Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu em là Hai Bà Trưng, em sẽ xây dựng lại đất nước để cho đất nước phát triển hơn. Vì đất nước lúc đó đang bị chiến tranh nên bị phá hủy cho nên phải xây dựng lại
Diễn biến:
- Lần 1:
- Mùa Xuân năm 40 (tháng 3 Dương lịch), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Luy Lâu.Tô Định hoảng hốt, bỏ thành lẻn trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng bị đánh tan. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
- Lần 2:
- Năm 42, Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược gồm: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu tấn công ta ở Hợp Phố, nhân dân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả .
- Sau khi chiếm đc Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành hai đạo quân thủy bộ tiến vào nước ta.
+ Đạo quân bộ: Men theo đường biển, lẻn qua Qủy Môn Quan, xuống Lục Đầu.
+ Đạo quân thủy: Từ Hải Môn vượt biển vào sông Bạch Đằng, từ Thái Bình lên Lục Đầu. Hai đạo quân gặp nhau ở Lãng Bạc.
- Lúc đó Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến rất quyết liệt. Quân ta về giữ hai vùng Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện đuổi theo, quân ta lui về Cấm Khê (Ba Vì - Hà Nội), nghĩa quân kiên quyết chống trả.
- Tháng 3 năm 43 (tức ngày 16 tháng 2 Âm lịch) Hai Bà Trưng đã hi sinh ở Cấm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục tới tháng 11 năm 43.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (40 Công nguyên là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc ở đầu Công nguyên.
Cuộc khởi nghĩa ấy do bà Trưng Trắc phát động cùng em gái là Trưng Nhị, người có công lao cùng chị và của rất nhiều các vị nữ tướng, nữ binh trong hàng ngũ đội quân của Hai Bà.
Đó là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ thời kỳ ấy. Chấm chấm dứt giai đoạn thống trị của phong kiến phương Bắc lần thứ nhất dài tới 246 năm (207 TCN - 39 CN).
Sử nước ta viết: ''... Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tướng dũng lược, căm giận Tô Định chính lệnh hà khắc tàn ngược tụ họp người các bộ, hăng hái dấy đội quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng, cho nên lấy được 65 thành ở Lĩnh Ngoại, thu lại hết đất cũ Nam Việt, cũng là bậc hào kiệt trong nữ lưu..."
Cũng bởi ý chí anh hùng hào kiệt mà trải qua hàng nghìn năm và mãi mãi về sau, sự nghiệp và danh tiếng của Hai Bà còn lưu danh. Những sự kiện lịch sử về hai Bà và cuộc khởi nghĩa năm 40 CN đánh đuổi Tô Định, năm 42 CN chống Mã Viện xâm lược đã theo dòng thời gian chuyển hóa thành các sự tích văn hóa, vào huyền thoại, đi vào tâm linh và tín ngưỡng cộng đồng người Việt Nam.
Những nơi Hai Bà đã đi qua, những đồn lũy và chiến trận do Hai Bà Trưng cùng các vị tướng lĩnh lập nên cũng theo đó mà trở nên nơi đền miếu thiêng liêng thờ cúng khói hương không dứt. Nay là các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Vĩnh Phúc.
Hai Bà là con gái Lạc Tướng huyện Mê Linh, hậu duệ đời thứ 25 của Vua Hùng - họ Lạc. Thân mẫu của Hai Bà tên là Trần Thị Đoan (tục danh là bà Man Thiện), có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ.
Ngày 01 tháng 8 năm Giáp Tuất (14 CN) bà Man Thiện sinh một lần được hai con gái. Vì là nhà tằm tơ, nên 3 năm sau, mới đặt tên cho cô chị là Trắc (lứa đầu - ''lứa chắc'' theo cách tính của nhà nuôi tằm), cô em là Nhị (''lứa nhì''- lần thứ hai)
Năm 19 tuổi, cha mẹ gả cô chị là Trắc, lấy con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên là Thi Sách tức là năm Canh Thìn (32 CN). Vợ chồng đoàn tụ mới được vài năm thì Thi Sách bị Tô Định giết chỉ vì con hai nhà tướng kết hôn với nhau, trở thành một lực lượng lớn, không có nơi cho sự thống trị của nhà Hán.
Căm giận quân giặc bạo ngược, vì nợ nước nay lại thêm mối thù nhà, bà Trắc đã cùng với em là Nhị phát động trong toàn quận Giao Chỉ, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng.
đây là hình của 2 bà trưng
diệt tô định
c1:Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này tức là: Phải hoàn thành công lao này (tức là Khởi nghĩa phải nhất định thắng lợi)thì mới đủ 4 mục tiêu của cuộc khởi nghĩa.
Còn các câu khác có ý nghĩa là:
-Một xin rửa sạch nước thù: Phải trả được mối thù của đất nước.
-Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng: Giành lại được đất nước mà các vua Hùng đã dựng nên.
-Ba kẻo oan ức lòng chồng: Trả thù cho chồng Trưng Trắc là Thi Sách
-Bốn là ghi danh mình vào sử sách.