K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2021

a. Hoàn cảnh

– Truyện Kiều được viết vào thời kì suy tàn của chế độ phong kiến với nhiều bất công ngang trái.

– Sau 15 năm lưu lạc, Nguyễn du được tận mắt chứng kiến hiện thực xã hội phong kiến suy tàn, chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến khiến người dân phải chịu cảnh lầm than.

– Truyện Kiều ra đời như một bức tranh phản ánh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII.

b. Xuất xứ

– Dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).

– Nguyễn Du giữ nguyên cốt truyện và nhân vật nhưng sáng tạo và thay đổi chi tiết, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật nên đã tạo ra một thế giới nhân vật đặc sắc.

 

– Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm với thể thơ lục bát – một thể thơ truyền thống của dân tộc.

c. Giá trị của Truyện Kiều

Truyện Kiều có giá trị to lớn về cả nội dung và nghệ thuật:

+ Về nội dung, Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo: tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận của người phụ nữ. Truyện Kiều còn mnag giá trị nhân đạo với niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người; lên án tố cáo những thế lực tàn bạo; trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến ước mơ, những khát vọng chân chính.

+ Về nghệ thuật: Truyện Kiều đạt được thành tựu về nhiều mặt, đặc biệt là về ngôn ngữ và thể loại.

Truyện Kiều đã đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật với thể thơ lục bát mang đặc trưng của dân tộc.

Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc được kết hợp vào thể thơ lục bát với các hình thức ngôn ngữ: trực tiếp, gián tiếp, nửa trực tiếp. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, tả cảnh để ngụ tình.

14 tháng 10 2021

Tham khảo:

Tóm tắt bài Truyện Kiều bằng sơ đồ tư duy - Top Tài Liệu

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGAI. YÊU CẦU CẦN ĐẠT1. Kiến thức :- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất...
Đọc tiếp

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức :

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

2. Năng lực :

- Đọc - hiểu văn bản truyện thơ .

- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.

3. Phẩm chất:

- Trân trọng trước vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng.

- Biết yêu thương giúp đỡ người khó khăn và hoạn nạn, trung thực

II. Phiếu hướng dẫn học sinh tự học

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

-Đọc chú thích SGK T112 sau đó trả lời các thông tin về TG, TP (Phần này không cần trả lời vì đã tìm hiểu tuần 7)

H.S đọc lại 14 câu thơ đầu và trả lời

nhân vật Lục Vân Tiên được khắc hoạ trong những tình huống đánh cướp được miêu tả qua những h/ả, chi tiết vào phiếu học tập số 1

 

 

I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH

1. Tác giả

2. Tác phẩm  Truyện Lục Vân Tiên

3. Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

* Vị trí:

* Bố cục:

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Nhân vật Lục Vân Tiên

a. Lục Vân Tiên đánh cướp

Phiếu học tập 1

Nội dung

Chi tiết

Nhận xét

-Hoàn cảnh

 

 

 

 

- Điều kiện

 

 

 

-Hành động

 

 

 

-Lời nói

 

 

 

-Mục đích:

 

 

 

- Nhận xét về tính cách nhân  vật LVT

 

 

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Đọc đoạn thơ từ trang 110,111 tìm  những lời nói của Lục Vân Tiên  với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp, từ đó nhận xét về tính cách của LVT qua phiếu học tập 2:

 

b. Lục Vân Tiên trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga

 

 

Phiếu học tập 2

Câu thơ, chi tiết thể hiện lời nói của

Lục Vân Tiên

Nhận xét về tính cách của LVT

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Nhân vật Kiều Nguyệt Nga được miêu tả  qua những phương diện (cử chỉ, hành động...) nào ? Từ đó nhận xét chung về KNN

Hoàn thành phiếu học tập 3

 

2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga

 

 

Kiều Nguyệt Nga

Chi tiết

Nhận xét

Lời nói

 

 

 

 

 

 

Cử chỉ

 

 

 

 

Tính cách

 

 

0
17 tháng 8 2016

MÌNH TÌM ĐƯỢC MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TÊN KHÁC NHAU CỦA TRUYỆN KIỀU. CÁC BẠN THAM KHẢO NHÉ !

Truyện Kiều lúc đầu được Nguyễn Du đặt tên là Đoạn trường Tân Thanh, nghĩa là: Tiếng nói mới đứt ruột. Được viết dựa vào một tác phẩm cổ của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả sống vào đời nhà Thanh. Nội dung của Kim Vân Kiều truyện bắt nguồn từ một câu chuyện có thật xảy ra từ thời nhà Minh. Tại vùng quê phía Đông Trung Quốc, một toán cướp biển do Từ Hải cầm đầu thường xuyên đánh phá vùng Giang Đông. Triều đình cử quan Tổng Đốc Hồ Tôn Hiến cầm quân đánh dẹp toán giặc biển này. Câu chuyện được Mao Khôn, một người trong quân đội Hồ Tôn Hiến ghi lại trong sách: Ký tiểu trừ Từ Hải bản mật. Câu chuyện này về sau được nhiều người viết đi viết lại. Đới Sĩ Lâm viết: Lý Thuý Kiều truyện; Dư Hoài viết: Vương Thuý Kiều truyện; Trần Thụ Cơ viết: Hồ Thiếu Bảo bình nguy tấu tích; Mộng Giác Đạo Nhân viết: Từ tạ Từ Hải Nghĩa…

 

Nhìn chung, những tác phẩm này tình tiết có thay đổi ít nhiều so với sách của Mao Khôn. Nhưng tuyến chính của câu chuyện là mối quan hệ giữa Thuý Kiều và Từ Hải. Thuý Kiều là một kỹ nữ thông minh, xinh đẹp, lại có tài đàn hay, thơ giỏi. Từ Hải khi đánh phá vùng Giang Nam bắt được nàng, Từ Hải hết lòng yêu mến Thuý Kiều, về sau Thuý Kiều bị Hồ Tôn Hiến mua chuộc để dụ Từ Hải ra hàng.

Kết quả Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến giết, Thuý Kiều bị bắt. Trong tiệc mừng công, Thuý Kiều phải đánh đàn hầu hạ Hồ Tôn Hiến. Sau đó Hồ Tôn Hiến gả nàng cho một tên Tù trưởng người dân tộc thiểu số, Thuý Kiều đau khổ, nhục nhã nhảy xuống sông tự tử.

Câu chuyện này về cuối đời Minh, Thanh Tâm Tài Nhân viết lại một lần nữa, lần này câu chuyện được viết công phu hơn. Tác phẩm không còn là một câu chuyện ngắn đơn giản nữa mà trở thành một tiểu thuyết chương hồi. Toàn bộ tác phẩm chia làm 24 hồi. Đầu mỗi hồi có hai câu thơ tóm tắt đại ý, với một đoạn phê phán theo kiểu văn bạch thoại. Thỉnh thoảng xen vào những đoạn văn đàm luận. Kim Vân Kiều truyện có nhiều tình tiết phức tạp, nhiều nhân vật, nhiều sự kiện, lối miêu tả quá tỉ mỉ, vụn vặt dài dòng. Đặc biệt trong Kim Vân Kiều truyện quan hệ giữa Thuý Kiều và Từ Hải không phải là tuyến chính, mà tuyến chính là 15 năm lưu lạc của Thuý Kiều. Kết thúc tác phẩm không phải là Kiều tự tử trên sông Tiền Đường, mà còn có đoạn Kiều được vớt lên, được cứu sống về sau đoàn tụ với Kim Trọng.

Ở Trung Quốc, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không phải là một tác phẩm văn học cổ xuất sắc, không được mọi người ưa chuộng như tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chỉ khi Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời, được nhân dân ta yêu thích và thế giới ca ngợi thì ở Trung Quốc mới quan tâm tới tác phẩm Kim Vân Kiều truyện.

Truyện Kiều của Nguyễn Du không chia bằng hồi, nhưng bố cục vẫn theo Kim Vân Kiều truyện. Ông chỉ bớt đi những chi tiết rườm rà, những câu văn dài dòng, vô ích, các bài thơ cũng bớt. Nguyễn Du chỉ lấy ý tứ và một số hình ảnh tiêu biểu nhất đem diễn tả bằng thơ lục bát với 3.254 câu.

Từ trước đến nay các nhà nghiên cứu cho rằng: Nguyễn Du chọn đề tài Kim Vân Kiều truyện là vì ông thấy số phận của Thuý Kiều có phần giống cảnh ngộ của ông. Thuý Kiều vì gia biến mà phải bán mình chuộc cha, đem thân làm vợ người khác nên không trọn lời nguyền với Kim Trọng. Nguyễn Du mượn cảnh đó để nói lên nỗi lòng của mình, vì vận nước thay đổi mà phải đem thân làm bề tôi cho một triều đại khác nên không trọn đạo trung quân với nhà Lê. Mặt khác, ông cũng không thể đưa thực trạng xấu xa của xã hội phong kiến Việt Nam vào trong tác phẩm của mình. Vì vậy, ông mượn câu chuyện của Trung Quốc để viết là để tranh khỏi bị triều đình nhà Nguyễn bắt tội.

Về vấn đề Truyện Kiều được Nguyễn Du viết vào thời điểm nào? Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra các luận cứ thuyết phục. Tháng 2 năm 1943, trên báo Thanh Nghị, cụ Hoàng Xuân Hãn căn cứ vào Đại Nam chính biên liệt truyện, cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào khoàng thời gian 1814-1820. Học giả Đào Duy Anh thì phủ nhận ý kiến ấy. Trong bài Nguyễn Du viết đoạn trường Tân Thanh vào lúc nào?, ông cho rằng chỉ căn cứ vào Đại Nam chính biên liệt truyện thì không hoàn toàn chính xác. Đào Duy Anh dựa vào Nguyễn Văn Thắng (bạn cùng thời với Nguyễn Du) tác giả của Kim Vân Kiều án, có nói Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đã lưu hành rộng rãi ở nước ta từ trước. Trong lời tựa Kim Vân Kiều án, Nguyễn Văn Thắng dùng chức quan Hữu Tham Tri Bộ Lễ để chỉ Nguyễn Du. Theo Đào Duy Anh điều đó chứng tỏ Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào lúc ông giữ chức Quan Đông Các, tức là từ năm 1805-1809.

Nhìn chung từ trước tới nay các nhà nghiên cứu Truyện Kiều mỗi người đưa ra một thời điểm khác nhau. Người này phủ nhận ý kiến người kia và cố chứng minh cho quan điểm của mình là đúng. Nhưng tựu trung lại đều thống nhất có ba thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều:

– Sau khi đi sứ Trung quốc về (sau 1813);

– Những năm làm quan cho nhà Nguyễn (từ 1802-1809);

– Những năm về sống ẩn dật tại quê nhà (1796-1802)

Ngoài ra, một ý kiến cho rằng: Nguyễn Du viết Truyện Kiều trong thời gian sống ở quê vợ tại Thái Bình (1786-1796).

Truyện Kiều của Nguyễn Du viết xong được khắc in ngay. Tương truyền, sau khi viết xong, Nguyễn Du đưa bản thảo cho Phạm Quý Thích xem. Phạm Quý Thích có chữa một số chữ trong bản thảo của Nguyễn Du, rồi viết lời tựa đưa in. Đổi tên sách Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du thành Kim Vân Kiều Tân truyện. Bản này về sau gọi là bản phường (In ở phường Hàng Gai, Hà Nội). Sau này vua Tự Đức nhà Nguyễn rất thích Truyện Kiều đã sửa chữa một số chữ và cho khắc in, dân ta quen gọi là bản Kinh (In ở Kinh Đô Huế). Cả hai bản này về sau được in đi in lại nhiều lần bằng chữ Nôm. Khi chữ Quốc ngữ ra đời lại được dịch ra Quốc ngữ, số lần in lại càng nhiều hơn. Bản Quốc ngữ đầu tiên là của Trương Vĩnh Ký in năm1875

16 tháng 3 2018

1. Lập dàn ý 

a.Mở bài                                                         

– Đề tài phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng.

– Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ.

b. Thân bài

* Vũ Nương – người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ :

– Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.

+ Tư dung tốt đẹp – người con gái bình dân.

+ Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thuỷ.

+ Là người cố lòng tự trọng.

– Vũ Nương lại là người phải gánh chịu nhiều khổ đau :

+ Một mình nuôi con, lo lắng thuốc thang, chôn cất mẹ chồng.

+ Bị Trương Sinh đối xử phũ phàng : nghi ngờ, không cho nàng biết nguyên do, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết.

+ Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được.

* Suy nghĩ về thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến :

– Con người không làm chủ được vận mệnh của mình.

– Xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, vô nhân đạo gây ra bao bất công cho người phụ nữ ; chế độ đa thê gây bao cảnh oan trái đau lòng.

– Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển.

– Cảm thông và hiểu rõ đĩều tốt đẹp trong phẩm chất của họ.

(lấy ví dụ qua ca dao, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều,…)

c. Kết bài : Hiểu về thời đã qua để thêm yêu hiện tại.

2. Bài làm minh họa

Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví như Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương – một đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.

Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự không bình đẳng trong quan hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng có mối thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thuỷ chung : “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”. Không chỉ vậy nàng còn phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn khiến con người luôn cảm thấy bất an : chỉ một trò đùa, một vật vô tri, vô giác như cái bóng cũng khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, không cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. Tình yêu, lòng tin không còn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn, nàng đã tìm đến cái chết để thanh minh cho bẳn thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống trần gian dù điều kiện có thể.

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều :

Đau đớn thay phậh đàn bà,

Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.

Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. ơ đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ không gì sánh được.

Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự :

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ – “những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” không biết mình sẽ rơi vào đâu : một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù đó là đâu, dù muốn hay không họ cũng phải chấp nhận.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa đẩy như thế nào. Bà đã viết :

Thân em ưừa trắng lại ưừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ. Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thoả hiệp. Nếu như họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất công ấy sẽ không có điểu kiện phát triển.

Chúng ta đều xót thương và cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một con người sống trong thời đại mới, ta thật hạnh phúc khi không phải bó buộc vào những luật lệ, lề thói xấu ấy.

26 tháng 10 2023

Cứu với cứu với mng ơi:(((

26 tháng 10 2023

Ý kiến về cảnh trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du như một bức tranh tâm trạng là một quan điểm hết sức đúng đắn. Nguyễn Du đã miêu tả một bức tranh tươi sáng, đẹp đẽ của thiên nhiên trong ngày xuân với cảnh trời xanh, hoa nở rộ, và sông nước êm đềm. Tuy nhiên, bức tranh này không chỉ đơn thuần là mô tả cảnh vật mà còn truyền tải tâm trạng của nhân vật Kiều. Cảnh xuân đẹp đẽ này được dùng để làm nổi bật tâm hồn của Kiều, người đang trải qua những khó khăn trong cuộc đời. Và khi ngày xuân đi qua, bức tranh thiên nhiên này trở thành một bức tranh tâm trạng của sự tương phản giữa vẻ đẹp của tự nhiên và khổ đau trong tâm hồn Kiều. Hay khi ở lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ tinh tế để miêu tả vẻ đẹp kiến trúc của lầu và cảnh vật xung quanh, nhưng cô độc và lạnh lẽo. Lầu Ngưng Bích tượng trưng cho cuộc đời bất hạnh của Kiều, nơi cô phải sống một cuộc sống xa lánh, cô đơn và đầy khổ đau. Cuộc sống trong lầu không phải là một cuộc sống hạnh phúc, mà chứa đựng nhiều thử thách và khó khăn. Dù nàng là một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ Kim Trọng,nhớ bố mẹ già. Ta có thể thấy được nỗi buồn bã, cô đơn của nàng, một người phụ nữ bất hạnh, không nơi nương tựa, mất đi những gì quý giá nhất...
Tham khảo thôi nha bạn!