Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
Đã lâu rồi từ ngày tôi xa quê hương lên thành phố để tiếp tục việc học của mình tôi mới có dịp gặp lại thầy.
Thầy vẫn vậy, vẫn cái nét đơn sơ giản dị không có gì thay đổi. Nhớ lại lúc trước ở quê tôi, việc có con đậu được vào đại học là niềm vinh hạnh không gì tả nổi đối với người ấy và gia đình họ. Vì vậy ba mẹ luôn khuyên chúng tôi phải cố gắng học tập, cũng chính vì điều đó việc thi đậu vào khối A đối với tôi đã bắt đầu trở thành 1 mơ ước. Nhưng hỡi ôi, để thi được vào khối A thì phải chuyên toán, lý, hoá. Mà môn lý và hoá tôi học rất tốt, chỉ riêng môn toán, do ham chơi mà tôi đã bị mất căn bản từ khi lên lớp 6.
Thật khó để ước mơ đó trở thành sự thật. Bước vào lớp 8, thầy được phân công dạy môn toán cho lớp tôi. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, bản thân tôi đã cảm nhận được cái nét giản dị ở nơi thầy. Thầy mặc một cái áo đã bạc cả hai vai, tóc thầy đã ngả dần sang màu trắng, ở cái tuổi người ta có thể gọi là xế chiều của đời người. Nhưng ngày nào cũng vậy, mỗi lần thầy lên lớp, điều đầu tiên chúng tôi thấy được là một nụ cười trên gương mặt thầy, một nụ cười của sự hạnh phúc, thầy không giống như những người khác, không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống ấy. Thầy ân cần dạy bảo chúng tôi một cách tận tình như một người cha đang dạy những đứa con của mình. Chính nhờ những tính cách đó của thầy mà khiến tôi không còn rụt rè và cảm thấy yêu những con số hơn. Tôi mạnh dạn hỏi thầy những kiến thức cũ mà tôi đã quên hết, không còn lưu lại một tí gì trong trí nhớ. Thầy nhìn tôi và mỉm cười, thầy không chỉ giảng riêng cho mình tôi, mà thầy còn giảng cho cả lớp bằng những cách rất hay mà cho mãi đến giờ này chúng tôi không sao quên được. Và thật đáng ngạc nhiên khi điểm tổng kết môn toán của tôi ở những lớp dưới chỉ khoảng 6.4 vậy mà bây giờ tôi đã được 8.5 môn toán. Thật đáng khích lệ đúng không? Khi tôi sắp sửa bước vào kì thi đại học, tôi cảm thấy rất tự tin vì đã có một kiến thức vững vàng, tôi muốn cảm ơn thầy rất nhiều vì chính thầy đã mang lại cho tôi sự tự tin đó.
Giờ đây tuy ở xa quê, nhưng tôi tin chắc một điều rằng ở quê nhà thầy vẫn đang đứng trên bục giảng và dạy tận tình cho những đứa học trò như tôi. Và trên mặt vẫn với một nụ cười giản dị mà đầy sức sống. Thầy ơi! Em xin cảm ơn thầy....
I. Mở bài.
* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ
II. Thân bài.
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời
III. Kết bài.
* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.
Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm:
– Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
– Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.
TB:
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ:
– Thầy đã già, mái tóc bạc.
– Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.
– Thầy vui vẻ ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò.
– Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời
kb
* Cảm nghĩ của em:
– Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
– Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.
*Bài làm 1:
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.
Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:
+ Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ
+ Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ
+ Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con
+ Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy học
*Bài làm 2:
Mở bài : Kể lại việc em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.
Thân bài :
- Miêu tả thầy giáo cũ của mẹ :
+ Khuôn mặt : làn da nhăn, mái tóc bạc, ...
+ Dáng người : cao, thấp, gầy, béo, trông đã yếu hay còn khỏe mạnh...
- Hình ảnh thầy trong giây phút xúc động gặp lại học trò cũ :
+ Ngạc nhiên đến mừng rỡ, xúc động : thể hiện trên ánh mắt, nụ cười.
+ Sự đón tiếp ân cần, nồng hậu của thầy.
Kết bài : Sự xúc động của em và mẹ, đây là một kỷ niệm đáng nhớ về nghĩa tôn sư trọng đạo em cần học hỏi.
Chọn 1 trong 2 bài nha bạn!
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm:
- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.
2. Thân bài:
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gã:
- Thầy đã già., mái tóc bạc.
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.
- Thầy vui vẻ ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò.
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thìa về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.
Bài Làm:
Quê mẹ em ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, mẹ theo bố em vào Nam sinh sống. Công việc bộn bề khiến mẹ ít có dịp về quê. Mẹ thường ao ước một ngày nào đó đượctrở lại xứ Huế yêu thương, thăm mái trường xưa cùng thầy cô, bạn bè gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mong ước ấy giờ đây vẫn chưa thành hiện thực nhưng có một điều an ủi mẹ rất nhiều là mẹ được bác Tâm bạn học cũ cho địa chỉ của thầy Huệ - người thầy chủ nhiệm lớp 12A năm xưa. Sau khi về hưu, thầy đã vào thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu. Mẹ em vui lắm, háo hức chờ đợi ngày được gặp mặt người thầy mà mẹ vô cùng kính mến và khâm phục.
Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến chúc mừng thầy giáo cũ. Suốt dọc đường, mẹ kể cho em nghe nhiều điều tốt đẹp về thầy Huệ - một giáo viên Văn nổi tiếng, niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Quốc học Huế.
Nhà thầy đây rồi! Căn nhà cấp bốn khá rộng cất giữa mảnh vườn sum suê cây trái nằm cặp mé sông Sài Gòn. Lối vào hai bên trồng bông bụt, hoa nở đỏ thắm, rung rinh như những chiếc đèn lồng treo thấp thoáng trong đám lá xanh. Trước thềm viền một hàng cỏ tóc tiên xùm xoà trông thật đẹp. Mẹ em nhấn chuông, vẻ hồi hộp hiện rõ trên nét mặt. Mẹ mong rằng người mở cổng sẽ chính là thầy Huệ.
Một cụ già thong thả bước ra, mái tóc và chòm râu bạc trắng nhưng đôi mắt vẫn tinh anh. Cụ cất giọng trầm ấm hỏi:
- Xin lỗi! Quý cô cần gặp ai?
Không nén nổi cảm xúc, mẹ em nghẹn ngào đáp:
- Dạ thưa... thầy có phải là thầy Huệ?! Em là Hương Liên, học sinh lớp 12A do thầy chủ nhiệm, khoá 80 - 81 của trường Quốc học Huế. Thầy có còn nhớ em không?
Thầy giáo già nhíu đôi lông mày, vẻ nghĩ ngợi rồi ồ lên khe khẽ:
- Hương Liên?! Có phải Hương Liên ở Gia Hội không? Thầy nhớ ra rồi! Xin mời vô nhà!
Nãy giờ, em vẫn đứng nép sau lưng mẹ, mắt không rời gương mặt phúc hậu của thầy. Mẹ đẩy nhẹ em ra phía trước rồi giới thiệu:
-Thưa thầy! Đây là Yến Nhi, con gái út của em. Cháu đang học lớp 6. Chào ông đi con!
Em bẽn lẽn cúi đầu, vòng tay chào người thầy đáng kính của mẹ. Thầy xoa đầu em cười và nói: *
- Cháu ngoan lắm! Giống mẹ ghê hỉ?! Tên cháu cũng hay nữa. Yến Nhi tức là con chim én nhỏ đó cô bé ạ!
Không hiểu sao khi nghe giọng nói trầm ấm, vui vẻ của thầy giáo già, em có cảm giác thân thương, quen thuộc giống như gặp ông ngoại của mình.
Hơn một giờ đồng hồ, hai thầy trò ôn lại chuyện xưa. Thầy nhắc nhở và hỏi thăm những học trò cũ của mình, trong đó không ít người đã trở nên nổi tiếng. Mẹ em xúc động nói:
- Thưa thầy! Em xin cảm ơn thầy vì thầy đã động viên em kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Em cũng báo Đềthầy mừng là năm ngoái, em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Em đã học tập được ở thầy rất nhiều điều trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cây bút thầy tặng khi em được giải nhất học sinh giỏi Văn khối 12 của thành phố Huế, giờ đây em vẫn giữ. Mỗi lần nhìn cây bút ấy là em lại nhớ tới thầy.
Thầy giáo già cười hiền từ:
- Xin chúc mừng em! Như vậy là thầy có thêm được một đồng nghiệp tốt. Thầy tin rằng em sẽ đạt được nhiều thành tích trong tương lai.
Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi:
- Cháu gái có thích nghề dạy học không? Nghề này tuy nghèo nhưng vui. Đào tạo được những học sinh như mẹ cháu, ông thấy không có gì quý bằng, cháu ạ!
Trên đường về, mẹ tiếp tục kể cho em nghe về người thầy giáo cũ. Em thấy rằng tình nghĩa thầy trò đậm đà, sâu sắc quả là vô cùng đáng quý!
DAN Y:
1.mo bai :
*hoan canh cua cuoc den tham:
-Nhan ngay nha giao VN(20-11)
-em cung bo den tham thay giao, co giao cu cua mik
2.than bai
-thay gio da gia roi, mai toc bac pho
-thay ngo ngang,xuc dong khi thay tro cu den tham
-thay tro ngoi noi chuyen ,on lai ky niem xua
-thay rat mung vi cac tro cu gio da co cong an viec lam tot
-tam biet thay giao,bo va em ra ve.
3.ket bai:
*cam nghi cua em :
-em rut ra bai hoc tinh thay va tro
-yeu quy ,tran trong nghe day hoc
-yeu quy thay ,co giao cua mik
( xem co dung ko ,rui like cho mik nha)
rất hay nhân vật biết kính trọng những người đã dạy bảo mình nên người
ờ, thì sao? khoe làm j?
mk bt mà