Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tả người thôi mà cho dàn ý nè| mắt,mũi,dáng người ,nước da,cách ăn nói ... chưa nghĩ ra nữa sorry :<
Bên nhà em có nhà của bác Hải thương binh. Tuy đã về hưu nhưng bác vẫn xin làm lao công không lương trong một trường Tiểu học. Mỗi ngày đi học về chúng em đều thấy bác cầm cây chổi đi về nhà. Sau này em mới biết bác làm việc ở trường Ban Mai. Đó là ngôi trường rất xa nhà em, cách hơn 3 cây số.
Bác Hải cao, gầy, đi lại hơi khó khăn vì bác còn một mảnh đạn trong chân. Khuôn mặt vuông vuông, hai má hơi hóp lại. Nhìn bác ốm yếu như thế mà đôi mắt vẫn luôn ánh lên một vẻ đầy nghị lực, hiền từ. Mũi bác cao, xương xương. Bác hay mặc chiếc áo sơ mi màu xanh sẫm, cũ kĩ nhưng luôn phẳng nếp, gọn gàng.
Hàng ngày, bác đi bộ hơn 3 cây số để đến trường Ban Mai. Ca làm việc từ 8h sáng đến 5 h chiều. Từ dạo có bác, trường đã xanh, sạch va đẹp hơn. Bác góp ý cho cô hiệu trưởng làm một thư viện xanh, các giỏ đựng sách sẽ được treo trên cây, kéo xuống vừa tầm tay các bạn học sinh. Chính bác cũng làm một bàn trưng bày các sản phẩm tái chế do bác làm ra, các bạn nhỏ cũng có thể đổi một cây xanh để lấy một đồ vật tái chế của bác. Học sinh quan tâm tới bác hơn, tháng bảy vừa qua, vào ngày 27/7, toàn trường đã tặng bác một căn nhà mới thật đẹp. Đó là ngôi nhà xanh - tên mà các bạn học sinh đặt cho căn nhà mới. Cái tên ấy cũng thật hay. Ngôi nhà bác có hai cây cảnh được cắt tỉa khéo léo. Có cả những sản phẩm tái chế do các bạn học sinh tự làm để tặng bác. Một tháng sau, nhà trường đã mời bác Hải nhận làm thầy giáo môn hoạt động và trải nghiệm cho các em học sinh khối 1 khi có bộ sách giáo khoa mới. Từ giờ học sinh trường Ban Mai đều gọi bác là thầy Hải. Bác vui lắm!
Mọi người đều quý bác Hải vì bác rất tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chúng em luôn cố gắng học thật tốt và noi gương bác.
TL:
Mình đến với Tuổi thơ dữ dội như một cái duyên. Hồi lớp 9 - 10 gì đó mình được tới nhà bác chơi, và bà chị thì đúng là mọt sách chính hiệu luôn. Bà chị ấy có hẳn một giá sách to tướng đựng chật kín sách, mình đã thấy Tuổi thơ dữ dội ở góc trên cùng, nhưng hồi đó mình chưa mê đọc sách như bây giờ nên nhìn thấy quyển sách dày cộp như vậy mình nản lắm, cũng chỉ bỏ qua nó như bao nhiêu cuốn sách khác trên giá. Sau này mình lại được người quen cho mượn đọc, nhưng mình cũng không hiểu vì sao hồi đó chỉ vì đọc mấy trang đầu thấy nhiều tiếng địa phương quá nên cảm thấy khó đọc mà mình bỏ dở quyển sách luôn. Bằng một cách tài tình, vừa rồi thầy giáo mình giảng bài và nhắc đến Phùng Quán như một tấm gương về sự chân thực và những gì phải đánh đổi để theo đuổi sự thật. Bấy giờ cũng là mấy năm kể từ khi mình "chạm trán" quyển sách lần đầu tiên rồi, và mình quyết tâm đọc lại nó. Mình thực sự thấy tiếc vì không đọc cuốn sách này sớm hơn vì nó khắc họa vô cùng rõ nét tinh thần anh dũng của những cậu bé 13, 14 tuổi - được miêu tả rằng "chắc mạ hắn phải ăn gang ăn thép mới đẻ ra hắn như vậy", lòng căm thù giặc, niềm tin sắt đá vào cách mạng của những tâm hồn trẻ thơ, những lần vượt ngục, những khi chứng kiến đồng đội mình sắp phải hi sinh mà chỉ có thể bất lực đứng nhìn, những trung thành và phản bội, những lựa chọn giữa cám dỗ vật chất và lý tưởng, những hoài bão và ước mơ... Có đọc Tuổi thơ dữ dội thì mới biết được cái giá phải trả của tự do, mới biết rằng thế hệ chúng ta còn nợ thế hệ trước cuộc đời, xương máu của biết bao nhiêu người:
Đất nước ta đâu chừng ấy nghĩa trang!
Đâu chừng ấy nấm mồ liệt sĩ!
Hãy đi từ ải Nam Quan
Thẳng đến tận Hàng dương Côn Đảo
Nhặt lên từng hòn đất nếm xem
Có hòn nào không hăng nồng vị máu?
^HT^
Cô Tấm có hoàn cảnh gia đình rất đáng thương. Mẹ cô mất từ khi cô còn nhỏ, bố cô vì cô đơn nên lấy vợ hai nhưng cũng chẳng sống thêm với cô được bao lâu. Vậy là Tấm chung sống cùng một mái nhà với bà dì ghẻ độc ác và đứa em cùng cha khác mẹ vừa đanh đá vừa chua ngoa tên là Cám. Họ đều ghét Tấm và bắt nạt cô như con ở trong nhà. Tuy nhiên điều đó không làm cho cô Tấm bớt xinh đẹp và nết na.
Cô Tấm có vóc dáng vô cùng mảnh mai và tha thướt duyên dáng. Khuôn mặt cô thanh thoát trái xoan, nước da trắng trẻo càng làm nổi bật lên đôi mắt đen lay láy trong vắt của cô. Mũi cô nhỏ nhắn dọc dừa, đôi môi đỏ chúm chím xinh xinh khiến cô càng thêm xinh đẹp, nhất là khi cô đội lên đầu chiếc khăn mỏ quạ truyền thống. Mái tóc cô đen nhánh dài như suối, lúc nào cũng được cô chải bới gọn gàng sau gáy.
Cả ngày từ sáng sớm tinh mơ tới khi đêm xuống, cô Tấm đầu tắt mặt tối với đủ thứ việc nhà do mẹ ghẻ bắt làm, cô còn phải làm cả phần việc do cô Cám lười biếng đùn đẩy. Thế mà Tấm vẫn rất chi là siêng năng chăm chỉ, chẳng khi nào than phiền tới nửa lời. Vận chiếc áo tứ thân màu nâu cũ đã sờn bạc, cô lặng lẽ quét nhà, quét sân, chăm sóc vườn tược, tới cây bắt sâu, nấu cơm giặt giữ, lau chùi sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp từ trong ra ngoài không có lấy một điểm gì chê được.
“Đẹp người đẹp nết” là câu nói xứng đáng dành cho cô Tấm. Tấm lòng nhân hậu bao dung, độ lượng của cô mới là điều khiến em vô cùng khâm phục. Bị hai mẹ con nhà Cám âm mưu hãm hại năm lần bảy lượt, cô Tấm thảo hiền phải ngậm đắng nuốt cay chịu biết bao nhiêu là ấm ức, thậm chí còn bị dì ghẻ xô ngã cây mà chết, lại còn bị hóa kiếp thành nào là chim, là cây xoan, là quả thị… Thế mà khi được trở lại thành người cô vẫn rộng lòng tha thứ, xin Vua thả cho mẹ con Cám đi. Thực sự, cô Tấm vô cùng xứng đáng được tận hưởng một cuộc đời sung sướng và hạnh phúc mãi mãi về sau bên người chồng yêu thương mình. Qua truyen co h tam cam em càng hiểu hơn câu nói của dân gian “Ở hiền thì lại gặp hiền- Người ngay thì được Phật, Tiền độ trì”.
đòi hỏi :v, thik thì tự lm ik, bào ngta ko chép mạng để GV ko phát hiện ra rồi chép luôn bài ngta. Nên tốt nhất thì tự thân vận động đê, đã thế e còn đòi hỏi lắm v
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận dong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội
Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.
Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.
Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị cỏ truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.
Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thi cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.
Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.
:::::D
a . Truyện kể là văn bản ghi lại sự việc xảy ra, có các nhân vật và tình tiết diễn biến theo trình tự thời gian tạo nên sự việc đó. Nội dung truyện kể chính là chuỗi sự việc xảy ra trong truyện và có ýnghĩa nhất định.
b.
Văn kể chuyện gồm có ba phần:
- Mở đầu câu chuyện.
- Diễn biến câu chuyện.
- Kết thúc câu chuyện.
TLV nhằm rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt nội dung truyện kể (hoặc một câu chuyện đã biết) bằng lời văn, cách nói của chính mình, tránh chép lại nguyên văn truyện đọc nhưng vẫn đảm bảo đúng nội dung truyện, đảm bảo đúng diễn biến các tình tiết xảy ra trong truyện.
c.
Văn kể chuyện là bài viết nhằm tái hiện lại sự việc xảy ra trong truyện kể để người đọc biết nội dung câu chuyện được đề cập đến của truyện kể. Nghĩa là: kể lại truyện bằng lời văn của người kể.
:D
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lẫn theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện roc nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.
Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cô tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.
Kết hợp văn miêu tả với văn kể chuyện :
Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.
Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: “Chào bác”. Tôi đáp lại:
– Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!
– Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới:
Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng con chó lắm kia mà; Một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho con chó của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
– Thế nó cho bắt à?
– Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.
– Khốn nạn! nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn con chó rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mườn tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược con chó lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
– Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.
– Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói.
Lão Hạc chua chát bảo:
– Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi con chó để bầu bạn hằng đêm. Có con chó đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:
– Không có kiếp gì là sướng cả!Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!
– Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
– Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
– Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Vậy là lão Hạc lại lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.
Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!
Được nhưng không chèn hết vào bài văn nhưng có kết hợp miêu tả nhiều hơn văn tự sự ( câu truyện khoảng 10 -> 15 dong thôi ) tùy bn nhưng đừng qá 1 mặt