K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2021

Bước 1: Xử Lý Gạo Nếp

Đầu tiên, bạn vo sạch gạo nếp cái hoa vàng, cho vào âu lớn ngâm trong nước khoảng 8 tiếng cho gạo nở mềm. Sau đó, bạn vớt gạo nếp ra rổ để ráo nước, rắc thêm 4g muối xóc đều. Đây là mẹo đơn giản trong cách làm bánh tét có thể giúp gạo nếp thấm vị, bánh khi nấu chín cũng sẽ đậm đà hơn.

 

Bước 2: Xử Lý Đậu Xanh

Tiếp đó, bạn đãi sạch vỏ đậu xanh, ngâm trong âu nước khoảng 4 tiếng để đậu xanh nở mềm. Sau thời gian đó, bạn vớt đậu xanh ra rổ, để ráo nước, cho thêm 4g muối vào cùng, xóc đều.

 

Bước 3: Xử Lý Lạt Tre Và Lá Chuối

Kế đến, bạn đem lạt tre ngâm trong nước khoảng 8 tiếng cho mềm. Sau đó, bạn xé lạt tre thành những sợi dài, có chiều ngang 0,5cm.

 

Tiếp theo, bạn rửa lá chuối, tước bỏ phần sống lưng lá, chia lá chuối thành những miếng dài khoảng 60cm, cuốn lại thành cuộn nhỏ. Lưu ý, bạn cần nhẹ tay để không làm lá chuối bị rách.

Bắc một nồi nước có 1 muỗng cà phê muối lên bếp đun sôi, bạn cho lá chuối vào chần sơ qua rồi vớt ra ngay. Làm như vậy, lá chuối sẽ mềm, khi thực hiện cách gói bánh tét cũng sẽ dễ dàng 

 

Bước 4: Xử Lý Thịt Ba Chỉ

Kế tiếp, bạn rửa sạch, cắt thịt ba chỉ thành những miếng dài (khoảng 10 – 12cm) có chiều ngang 2cm.

Cách làm bánh tét nhân thịt ngon là cho thịt vào trong tô lớn, thêm 4g hạt nêm, 1g hạt tiêu, trộn đều và ướp trong khoảng 30 p

 

 

Bước 5: Cách Gói Bánh Tét Ngon

Tiếp đến, bạn trải lá chuối lên một mặt phẳng lớn như mâm, khay, mặt bàn sạch. Xếp 2 miếng lá chuối cạnh nhau (như hình tàu lá chuối ban đầu khi chưa rọc), xếp thêm 1 miếng vào giữa.

Bạn cho 200g gạo nếp vào giữa lá chuối, dàn mỏng 1 lớp gạo theo chiều ngang, tiếp đó cho thêm 100g đậu xanh. Lưu ý, lớp đậu xanh phải ít hơn gạo và nằm gọn trong lớp gạo trắng.

Tiếp theo, bạn đặt 1 miếng thịt ba chỉ lên trên đậu xanh để làm nhân, sau đó thêm 1 lớp đậu xanh 100g và 1 lớp gạo nếp 200g. Bạn cần chú ý để gạo phải phủ đều toàn bộ phần nhân đậu xanh và thịt.

 

Sau đó, bạn gói lớp lá chuối ở giữa để cố định hình dáng gạo, tiếp theo dùng 2 lớp lá chuối bên ngoài cuộn chặt lại, gấp 2 bên mép để tạo thành một chiếc bánh hoàn chỉnh. Các thao tác cuộn lá chuối, gấp mép phải thật chắc tay để bánh chặt và đẹp

Kế đến, bạn dùng lạt buộc cố định bánh theo chiều dọc và chiều ngang là hoàn thành cách gói bánh tét.

 

Bước 6: Luộc Bánh

Sau đó, bạn xếp lá chuối vào đáy nồi lớn rồi lần lượt đặt bánh tét (theo chiều dọc) vào cùng. Đổ nước ngập bánh, bạn tiến hành luộc liên tục trong suốt 8 tiếng để bánh chín mềm.

Cách nấu bánh tét đảm bảo chín đều là khi nước trong nồi sôi, hạ lửa rồi luộc bánh với lửa vừa. Sau thời gian luộc, bạn vớt bánh ra ngoài, để ráo nước và nguội dần.

7 tháng 5 2016

giúp mình với hihi

3 tháng 8 2019

Những hủ tục cần bài trừ trong ngày Tết Việt Nam:

    + Những hoạt động ăn nhậu liên miên, say xỉn điều khiển các phương tiện giao thông gây nguy hiểm cho mọi người

    + Nhiều người buôn thần bán thánh, lợi dụng niềm tin của người khác nhằm trục lợi cá nhân

    + Tệ nạn cờ bạc, cá độ gia tăng nhanh chóng

12 tháng 10

 Ngày nay, xu thế hội nhập ngày càng phát triển tạo ra cho nước ta sự phát triển nhưng cũng tạo ra những thách thức, khó khăn đối với nước ta.

- Tiếp thu nền văn hoá tiên tiến là điều cần thiết nhưng bên cạnh đó cũng cần phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Phát huy những thế mạnh văn hoá từ lâu đời để làm tiền đề cho sự phát triển văn hoá sau này.

- Giữ gìn bản sắc dân tộc chính là bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc là trách nhiệm của cá nhân mỗi người.

- Đó chính là cơ sở, là cốt lõi để đưa đất nước ngày càng phát triển...

Xem thêm: https://topbee.vn/blog/nghi-luan-giu-gin-ban-sac-cua-dan-toc-khong-chi-la-phuong-cham-cua-dan-toc-ma-con-la-ban-nang-ton

3 tháng 1 2021

                                           Dàn ý làm bài

Mở bài:+ Cảm xúc khi Tết đến, xuân về trên quê hương.Thân bài:+ Không khí, cảnh sắc của cảnh vật, thiên nhiên khi Tết đến, xuân về: tất cả bừng lên sức sống mạnh mẽ.+ Không khí, cảnh sắc trong cuộc sông con người khi Tết đến, xuân về: rộn rã đón chào một năm mới với nhiều niềm vui và hi vọng ở tương lai.Kết bài:+ Khẳng định cảm xúc về vẻ đẹp của quê hương khi xuân về.

                                                     Bài làm

  Vậy là giá rét cũng sắp qua, những ngày ấm áp cũng sắp đến. Một vài cánh én bay liệng trên bầu trời khiến lòng người ai nấy đều xốn xang. Thế là xuân sắp sang rồi ư. Nhanh quá, xuân đã về đến đầu ngõ quê tôi rồi...  Làng quê mỗi dịp Tết đến, xuân về bao giờ cũng nhiều sự thay đổi. Tiết trời không còn lạnh lẽo, buốt giá nữa. Nàng Xuân về mang theo bao hơi ấm. Gió thổi dìu dịu, bầu trời được đẩy lên cao hơn, trong lành, dễ chịu. Cây cối bỗng tươi tắn trở lại. Sau những ngày dài được nàng Đông ấp ủ giờ đây chồi non đang nhú lên mạnh mẽ. Hoa lá, chim muông cũng bắt đầu khoe hương, khoe sắc ngạt ngào, khoe giọng hót trong trẻo, thanh ca. Đến những cây cỏ bé xíu cũng khoe màu xanh non mượt mà. Những luống mạ đã lên xanh trên đồng sau những ngày dài dầm mình trong làn nước lạnh buốt. Các bà, các mẹ cũng đã trút được nỗi âu lo khi nhìn mạ xanh trên đồng. Đi ra khỏi nhà, chợt thấy con đường ướt mưa xuân, thấy hơi hụt hẫng và bất ngờ khi mùa Đông trôi qua nhanh thế, dường như nó vừa biến mất một cách kì lạ nhường chỗ cho Xuân. Mưa xuân chẳng làm ướt ai, mưa nhẹ đặt mình lên áo, lên tóc người đi đường để rồi mang về nhà không khí của mùa xuân. Đi dạo khắp các con đường, đâu đâu cũng rực rỡ sắc xuân, những bông hoa e thẹn chờ ngày Tết đến để đơm hoa nở rộ chào đón Xuân về. Những cành mai gầy guộc, những cành đào rét run vì lạnh đã vượt qua được cả một mùa đông khắc nghiệt sẽ tiếp tục đơm bông, sáng lên như ánh sao trong các ngôi nhà và đặc biệt mang lại cả một mùa xuân ấm áp đến cho mọi người. Mùa xuân đến rất gần, nó đã chạm nhẹ vào các cửa nhà rồi.

  Bỏ lại sau lưng những nỗi lo âu muôn thủa, nỗi buồn vất vả của một năm đã qua, mọi người tất bật sắm những bộ quần áo mới, hái lá dong, đong gạo nếp, đỗ xanh và tấp nập trang hoàng nhà cửa, sửa sang bàn thờ tổ tiên. Nhà nào cũng có những câu đối đỏ cùng những bức tranh xuân đẹp mắt. Bọn trẻ con chạy tung tăng khoe quần áo mới nơi từng con ngõ, mấy chú cún con, mèo con bỗng thân nhau lạ, đùa vui cùng nhau dưới nắng ấm, đôi khi mắt tròn xoe trước cảnh bao người rộn ràng đi lại. Mùa xuân cũng là mùa mọi nhà đoàn tụ. Những người con xa quê dù ở đâu cũng đáp chuyến tàu về ăn Tết cùng cha mẹ. Nhà nào cũng rộn tiếng cười nói. Không chỉ có âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ mùa xuân còn có hương vị ngọt ngào. Những ngày giáp Tết, nhà nhà còn chuẩn bị bếp lửa than liu riu làm mứt gừng, mứt dừa. Cả ngày ba mươi, cả nhà bận rộn với mấy mâm lá chuối, lá dong, thau nếp, rổ nhân đậu xanh gói bánh chưng, bánh tét, rồi đêm ấy còn hồi hộp ngồi canh nồi bánh chưng. Những chiếc bánh to, vuông vức, xanh rền được kéo ra nằm yên trên chiếc nia khiến ai cũng nức lòng. Tối ấy, cả nhà còn quây quần bên nhau đợi đến phút giao thừa. Cái khoảnh khắc chuyển mùa thiêng liêng ấy, tiếng pháo được cất lên, để cảm giác hồi hộp chờ pháo nổ kéo dài, để rồi háo hức, bất ngờ đến giật mình khi nghe tiếng nổ giòn giả báo hiệu một năm đầy ắp niềm vui.  Tết đến, xuân đã về, mọi người đều được mặc áo mới đi chúc Tết nhau. Trẻ con được theo chân bố mẹ về quê mừng tuổi ông bà, thăm bà con hàng xóm. Chúng vui mừng nhất là khi được nhận những phong bao lì xì màu đỏ. Xuân về cũng khiến cho con người mang một sức sống mới. Sức sống ấy mạnh mẽ, căng tràn ra ngoài như con thú ngủ đông, sau những ngày tránh rét chui ra ngoài đón ánh sáng. Xuân thật đáng yêu.  Đi giữa nắng vàng ấm của mùa xuân, chợt nghe đâu đây tiếng nhạc xuân vang lên rộn ràng khiến lòng dậy lên những cảm giác giao mùa. Ai cũng công nhận, xuân là mùa của hạnh phúc, mùa của tình yêu, nên dù xuân có khoác lên mình chiếc áo màu nào đi nữa thì nó vẫn mang đến cho con người, cảnh vật không khí, màu sắc đẹp nhất. Hãy yêu xuân hết mình nhé !

3 tháng 1 2021

Tham khảo nhé

21 tháng 11 2021

Tra gg ik bn nhanh hơn đoỡ phải hỏi

21 tháng 11 2021

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất.

Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế - những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyên cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắt. Kẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong những tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi người năm mới tốt lành.

Niềm vui ở chợ Tết theo bước chân mẹ con tôi đến tận nhà. Tôi mong rằng chợ Tết năm sau mình sẽ được ngắm nhìn nhiều điều mới lạ hơn nữa.

7 tháng 3 2018

- Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho ta nhiều suy nghĩ:

+ Gợi nhớ về cội nguồn các giá trị truyền thống của dân tộc ta.

+ Đồng thời nhà văn đặt ra vấn đề là cần phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của quá khứ của truyền thống.

Đáp án cần chọn là: C

22 tháng 7 2019

Nét đẹp văn hóa gây ấn tượng nhất trong Tết Nguyên đán là mọi thành viên trong gia đình được sum họp bên nhau ấm áp.

    + Trong cuộc sống thường nhật, mọi người vì phải lo toan cho cuộc sống mưu sinh nên thường bận rộn, ít có dịp gần gũi nhau

    + Ngày Tết mọi người được nghỉ làm, quây quần bên nhau hạnh phúc, kể cho nhau nghe chuyện đã qua, và hướng nhau tới những điều tốt đẹp

Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có...
Đọc tiếp

Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy ứa nước mắt ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường… Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cách nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn Tô Hoài.

1
13 tháng 3 2023

Đây là dàn bài chi tiết chị đã soạn trước đấy em có thể tham khảo dựa vào bài dưới đây. Tuy nhiên, đây chỉ là 1 dàn bài tương đối đầy đủ nhất để em tự viết. ( Nên tự triển khai  để nhớ kiến thức nhé).

A. Mở bài: Tự viết

B. Thân bài: 

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm:

Tô Hoài được mệnh danh là nhà văn viết hay nhất về đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc đồng thời cũng là cây bút tiên phong trong việc khai hoang mảng hiện thực bị bỏ quên trong văn xuôi, đó là hiện thực cuộc sống và số phận con người....

Vợ chồng A Phủ là 1 trong những tác phẩm hay nhất viết về tài miền núi, cũng là 1 trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong đời văn của Tô Hoài. Tác phẩm được in trong tập " Truyện Tây Bắc" được giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. Ông viết " VCAP" như 1 cách để trả ơn sâu nặng cho đồng bào nơi đây. Trải qua 2 chặng đường của Mị và A Phủ, nhà văn đã phản ánh số phận khổ đau của người lao động miền núi dưới chế độ thực dân phong kiến chúa đất, chúa mường vùng cao cũng như sự trỗi dậy sức sống tiềm tàng của họ.

2. Khái quát nhân vật Mị.

-  Mị là cô gái H’mông xinh đẹp, thùy mị, nết na, yêu đời và vui sống. Ở tuổi đôi mươi Mị đẹp như một bông hoa ban, hoa đào giữa núi rừng Tây Bắc. Mị thổi kèn lá hay như thổi sáo “ có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”  Tâm hồn của cô gái ấy nhạy cảm, dễ rung động trước cái đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng, bản làng của tình yêu, tình người đang nảy nở.

-   Mị có một tình yêu, một tâm hồn thiếu nữ tài hoa, xinh đẹp đang rộng mở để đón nhận những hương hoa của cuộc đời.  Vào đêm mùa xuân năm ấy, Mị đã bị bắt cóc về làm dâu trừ nợ cho nhà thống Lí. Nguyên do bắt nguồn từ món nợ truyền kiếp mà bố mẹ để lại.

3. Phân tích :

a. Khung cảnh mùa xuân ( mặc dù trong đoạn văn không có đưa đoạn trích ra nhưng phải có khái lược )

- Năm ấy, mùa xuân về sớm hơn mọi năm, ở Hồng Ngày có tục lệ gặt lái xong là ăn tết mà không có phụ thuộc vào thời gian. Hồng ngày năm ấy đón tết lúc " gió và rét rất dữ dội". Kết hợp với các màu sắc rực rỡ " cỏ gianh vàng ửng" ; những ruộng bí đỏ, những chiếc váy hoa trên bản làng Mèo Đỏ " xòe như con bướm rực rỡ" xua tan không khí giá lạnh của vùng cao Tây Bắc. Đón tết lúc gặt hái xong nên ngày tết có sự no đủ khi " ngô lúa đầy nhà kho", con người thảnh thơi. Kết hợp với các âm thanh  tiếng cười trẻ con đợi tết, đám thanh niên mặc váy áo mới, xòe ô, dắt ngựa đi đánh quay, ném pao....

b. Phân tích đoạn trích trên:

- Tiếng sáo lấp ló đầu núi: sử dụng từ láy " lấp ló" để miêu tả bóng dáng của người thổi sáo gợi âm thanh tiếng sáo từ xa vọng lại lúc mờ lúc tỏ...

- Ý nghĩa của tiếng sáo: đó là biểu tượng của sự tự do, hạnh phúc của tình yêu.Từ láy " văng vẳng" không chỉ miêu tả tiếng sáo của hiện tại mà còn là âm thanh của ký ức, của hoài niệm đưa Mị trẻ về những tháng ngày tự do của tuổi trẻ hạnh phúc.

-Mị ngồi  " Nhẩm thầm" lời bài hát  kết hợp với tiếng sáo ==> chứng tỏ là trước đó Mị đã thuộc kể từ khi còn ở với cha ==> đó là những năm tháng tự do của cuộc đời Mị.

- Nếu trước đây Mị tuyệt giao với thế giới bên ngoài, đào sâu chôn chặt quãng đời thiếu nữ  sống lùi lũi như 1 con rùa thì giờ đây Mị đã bước qua ranh giới câm lặng của kiếp vật để trở vào thế giới của con người.

- Trong cái nồng nàn của bữa rượu ngày tết, " Mị cũng uống rượu...cứ uống ực từng bát". Sau bao tháng ngày đau đớn, tủi nhục, giờ là lúc Mị được sống lại với chính con người mình. Mị uống như để quên đi cái phần đời cay đắng vừa qua, như để sống lại mạnh mẽ cái phần đời tươi trẻ đã có.

- " ực " là từ mô phỏng âm thanh, cách uống nhanh, uống nhiều . uống từng ngụm lớn. Đây không phải là cách uống nhâm nhi, thưởng thức chén rượu đầu xuân. 

- Lời hát kết hợp với men rượu như cánh diều gặp gó đưa Mị bay về với những kỉ niệm của ngày trước. Đó là những tháng ngày tươi đẹp,hạnh phúc và đầy kiêu hãnh của tuổi trẻ. " Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi..." ==> Tình trạng sống mà như đã chết ở hiện tại được bởi bỏ. Quá khứ tươi đẹp tưởng như đã bị vùi chôn dưới lớp tro tàn nguội lại , nay đã " bùng cháy"/

- Nguồn sinh khí được tiếp lấy từ những ngày tháng tự do, hạnh phúc đã qua giống như trận mưa tưới tắm đến đâu làm tươi tốt đến đấy. Có lẽ vì thế mà Mị " thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước" ==> để rồi sau những tháng ngày mất ý niệm về không gian, thời gian, bản thân, Mị cảm thấy mình " trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ" và Mị " muốn được đi chơi".

* HÀNH ĐỘNG BƯỚC VÀO BUỒNG:

- Hình ảnh lỗ vuông mờ mờ được 1 lần nữa được lặp lại...

- Câu trần thuật " rượu tan lúc nào...mà từ từ bước vào buồng" ==> những câu văn chậm rãi như nhịp điệu mỏi mòn,tê dại gợi tả hình ảnh Mị như chiếc bóng câm lặng vật vờ trong đêm. 

- " Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết" nên Mị ở nhà như một thói quen, quán tính....

- Như 1 lẽ tự nhiên, khi ý thức sống đã trỗi dậy thì cũng là lúc Mị cảm thấy rõ hơn bao giờ hết cái vô nghĩa lý của cuộc sống thực tại. Nếu trước đây Mị " quen khổ" đến mức chai sạn, không còn tưởng đến việc ăn lá ngón tự tử thì giờ đây " nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay không buồn nhớ lại nữa" ==> Đây là biểu hiện của sự phản khác với hoàn cảnh giữa 1 bên là sự khát vọng 1 bên là thực tại đáng chán vẫn đang hiện hữu.

*  Chi tiết tiếng sáo lửng lơ được khép lại ở đoạn trích như đang cứu rỗi linh hồn Mị, đang tiếp đà hồi sinh mạnh mẽ trong Mị " tiếng gọi bạn yêu vẫn lơ lửng..." Câu văn miêu tả tiếng sáo có chữ " mà" đứng ở đầu cầu. Chữ " mà" diễn đạt tự do tình yêu như 1 điều tất yếu nó tha thiết lay tỉnh và thức dậy quá quá khứ tươi đẹp để náo nức trong lòng Mị.

* Hồi tưởng quá khứ: Không khí mùa xuân ở bản làng Hồng Ngày và hơi men rượu tiếp tục là tác nhân tác động hiếm hoi đã len lỏi vào tâm hồn khô cằn của Mị . 

c. tóm tắt sơ lược phần cuối: tiếng sáo làm Mị ý thức được bi kịch của mình ==> đánh thức mình bằng khát vọng tự do ==> Mị đứng dậy chuẩn bị váy , quấn lại tóc sửa soạn đi chơi ==> đó là ngọn lửa khao khát tự do đang cháy lên trong Mị.

Nhận xét về cách nhìn mới mẻ của nhà văn: ( gợi ý) 

+ So sánh với các nhà văn viết về người nông dân như Nam Cao  ==> nhà văn để cho nhân vật chết để giải thoát cho chính mình

+ Còn đối với Tô Hoài ông để sức sống tiềm tàng trong nhân vật được trỗi dậy để bừng lên sức sống và tìm được lối thoát cho mình. 

+ Nhà văn phát hiện ra bản chất, khao khát sống của con người. 

Một bác Việt Nam ngồi ăn sáng trong quán, thì bỗng có một chú Mỹ lân la vào ngồi cạnh, vừa bỏm bẻm nhai kẹo cao su vừa bắt chuyện.- Này, ở Việt Nam ăn bánh mì cả vỏ à?- Ừ – khó chịu vì bị làm phiền, bác Việt Nam trả lời cộc lốc.- Hừm, ở Mỹ bọn tao khác, chỉ ăn ruột thôi, cùi bánh thì nghiền ra làm bánh sừng bò, bán sang Việt Nam.Chu mỏ thổi một cái bong bóng, hắn hỏi tiếp với...
Đọc tiếp

Một bác Việt Nam ngồi ăn sáng trong quán, thì bỗng có một chú Mỹ lân la vào ngồi cạnh, vừa bỏm bẻm nhai kẹo cao su vừa bắt chuyện.
- Này, ở Việt Nam ăn bánh mì cả vỏ à?
- Ừ – khó chịu vì bị làm phiền, bác Việt Nam trả lời cộc lốc.
- Hừm, ở Mỹ bọn tao khác, chỉ ăn ruột thôi, cùi bánh thì nghiền ra làm bánh sừng bò, bán sang Việt Nam.
Chu mỏ thổi một cái bong bóng, hắn hỏi tiếp với vẻ mặt rất tự mãn:
- Thế chúng mày cũng ăn mứt với bánh mì chứ?
- Tất nhiên – Bác Việt Nam trả lời, với vẻ ko quan tâm.
- Ở Mỹ khác – vừa nổ đốp một bóng kẹo cao su, chú Mỹ vừa nói với vẻ chế diễu – bọn tao chỉ ăn hoa quả cho bữa sáng, còn vỏ, hạt thì tái chế biến thành mứt, rồi bán cho Việt Nam.
Ðến đây thì cú lắm rồi, bác Việt Nam bèn hỏi lại:
-Thế ở Mỹ chúng mày có “ấy ấy” không?
- Tất nhiên.
- Thế chúng mày làm gì với những bao OK vừa dùng xong?
- Vứt đi thôi, thế cũng hỏi.
Mỉm cười với ánh mắt tinh quái, bác Việt Nam trả lời:
- Chúng tao thì khác, ở Việt Nam người ta gom tất cả OK dùng rồi để tái chế, nấu chảy ra thành chewing gum, rồi đem xuất khẩu sang… bán cho chúng mày đấy…

Hay ko mí bn, oaoa

nếu hay trả lời tí nghen, like cho hén

Bài tập Văn Sử Địa

 

11
29 tháng 5 2016

ừ cũng được nhưng đoạn cuối thì hơi phản cảm haha

29 tháng 5 2016

nhớ like nha!ok

14 tháng 11 2018

Chế Lan Viên tham gia cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn.

Đáp án cần chọn là: B