Câu 1: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử thiếu văn minh khi nói, cười nơi công cộng?
A. Cãi nhau to tiếng trên đường.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
C. Đi nhẹ, nói khẽ trong thư viện.
D. Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn.
Câu 2: Đâu là trang phục phù hợp khi vào viếng lăng Bác?
A. Áo hai dây.
B. Váy ngắn trên đầu gối.
C. Áo hở vai.
D. Áo cộc hoặc dài tay, quần hoặc váy dưới gối.
Câu 3: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?
A. Đứng đúng hàng.
B. Ra vào thang máy theo thứ tự.
C. Chen hàng để được vào thang máy trước.
D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau.
Câu 4: Làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp khi đến nơi công cộng?
A. Thực hiện đúng yêu cầu về trang phục ở nơi mình đến.
B. Chọn trang phục phù hợp với thời tiết và mục đích hoạt động.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 5: Theo em, chúng ta sẽ nhận được gì khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng?
A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.
B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.
C. Sự khó chịu của mọi người.
D. Không nhận được gì vì nơi công cộng toàn những người chúng ta không quen biết.
Câu 6: N đi siêu thị và thấy mọi người chen lấn, xô đẩy để mua hàng giảm giá. N cũng muốn mua món hàng đó vì thế đã chen vào để tranh giành với mọi người. Em có đồng tình với hành động của N không?
A. Không đồng tình vì N làm như vậy không chỉ gây ảnh hưởng đến trật tự mà còn có thể gây thương tích cho bản thân và những người xung quanh.
B. Đồng tình vì phải làm như vậy N mới có thể mua được món đồ mình muốn.
Câu 7: K đang ngồi trên xe bus để đến trường. Khi đến điểm xuống, các bạn học sinh tranh nhau xuống xe rất đông, vô tình đẩy ngã một cụ già nhưng không ai xin lỗi hay quay lại để đỡ cụ. Thấy thế K đã nhanh chóng đến dìu cụ. Mặc dù bị lỡ điểm xuống và phải đi ngược lại một đoạn khá xa nhưng K thấy rất vui vì đã giúp được cụ. Theo em, K là một người như thế nào?
A. K rất biết cách ứng xử nơi công cộng.
B. K là một người rất tốt bụng.
C. K biết kính trọng người lớn tuổi, rất đáng để học tập.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 8: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu văn minh?
A. Trực tiếp lên án các hành vi đó.
B. Thờ ơ, không quan tâm.
C. Giả vờ không nhìn thấy.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 9: Theo em, việc tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè ứng xử văn minh nơi công cộng có cần thiết không?
A. Có vì nó sẽ giúp chúng ta xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, tránh xảy ra các cuộc tranh chấp, bất hoà không đáng có.
B. Không vì dù sao cũng chỉ vận động được một số ít người, không đủ để làm thay đổi ý thức của tất cả mọi người.
Câu 10: Nghề truyền thống là gì?
A. Là nghề đã được hình thành từ lâu đời.
B. Là nghề có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt.
C. Là những nghề được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 11: Quan sát và cho biết hình ảnh dưới đây đại diện cho nghề và làng nghề truyền thống nào?
A. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên.
B. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian ở làng Đông Hồ.
C. Nghề làm nón ở làng Chuông.
D. Nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu.
Câu 12: Quan sát và cho biết hình ảnh dưới đây đại diện cho nghề và làng nghề truyền thống nào?
A. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên.
B. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian ở làng Đông Hồ.
C. Nghề làm nón ở làng Chuông.
Câu 13: Làng nghề ở đâu đặc trưng với các loại hoa, cây cảnh?
A. Sa Đéc, Đồng Tháp.
B. Khoái Châu, Hưng Yên.
C. Thanh Hà, Quảng Nam.
D. Phú Xuyên, Hà Nội.
Câu 14: Theo em, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò gì?
A. Góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
B. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 15: Những giá trị to lớn mà các làng nghề truyền thống đem lại cho chúng ta là gì?
A. Tạo việc làm, tăng thu nhập.
B. Phát huy các giá trị văn hoá.
C. Phát triển du lịch và xã hội.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 16: Có ý kiến cho rằng “Không chỉ các nghề truyền thống mà những nghệ nhân cũng góp phần phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.”. Em có đồng tình với ý kiến trên không?
A. Đồng tình vì nghệ nhân là những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm làng nghề, luôn không ngừng sáng tạo để có thêm nhiều sản phẩm mới, vừa phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc vừa thể hiện sức sáng tạo của họ.
B. Không đồng tình vì nghệ nhân chỉ là những người dựa theo một khuôn mẫu có sẵn để tạo ra các sản phẩm làng nghề.
Câu 17: Đâu là dụng cụ lao động cần có khi làm nghề mộc?
A. Kẹp, gắp, khuôn đúc,...
B. Kim thêu, chỉ, tơ,...
C. Bào, đục,...
D. Thét, bìa, chậu sành...
Câu 18: Làm thế nào để sử dụng an toàn các dụng cụ lao động khi làm nghề?
A. Sử dụng dụng cụ phù hợp với vật liệu và thao tác.
B. Có đồ bảo hộ lao động phù hợp.
C. Tuyệt đối cẩn thận, không hướng phần sắc nhọn vào mình và người khác.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 19: Theo em, một người nghệ nhân chân chính cần phải hội tụ đủ những phẩm chất nào?
A. Có trách nhiệm.
B. Trung thực.
C. Chăm chỉ.
D. Tất cả các phương án trên.
Tham khảo:
Giải quyết mâu thuẫn trong gia đình như thế nào cho hiệu quả?
Đau khổ thay những ai "không gia đình" và cũng không kém phần đau khổ nếu có gia đình mà gia đình chẳng khác gì địa ngục! Địa ngục này sẽ đày đọa con người bằng bầu không khí căng thẳng, nặng nề, người này hầm hè người kia hoặc bằng sự đông đặc, lạnh giá, mỗi người một thế giới riêng biệt, chẳng ai quan tâm đến ai. Điểm đặc biệt của địa ngục gia đình là do chính các thành viên trong gia đình tạo nên, chính xác hơn là do thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu tình thương (có thể bắt đầu từ việc thiếu nghệ thuật sống) của một hay nhiều thành viên.
Gia đình rất quan trọng và cần thiết nhưng không phải mọi người ai cũng nhận thức được điều đó và biết cách nâng niu, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Trong gia đình có nhiều mối quan hệ: vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà - cháu, cha mẹ chồng (vợ) - dâu (rể), anh chị - em và các mối quan hệ thân tộc, bạn bè... Mỗi mối quan hệ có đặc thù riêng ẩn chứa bao điều kỳ diệu cùng những phức tạp rất dễ đẩy đến mâu thuẫn đời sống tình cảm con người.
Đừng bao giờ ảo tưởng do may mắn, tự nhiên mà có được một gia đình ấm êm, hòa thuận và cũng đừng hiểu ấm êm, hòa thuận là không có bất đồng, tranh cãi. Tạo dựng được một nếp nhà tốt, bền vững đòi hỏi người trụ cột (vợ - chồng) trước hết phải ý thức được vai trò của gia đình; hiểu rõ được tính nết mỗi thành viên và biết cách cư xử, cách giải quyết những tình huống, những mâu thuẫn xảy ra cho phù hợp. Không có công thức chung cho việc giải quyết từng mâu thuẫn vì "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", mỗi người mỗi tính... nhưng theo tôi, vẫn có những nguyên tắc, yêu cầu chung trong việc giải quyết các loại mâu thuẫn gia đình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất:
- Mỗi người đặt quyền lợi của gia đình lên trên quyền lợi cá nhân (nhưng không thủ tiêu quyền lợi cá nhân), đặc biệt quan tâm đến quyền lợi - tương lai của con trẻ.
-Bình tĩnh, giảm cơn tự ái cá nhân, đề phòng tính ích kỷ của bản thân.
- Đừng khoét sâu mâu thuẫn bằng cách chỉ nhìn vào cách cư xử hiện tại của đối tượng (nếu quan hệ xấu đi) hoặc quay lại quá khứ đau buồn để xâu chuỗi thành hệ thống. Nghĩa là không nên chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của đối tượng.
- Cố gắng khách quan đánh giá cách xử sự của bản thân: điểm nào được, điểm nào chưa được hoặc chưa thích hợp, đặt mình vào vị trí của đối tượng để tìm nguyên nhân mâu thuẫn. Nhận thức đúng mới có biện pháp và hành động đúng.
- Giải quyết các mâu thuẫn trên cơ sở tình nghĩa, không đem lý lẽ, pháp luật ra thách đố; không lấy lợi ích vật chất, tinh thần cá nhân ra so đo, tị nạnh, tính toán hơn thua; thuyết phục hơn đấu trí, sẵn sàng nhường nhịn. Có cái nhìn hướng thiện.
Cuộc sống gia đình có yên ổn, con người mới có sức sống, sức vươn lên. Mong sao mỗi người chúng ta tỉnh táo, xử lý thông minh trước những vấn đề của gia đình, đừng để "cái sảy nảy cái ung", bé xé ra lớn, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình - điều mà khi kết hôn không một ai nghĩ tới.
Hãy giữ bình tĩnh
Khi mâu thuẫn đã xảy ra, người trong cuộc sẽ luôn cảm thấy lý lẽ của mình là đúng đắn. Nếu đó là mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu thì cảm giác của mẹ chồng sẽ là bực bội vì “Con dâu chẳng biết kính trọng người trên”; còn nàng dâu sẽ đi đến kết luận “Mẹ chồng thật vô lý và áp đặt người dưới”. Dù bạn ở trong vị thế nào, hãy luôn ghi lòng tạc dạ về phản ứng đầu tiên của bản thân là phải thật bình tĩnh nhằm tránh xảy ra những hối hận sau này khi cơn nóng giận ngút trời đã làm cho bạn “tung hê tất thảy” hay “muốn ra sao thì ra”.
Giữ bình tĩnh bản thân là bước đầu tiên để giữ bình yên gia đình.
Đánh giá mâu thuẫn
Thông thường, ít ai chịu khó bình tâm mà đánh giá mức độ thật sự của những mâu thuẫn gia đình. Hãy tự hỏi “Mâu thuẫn này có đáng để làm to chuyện?” hoặc “Liệu mình có để bụng chuyện cũ và phản ứng thái quá hay không?” Việc đánh giá thấu đáo các mâu thuẫn gia đình có khi còn giúp bạn “ngộ” ra những thiếu sót hoặc cảm nhận riêng tư của bản thân đã dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có.
Lắng nghe bằng cả 2 tai
Đôi tai là nơi tiếp nhận những lời giải thích hoặc lý lẽ của người khác. Nếu bạn không chân thành lắng nghe đối phương bằng cả hai tai thì khả năng bạn sẽ tiếp tục ấm ức hoặc bực tức là rất cao. Khi chịu khó lắng nghe người khác, bạn sẽ hiểu được những khía cạnh khác của cùng một vấn đề từ góc nhìn của người đối diện. Khi đã nắm được lý do vì sao đôi bên có mâu thuẫn thì từ đó các giải pháp dung hoà hoặc giải quyết triệt để mâu thuẫn mới có cơ hội được góp mặt.
Có nên xin lỗi?
Hai loại ngôn từ mà con người không muốn “phát ngôn” nhất chính là lời khen thật lòng và lời xin lỗi. Tuy nhiên, một người làm lỗi và biết xin lỗi sẽ còn được đánh giá cao hơn cả người không bao giờ mắc lỗi. Nếu người có lỗi là bạn, hãy dẹp qua hết những tự ái cá nhân hoặc sĩ diện bản thân mà gửi lời xin lỗi đến đối tượng. Ông Bà ta đã nói “Đánh kẻ chạy đi, chẳng ai đánh người chạy lại”. Do đó, một lời xin lỗi đúng lúc đúng việc sẽ là phương thuốc xoa dịu và giải quyết mâu thuẫn hiệu quả.
Học cách quên
Một trong những phép ngừa mâu thuẫn hữu hiệu là bạn phải học cách quên đi những lỗi lầm cũng như xích mích trước đây với các thành viên khác. Thật vậy, việc cứ ôm khư khư những tức tối vì một mâu thuẫn nào đó trong quá khứ sẽ chỉ làm khổ bạn mà thôi. Trong cuộc sống bộn bề lo toan và đầy trăn trở, bạn sẽ nhẹ nhõm hơn nếu biết cách thả trôi đi những mối dây mâu thuẫn trong quá khứ để hướng đến một ngày mai vui tươi hơn.
"Tránh voi chẳng hổ mặt nào"
Nếu đã thử mọi cách ở trên mà đối tượng vẫn “ngoan cố” không hiểu và tiêp tục gây sự với bạn, cách tốt nhất là bạn nên bỏ qua và xác định trong lòng rằng càng ít đụng chạm hoặc tiếp xúc với thành viên ấy càng tốt. Đừng e ngại khi bị gọi là “hèn” hoặc những tính từ tương tự. Xét cho cùng, chúng ta chỉ nên quan tâm đến những gì làm mình vui và bỏ qua những gì làm ta khó chịu, phải không bạn?
Mâu thuẫn nào rồi cũng sẽ có cách giải quyết ổn thoả nếu các thành viên thật lòng muốn tìm ra một giải pháp êm thấm và thoả mãn đôi bên. Chúc cho bạn cùng các thành viên trong gia đình sẽ ngày càng giảm thiểu mâu thuẫn và gia tăng hậu thuẫn hạnh phúc cho nhau.
Xung đột gia đình cần được giải quyết lúc cả hai vợ chồng đều đang bình tĩnh và sẵn sàng lắng nghe nhau. Tốt nhất không nên cố nhắc tới những xung đột khi đói bụng, buồn ngủ, mệt mỏi hay căng thẳng.
"Bát đũa còn có khi xô", vợ chồng có xích mích, mâu thuẫn là chuyện bình thường. Song, nếu bạn cứ dửng dưng, không tìm cách giải quyết thấu đáo thì có thể sẽ để lại hậu quả đáng tiếc về sau. Dưới đây là các bước giúp bạn tháo gỡ mâu thuẫn trong gia đình.
Nói ngắn gọn về rắc rối và để bạn đời "có chỗ" len vào.
Cách giải quyết vấn đề cởi mở là đặt nó lên bàn và cùng nhau trao đổi. Bạn không nên để nó cháy âm ỉ trong lòng và buộc người kia phải đoán.
Cùng nhau đào sâu vấn đề.
Bước này giúp các bạn khám phá những gì còn ẩn sâu bên dưới của vấn đề. Bạn không nên cố ép bạn đời chấp nhận quan điểm của mình và húc đầu vào giải quyết vấn đề ngay lập tức. Vợ chồng nên trao đổi với nhau về các mối lo tiềm ẩn và những gì có thể can thiệp vào rắc rối hai bạn đang cố giải quyết. Điều quan trọng là bạn cần lắng nghe kỹ lưỡng những gì "nửa kia" quan tâm và mở lòng tiếp thu ý kiến của họ.
Làm sao để cả hai cùng thắng.
Các bạn nên tìm kiếm những bước giúp cả hai cùng đạt được điều mình mong muốn. Điều này rất quan trọng: đừng nói với người bạn đời rằng họ có thể làm gì mà nên mở lời về điều bạn có thể thực hiện. Giải pháp tốt nhất thường không phải là những ý tưởng nảy sinh đầu tiên mà có thể xuất hiện sau khi bạn đã nhìn lại điều mình muốn và định hình điều gì có ý nghĩa nhất đối với cả hai.
Những cách để dừng chiến tranh trước khi nó nổ ra:
- Nắm rõ quan điểm của “nửa kia”: Đếm đến 50 trước khi bạn nói điều gì gây hấn. Khoảng dừng này sẽ giúp bạn trấn tĩnh lại, đủ để nghĩ đến cách giải quyết hòa nhã hơn.
- Kiềm chế không tuôn ra những lời khó nghe. Tránh hạ nhục, bêu xấu những gì riêng tư, lên mặt cũng như cắt ngang và khoa chân múa tay.
- Tự nhủ nên tự giải quyết rắc rối trước khi khơi gợi thành đề tài cho cả hai.
- Vợ chồng tránh trao đổi những vấn đề căng thẳng vào các thời điểm như trước bữa sáng, từ 11 đến 12h trưa, và từ 3 rưỡi cho đến 6h tối - bởi bụng đói dễ khiến mất bình tĩnh. Hai người cũng nên quy định không giải quyết những bất đồng vào khoảng 8h tối - lúc sắp lên giường sau một ngày mệt lử, sẽ rất dễ nổi cáu.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Bí quyết để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng
Mỗi gia đình có một cách giải quyết những xung khắc hay mâu thuẫn một cách khác nhau. Theo phong tục Việt nam thường nhịn nhục, im lặng để gia đình được êm ấm, nhất là về phía các bà thường nghĩ tới các con, vì chúng mà phải chịu đựng một thời gian.
Dựa vào các cặp vợ chồng có kinh nghiệm về gia đình, các chuyên viên tâm lý, và các đôi vợ chồng còn trẻ. Sau đây là một số những đề nghị để giúp các bạn có thể áp dụng giải quyết mâu thuẫn xem sao.
A- Đối với những cuộc cãi vã nhỏ:
`Ngưng nói, đứng lên đi làm vườn, đi rửa xe, lau xe, đi bách bộ ra ngoài công viên, đi thể thao, đi chợ…sẽ giúp bạn quên hẳn những bực tức nhỏ, chẳng đáng gì và sinh hoạt lại bình thường.
B- Đối với những xung khắc lớn:
1- Đi thăm họ hàng: nội ngoại, anh chị em, (một thời gian ngắn)
Điều này nên làm, vì không sợ mang tiếng là mình đi bồ bịch với ai, lại có dịp đi thăm anh chị em nhà, vì cũng ít có dịp để đi thăm.
2- Gặp gỡ bạn bè: chia sẻ cho bớt những căng thẳng…:
Tới thăm bạn bè xa gần cho vui, về công việc làm ăn chẳng hạn, để quên những căng thẳng trong nhà, nhưng đừng nói xấu vợ chồng. Lâu lâu làm như thế sẽ tăng thêm tình bạn và bớt đi nỗi ưu phiền.
3- Đi sinh hoạt: đi đại hội, đi tĩnh tâm, đi học hỏi cuối tuần…:
Đây là những dịp rất tốt có lợi cho bạn được học hỏi nhiều điều, tu tâm , làm việc thiện nguyện về phục vụ cho gia đình tốt hơn.
4- Chọn thời gian: hai vợ chồng gặp nhau với thiện chí hòa hợp:
Sau thời gian ra ngoài, tâm hồn bình tĩnh sáng suốt, bạn tìm lúc thuận tiện cùng ngồi xuống nói chuyện với nhau, nhớ chú tâm lắng nghe người kia và đừng ngắt lời khi chồng hoặc vợ đang nói.
C- Những phương pháp giải quyết mâu thuẫn xung khắc:
1/ Đừng nói cho thoả lòng: sau đó xin lỗi, vì sẽ gây tổn thương cho vợ hoặc chồng. Vì có người nói ít, dè dặt, vậy bạn nên cẩn thận.
2/ Bình tĩnh, vui vẻ: nói vào thẳng đề tài đó, để giải quyết ôn hoà.
3/ Mở lối thoát cho nhau: đừng đay nghiến, nhắc đi nhắc lại lỗi lầm.
4/ Dùng lời thật ôn tồn: kính trọng nhau, ôn cố tri tân. Thẳng thắn và tỏ ra cao thượng, không ngờ vực, sẽ dễ giải quyết được vấn đề.
5/ Can đảm nhận lỗi: tỏ quyết tâm sửa lỗi bằng hành động cụ thể như tăng cường làm những vặt trong nhà: quét nhà, rửa chén, làm vườn, sửa sang nhà cửa, làm cho nhau những việc cần thiết khác…
6/ Nên để ý lặp lại những lời nói của nhau: để làm vừa lòng nhau.
Vì thế. Ca dao có câu:
Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về.
Vợ chồng là nghĩa già đời, ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn.
Chuyển kể có hai vợ chồng kia luôn luôn cãi nhau, lần này đang lúc gây cấn, kịch liệt, không bên nào chịu bên nào. Người chồng đề nghị với vợ: Bây giờ tôi đề nghị với bà lấy mỗi người một tờ giấy, viết ra những tật xấu của nhau. Người vợ đồng ý, rồi hai người ngồi xuống viết, người chồng viết được một câu rồi ngừng, trong khi người vợ viết liên tiếp, hình như cố tranh ý với chồng để kể tội xấu nhiều hơn.
Sau vài phút người vợ đã viết đầy giấy kể tội của chồng, tỏ ra vẻ đắc ý, vì đã viết được nhiều những lầm lỗi của chồng. Sau đó hai vợ chồng cùng trao cho nhau đọc. Khi nhìn vào tờ giấy của chồng, người vợ bỗng bàng hoàng xúc động, chị vội đòi lại tờ giấy của mình và muốn làm hòa ngay. Vì trong tờ giấy của chồng, bà chỉ đọc thấy có một câu: “Anh yêu Em !” Thánh Phaolô khuyên: Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau
Làm sao để hóa giải mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu
Mâu thuẫn, thậm chí là cãi vã, giữa mẹ chồng và nàng dâu gần như là điều khó tránh khỏi. Người chồng chắc chắn sẽ bị lôi vào cuộc. Và khi đó, người chồng thông minh nên làm như thế nào?
Lời khuyên thứ nhất: Tuyệt đối không chỉ ra ai sai
Khi mẹ chồng và con dâu cãi nhau, chắn chắn người chồng sẽ “bị gọi” vào cuộc phân xử. Lúc này người chồng không nên công bằng chỉ ra ai sai ai đúng. Trong tâm lý mẹ và vợ của bạn lúc ấy, gọi bạn ra phân xử không phải để có một đáp án chính xác mà là muốn xem bạn đứng về phía ai. Không phải là mục đích lấy ý kiến của người thứ ba, mà là phương pháp “đá thử vàng”. Nói ai sai cũng không được, tốt nhất là không nói.
Lời khuyên thứ hai: Nói chuyện riêng với từng người
Khi các bà, các thím cãi nhau, người đến xem càng nhiều thì họ càng tỏ ra ghê gớm. Cho dù mẹ chồng và nàng dâu có ý muốn hòa hợp nhưng phải thể hiện mình yếu kém hơn đối phương là điều quá khó cho họ lúc đó. Vậy nên cách khuyên can tốt nhất là tách họ ra để nói chuyện riêng. Lúc đó bạn có thể thay người này nói tốt về người kia theo ý mình. Rất ít khi hai người đi kiểm chứng lại lời bạn nói nên bạn cũng không cần phải lo lắng ai đó có cảm giác bạn đang bênh vực bên nào mà khiến cho mâu thuẫn càng trở nên gay gắt.
Người chồng là "đại sứ hòa bình" của mẹ chồng - nàng dâu. Ảnh minh họaLời khuyên thứ ba: Lấy sự uy phong của người đàn ông để trấn áp
Rất nhiều gia đình khi mẹ chồng, nàng dâu lục đục, người mẹ phàn nàn đứa con trai lấy vợ xong là quên luôn mẹ, lúc nào cũng chỉ nghe lời vợ. Còn người vợ trách mắng chồng việc gì cũng bảo vệ mẹ, cùng nhau ức hiếp mình. Tóm lại, khi gia đình xảy ra mâu thuẫn, cả hai bên mẹ chồng và nàng dâu đều cho rằng con trai mình (người chồng mình) bất tài vô dụng nên không thể thay mình trút giận. Cho nên trong cuộc sống gia đình, người đàn ông có những lúc phải lấy sự uy phong của mình khiến họ thấy khiếp sợ, “ dùng hung bạo thay hung bạo”, buộc họ phải dừng lại, sau đó mới có thể từ từ giải quyết được mâu thuẫn. GIúp hạnh phúc gia đình trở lại.
Lời khuyên thứ tư: Thu hút sự chú ý của họ sang chuyện khác
Giải quyết mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu cần phải tìm ra điểm chung giữa hai người, khiến họ quên đi xích mích nội bộ mà cùng nhau đối phó chuyện bên ngoài.Một điều dễ thấy là điểm chung duy nhất giữa hai người phụ nữ này là đều yêu một người đàn ông, chính là bạn. Nếu bạn đi qua đêm không về nhà, đi đánh bạc hoặc muốn bỏ nhà đi tìm nơi nào yên tĩnh hơn…thì mẹ bạn và vợ bạn sẽ tự động bắt tay giảng hòa để cùng nhau giải quyết “nguy cơ gia đình” nghiêm trọng nhất lúc bấy giờ, lúc này bạn cần gì phải lo liệu họ có cùng nhau thiết lập tình hữu nghị lâu dài hay không?
còn cách nào khác ko bạn