ ánh nắng ấm áp, tinh khôi mở đầu ngày mới bình yên. Cha và con đi trong nắng mai hồng như một sự hòa nhập với hiện tại sáng tươi, cái hiện tại làm lòng cha phơi phới bởi biết ở con đang nảy nở những ước mơ trong trẻo và cao đẹp. Và thật ngộ nghĩnh khi: “Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:/ - Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Người con trong bài thơ này còn nhỏ quá nên mới đặt ra những câu hỏi ngây thơ đến vậy! Một câu hỏi ngây thơ mà không hề vô nghĩa! Đôi mắt lần đầu tiên thấy biển của con đã khơi gợi những nỗi băn khoăn rất đáng yêu trước mịt mùng biển trời bát ngát. Đó cũng là cái cớ để người cha bày tỏ trải nghiệm cuộc đời mình qua lời giải đáp cho con: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà/ Vẫn là đất nước của ta…”.
Cứ theo như lời của cha, thì cánh buồm sẽ là phương tiện để con người có thể đi đến những nơi cha chưa hề đến. Người cha đã tự thừa nhận cái giới hạn của mình. Và thật bất ngờ khi: “Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ/ Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…”.
Vậy là với người cha, những hiểu biết về chân trời xa chỉ dừng lại trong nhận thức. Nhưng với người con, sự nhận thức giờ đây đã hóa thành ước mơ hoài bão lớn. Và Cánh buồm trắng sẽ giúp con thực hiện những điều cha chưa làm được. Đi không còn chỉ hành động cụ thể trong suy nghĩ ngây thơ của đứa trẻ nữa mà đi còn là “ý nghĩa cuộc đời, là sứ mệnh của đời trẻ” (Vũ Nho). Khoảng cách giữa cha và con là khoảng cách của hai thế hệ, nhưng qua lời của con, người cha chợt nhận ra có một sự kết nối đặc biệt:
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa lắm
Lần đầu tiên trước biển khơi thăm thẳm
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
Có thể trước đây, khi còn nhỏ như con, cha cũng từng khát khao đi như thế. Con và cha của quá khứ và hiện tại cùng chung một ước vọng, một ý nguyện. Bờ là bến đỗ của cha nhưng cũng là điểm xuất phát của con. Chân trời là khao khát của cha nay lại ươm mầm lớn dậy trong con. Cha đã trao lại cho con ngọn lửa của đam mê và khát vọng, để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp con đường của cha anh thuở trước! Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài ca đẹp về ước mơ vươn tới của con người…
Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa của câu chuyện, của sự việc lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc hiểu được một tâm lí đơn giản mà thấu lớn lao.
-Cái đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn nhưng đêm không ngủ cua Bác. Việc bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác. Vì người là một vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người dành chọn vẹn cho nước cho nhân dân cho tổ quốc. Đó chính là lẽ sống của Bác mà mọi người dân đền thấu hiểu
Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!
hok tốt#
Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!
Vì đây là một trong rất nhiều đêm Bác không ,Bác Hồ thức để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân.Đó loà minh chứng cho nhân cách cao đẹp của Bác
bài thơ đou ?
những bài thơ , bài hát mà em biết về bác hồ là :
+ bài hát : miền nam chiến
+ bài thơ : không đề
+ bài thơ : ngắm trăng
+ bài thơ : đêm nay bác không ngủ
...
Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Mưa năm 1967, lúc mới lên chín tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về cảnh vật và con người quen thuộc, gần gũi ở làng quê. Nhưng cũng từ những thứ bình thường, giản dị ấy mà nhà thơ nhìn ra được tầm vóc và khí thế của dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ trẻ của cậu bé Khoa.
Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp diệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cảnh một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phần đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa, đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.
Những biến chuyển của trời đất trước cơn mưa được miêu tả qua hàng loạt chi tiết và hình ảnh độc đáo được chọn lọc từ sự hiểu biết sâu sắc và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng lạ thường của nhà thơ.
Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, trở nên rất sinh động: Sắp mưa – Sắp mưa – Những con mối – Bay ra – Mối trẻ – Bay cao – Mối già – Bay thấp. Gà con – Rối rít tìm nơi – Ẩn nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn.
Nhìn đám cỏ gà rung rinh, chú bé hình dung ra: cỏ gà, rung tai. Nghe nhìn những bụi tre đang vất vả trước cơn gió mạnh, chú bé thấy như Bụi tre – Tần ngần – Gỡ tóc.
Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và tài tình: Ông trời – Mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm – Kiến – Hành quân – Đầy đường. Những đám mây đen che phủ cả bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận. Cách miêu tả cảnh vật của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc.
Từ cảnh cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa – Bế lũ con – Đầu tròn – Trọc lốc đến cảnh Chớp – Rạch ngang trời – Khô khốc – Sấm – Ghé xuống sân – Khanh khách – Cười – Cây dừa – Sải tay – Bơi – Ngọn mùng tơi – Nhảy múa, đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.
Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mữa… mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất:
Mưa – Mưa – Ù ù như xay lúa – Lộp bộp… – Rơi – Rơi… – Đất trời – Mù trắng nước – Mưa chéo mặt sân – Sủi bọt – Cóc nhảy chồm chồm – Chó sủa – Cây lá hả hê…
Khi trời chuyển mưa, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xóa. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn đất gặp nước sủi bọt, bong bóng đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm. Sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi. Trần Đăng Khoa tả thật khéo, thật đúng quang cảnh một trận mưa mà nhà thơ quan sát được từ ngôi nhà nhỏ bé của mình.
Cái tài của Trần Đăng Khoa là đã biết lựa chọn những tình tiết tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài thơ, làm cho bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lạ thường.
Hình ảnh con người ở cuối bài thơ được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được nhìn bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục của đứa con: Bố em đi cày về – Đội sấm – Đội chớp – Đội cả trời mưa. Hình ảnh con người ở đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.
Với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ ngắn và nhanh, kết hợp với việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động khung cảnh trước và trong cơn mưa rào ở làng quê; thể hiện tài quan sát, miêu tả tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.
Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay nhưng khi nhắc tới bài Mưa, người đọc thường liên tưởng tới cảnh: Mưa bom bão đạn lòng thanh thản, Nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười của dân tộc Việt Nam thời đánh Mĩ.
Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Mưa năm 1967, lúc mới lên chín tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về cảnh vật và con người quen thuộc, gần gũi ở làng quê. Nhưng cũng từ những thứ bình thường, giản dị ấy mà nhà thơ nhìn ra được tầm vóc và khí thế của dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ trẻ của cậu bé Khoa.
Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp diệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cảnh một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phần đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa, đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.
Những biến chuyển của trời đất trước cơn mưa được miêu tả qua hàng loạt chi tiết và hình ảnh độc đáo được chọn lọc từ sự hiểu biết sâu sắc và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng lạ thường của nhà thơ.
Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, trở nên rất sinh động: Sắp mưa – Sắp mưa – Những con mối – Bay ra – Mối trẻ – Bay cao – Mối già – Bay thấp. Gà con – Rối rít tìm nơi – Ẩn nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn.
Nhìn đám cỏ gà rung rinh, chú bé hình dung ra: cỏ gà, rung tai. Nghe nhìn những bụi tre đang vất vả trước cơn gió mạnh, chú bé thấy như Bụi tre – Tần ngần – Gỡ tóc.
Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và tài tình: Ông trời – Mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm – Kiến – Hành quân – Đầy đường. Những đám mây đen che phủ cả bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận. Cách miêu tả cảnh vật của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc.
Từ cảnh cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa – Bế lũ con – Đầu tròn – Trọc lốc đến cảnh Chớp – Rạch ngang trời – Khô khốc – Sấm – Ghé xuống sân – Khanh khách – Cười – Cây dừa – Sải tay – Bơi – Ngọn mùng tơi – Nhảy múa, đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.
Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mữa… mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất:
Mưa – Mưa – Ù ù như xay lúa – Lộp bộp… – Rơi – Rơi… – Đất trời – Mù trắng nước – Mưa chéo mặt sân – Sủi bọt – Cóc nhảy chồm chồm – Chó sủa – Cây lá hả hê…
Khi trời chuyển mưa, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xóa. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn đất gặp nước sủi bọt, bong bóng đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm. Sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi. Trần Đăng Khoa tả thật khéo, thật đúng quang cảnh một trận mưa mà nhà thơ quan sát được từ ngôi nhà nhỏ bé của mình.
Cái tài của Trần Đăng Khoa là đã biết lựa chọn những tình tiết tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài thơ, làm cho bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lạ thường.
Hình ảnh con người ở cuối bài thơ được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được nhìn bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục của đứa con: Bố em đi cày về – Đội sấm – Đội chớp – Đội cả trời mưa. Hình ảnh con người ở đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.
Với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ ngắn và nhanh, kết hợp với việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động khung cảnh trước và trong cơn mưa rào ở làng quê; thể hiện tài quan sát, miêu tả tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.
Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay nhưng khi nhắc tới bài Mưa, người đọc thường liên tưởng tới cảnh: Mưa bom bão đạn lòng thanh thản, Nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười của dân tộc Việt Nam thời đánh Mĩ.
rất hay