K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2016
[Vật lí 7] Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát

17.1.  Bài giải:
Những vật bị nhiễm điện là : Vỏ bút bi nhựa, lược nhựa.
Những vật không bị nhiễm điện là : Bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, mảnh giấy.

17.2.

Bài giải:
Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho một ống bằng nhựa mang điện tích.
Đáp án đúng : chọn D.

17.3.

Bài giải:
a) Khi thước nhựa chưa cọ xát, tia nước chảy thẳng.
Khi thước nhựa được cọ xát, tia nước bị hút, uốn cong về phía thước nhựa.
b) Thước nhựa sau khi bị cọ xát đã bị nhiễm điện (mang điện tích).

17.4.

Bài giải:
Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện, tương tự như những đám mây dông bị nhiễm điện. Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti, không khí khi đó bị dãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ.

17.5.

Bài giải:
Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
Đáp án đúng : chọn C.

17.6.

Bài giải:
Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
Đáp án đúng : chọn D.

17.7. 

Bài giải:
Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
Đáp án đúng : chọn B.

17.8.

Bài giải:
Thanh thủy tinh bị hút về phía thước nhựa vì thước nhựa nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ khác.

17.9. Trang 37 – Bài tập vật lí 7.

Bài giải:
Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiễm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau và bị rối.
Biện pháp khắc phục hiện tượng này:
Người ta dùng bộ phận chải các sợi vải được cấu tạo bằng chất liệu có tác dụng khi sợi vải chạy qua bộ phận chải thì không còn bị nhiễm điện nữa.


Bài viết: Giải bài tập vật lý lớp 7 (Lần 2) 

Nguồn Zing Blog

[Vật lí 7] Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát17.1.  Bài giải:
Những vật bị nhiễm điện là : Vỏ bút bi nhựa, lược nhựa.
Những vật không bị nhiễm điện là : Bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, mảnh giấy.
17.2.Bài giải:
Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho một ống bằng nhựa mang điện tích.
Đáp án đúng : chọn D.
17.3.Bài giải:
a) Khi thước nhựa chưa cọ xát, tia nước chảy thẳng.
Khi thước nhựa được cọ xát, tia nước bị hút, uốn cong về phía thước nhựa.
b) Thước nhựa sau khi bị cọ xát đã bị nhiễm điện (mang điện tích).
17.4.Bài giải:
Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện, tương tự như những đám mây dông bị nhiễm điện. Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti, không khí khi đó bị dãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ.
17.5.Bài giải:
Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
Đáp án đúng : chọn C.
17.6.Bài giải:
Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
Đáp án đúng : chọn D.
17.7. Bài giải:
Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
Đáp án đúng : chọn B.
17.8.Bài giải:
Thanh thủy tinh bị hút về phía thước nhựa vì thước nhựa nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ khác.
17.9. Trang 37 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:
Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiễm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau và bị rối.
Biện pháp khắc phục hiện tượng này:
Người ta dùng bộ phận chải các sợi vải được cấu tạo bằng chất liệu có tác dụng khi sợi vải chạy qua bộ phận chải thì không còn bị nhiễm điện nữa.
 
15 tháng 1 2017

hay

10 tháng 3 2016
Bài 18. Hai loại điện tích18.1. Trang 38 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:
Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại.
Đáp án đúng : chọn D.
18.2. Trang 38 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:
Hình a) : Ghi dấu “ + ” cho vật B.
Hình b) : Ghi dấu “ – ” cho vật C.
Hình c) : Ghi dấu “ – ” cho vật F.
Hình d) : Ghi dấu “ + ” cho vật H.
18.3. Trang 38 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:
a) Tóc bị nhiễm điện dương. Khi đó êlectrôn dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa (lược nhựa nhận thêm êlectrôn, còn tóc mất bớt êlectrôn).
b) Vì sau khi chải tóc, các sợi tóc bị nhiễm điện dương và chúng đẩy lẫn nhau nên có vài sợi dựng đứng lên.
18.4. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:
Cả Hải và Sơn đều có thể đúng, có thể sai.
Để kiểm tra ai đúng, ai sai thì đơn giản nhất là lần lượt đưa lượt nhựa và mảnh nilông của Hải lại gần các vụn giấy nhỏ. Nếu lược nhựa và mảnh nilông đều hút các vụn giấy thì Hải đúng. Còn nếu chỉ 1 trong 2 vật này hút các vụn giấy thì Sơn đúng
Cũng có thể dùng một lược nhựa và một mảnh nilông khác đều chưa bị nhiễm điện để kiểm tra lược nhựa và mảnh nilông của Hải.
18.5. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:
Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng : Hai thanh nhựa này đẩy nhau.
Đáp án đúng : chọn A.
18.6. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:
Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
Vật a và vật c có điện tích cùng dấu
Đáp án đúng : chọn C.
18.7. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:
Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân:
Vật đó nhận thêm êlectrôn
Đáp án đúng : chọn B.
18.8. Trang 39 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:
Nếu một vật nhiễm điện dương thì vật đó có khả năng : Đẩy thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa. Vì thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì nhiễm điện dương.
Đáp án đúng : chọn B.
18.9. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:Mảnh len bị nhiễm điện, điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa.
Ban đầu mảnh len và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát, thước nhựa bị nhiễm điện âm thì mảnh len phải nhiễm điện dương do êlectrôn dịch chuyển từ mảnh len sang thước nhựa.
18.10. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:
Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Đưa lại gần quả cầu kim loại quả cầu bị hút là do quả cầu nhiễm điện âm hoặc quả cầu trung hòa về điện.
18.11. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:
Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không ta đưa một đầu thước nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy vụn thì thước nhựa nhiễm điện.
Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bằng sợi chỉ mềm. Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện âm và ngược lại.
18.12. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:
Hình a dấu (–).
Hình b dấu (+).
Hình c dấu (+).
Hình d dấu (–).
18.13. Trang 40 – Bài tập vật lí 7.Bài giải:
Quả cầu bị hút về phía thanh A.
25 tháng 1 2019

làm dài thế này chắc mệt lắm ??????

9 tháng 6 2021

Tham khảo:

Nguồn:hoidap247

undefined

31 tháng 3 2017

electron dịch chuyển từ mảnh lụa xang đũa thủy tinh

6 tháng 5 2017

Bài tập 1:

Khi cọ xát đũa thủy tinh với mảnh lụa, electron chuyển từ thanh thủy tinh sang mảnh len ( vì thanh thủy tinh khi cọ xát vs lụa ra điện tích dương)

Khi cọ xát ebonic với lông thú, electron chuyển từ lông thú sang ebinic ( vì khi cọ xát như thế ebonic nhiễm điện âm)

7 tháng 3 2021

Một vật có thể bị nhiễm điện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đơn giản nhất là sự nhiễm điện do cọ xát. Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.

Biểu hiện

-Với vật nhẹ

+ Nếu nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện.

+ Nếu nó không hút được vật nhẹ thì vật đó chưa nhiễm điện.

- Các vật khác:

+ Nếu có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã nhiễm điện.

+ Nếu không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.

bạn đăng nhiều vậy

20 tháng 7 2016

4 tháng 5 2016

sự nhiễm điện do cọ xát là nguyên nhân gây ra nhiễm điện của các vật
tick dùm nha..thanks.. vui

4 tháng 5 2016

nói rõ đi bạn

Câu 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng:A. đẩy các vật khác.B. hút các vật khác.C. vừa hút, vừa đẩy các vật khác.D. không hút, không đẩy các vật  khác.Câu 2: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?A. Trời nắng.B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.C. Gió mạnh.D. Không mưa, không nắng.Câu 3: Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào...
Đọc tiếp

Câu 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng:

A. đẩy các vật khác.

B. hút các vật khác.

C. vừa hút, vừa đẩy các vật khác.

D. không hút, không đẩy các vật  khác.

Câu 2: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

A. Trời nắng.

B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.

C. Gió mạnh.

D. Không mưa, không nắng.

Câu 3: Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

A. Một ống bằng gỗ.

B. Một ống bằng thép.

C. Một ống bằng giấy.

D. Một ống bằng nhựa.

Câu 4: Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc:

A. Cây thước hút sợi tóc.

B. Cây thước đẩy sợi tóc.

C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc.

D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa.

Câu 5: Đặc điểm chung của nguồn điện là gì?

A. Có cùng hình dạng, kích thước.

B. Có hai cực là dương và âm.

C. Có cùng cấu tạo .

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Dòng điện là:

A. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn.

B. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn.

C. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

D. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng.

Câu 7: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

A. Quạt máy.     

 B. Acquy.       

C. Bếp lửa.        

D. Đèn pin.

Câu 8: Dòng điện là các ………….. dịch chuyển có hướng.

A. Notron.

B. Ion âm.

C. Điện tích.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Chọn câu đúng:

A. Các nguồn điện thường dùng như pin, ác-quy, ...

B. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các dụng cụ điện.

C. Mỗi nguồn điện đều có 2 cực.

D. Cả ba câu đều đúng.

Câu 10: Trong các thiết bị sau đây, hãy cho biết thiết bị nào chỉ có thể hoạt động được khi có dòng điện chạy qua?

A. Tivi.

B. Bếp ga.

C. Xe đạp.

D. Quạt giấy.

Câu 11: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào có dùng nguồn điện là pin ?

A. Xe gắn máy.

B. Đài Rađiô.

C. Đèn điện để bàn.

D. Điện thoại để bàn

.Câu 12: Các vật nào sau đây là vật cách điện?

A. Thủy tinh, cao su, gỗ.       

B. Sắt, đồng, nhôm.

C. Nước muối, nước chanh.      

 D. Vàng, bạc.

Câu 13: Kim loại là chất:

A. Dẫn điện.

B. Cách điện.

C. Vừa dẫn điện vừa cách điện.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 14: Dòng điện trong kim loại là:

A. Dòng các proton chuyển động có hướng.

B. Dòng các notron dịch chuyển có hướng.

C. Dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

D. Dòng các nguyên tử tự do do dịch chuyển có hướng.

Câu 15: Nguồn điện được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:

bai-tap-bai-21-so-do-mach-dien-chieu-dong-dien-1.png

A. Hình A.

B. Hình B.

C. Hình C.

D. Hình D.

Câu 16: Một mạng điện thắp sáng gồm:

A. Nguồn điện, bóng đèn và công tắc.

B. Nguồn điện, bóng đèn, công tắc và dây dẫn.

C. Nguồn điện, bóng đèn và dây dẫn.

D. nguồn điện, bóng đèn và phích cắm.

Câu 17: Hình nào sau đây biểu diễn đúng chiều quy ước của dòng điện?

bai-tap-bai-21-so-do-mach-dien-chieu-dong-dien-7.png

 

A. Hình A.

B. Hình B.

C. Hình C.

D. Hình D.

Câu 18: Nam châm và nam châm điện có tính chất từ vì có khả năng:

A. Hút các vật bằng sắt hoặc thép, làm quay kim nam châm.

B. Hút các mẩu giấy vụn.

C. Đẩy các vật bằng sắt hoặc thép.

D. Đẩy các mẩu giấy vụn.

Câu 19: Tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người và động vật là:

A. Làm các cơ co giật.

B. Làm tim ngừng đập.

C. Làm tê liệt thần kinh.

D. Cả ba câu trên.

Câu 20: Chuông điện hoạt động dựa trên:

A. Tác dụng phát sáng.

B. Tác dụng từ.

C. Tác dụng nhiệt.

D. Tác dụng hóa học.

Câu 21: Nam châm có tính chất ………. Vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.

A. Từ.

B. Tác dụng lực.

C. Nhiễm điện.

D. Dẫn điện.

Câu 22: Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng để:

A. Chế tạo bóng đèn.

B. Chế tạo nam châm.

C. Mạ điện.

D. Chế tạo quạt điện.

Câu 23: Khi sản xuất pin hay acquy, người ta đã sử dụng tác dụng gì của dòng điện?

A. Tác dụng nhiệt.

B. Tác dụng phát sáng.

C. Tác dụng từ.

D. Tác dụng hoá học.

Câu 24: Người ta đã sử dụng tác dụng gì của dòng điện trong mạ điện?

A. Tác dụng nhiệt.

B. Tác dụng phát sáng.

C. Tác dụng từ.

D. Tác dụng hoá học.

Câu 25: Trong các thiết bị sau, thiết bị nào chỉ có thể hoạt động khi có dòng điện đi qua:

A. Máy xay sinh tố. 

B. Ti vi. 

C. Quạt trần. 

D. Tất cả các thiết bị trên. 

Bình luận câu trả lời xuống dưới giúp mình nhé các bạn.

 

4
9 tháng 3 2022

tách ra đi cậu:v

18 tháng 4 2022

Không thể vì khi cọ xát 2 vật với nhau , 1 vật sẽ mất bớt electron và 1 vật sẽ nhận thêm electron dẫn đến chúng nhiểm điện khác loại và hút nhau, vậy nên không thể có chuyện chỉ có 1 trong 2 vật nhiểm điện