Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sự thay đổi vị trí của 1 vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.
- Công thức tính vận tốc : v=s/t.
- Công thức tính vận tốc trung bình : Vtb= s1+s2.../t1+t2...
- Lực gồm gốc, phương, chiều, cường độ.
- Quán tính.
- Lực ma sát gồm ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ.
- Công thức tính áp suất : p = F/S.
- Áp suất chất lỏng : p=d.h .
- Máy thuỷ lực, bình thông nhau.
- Áp suất khí quyển.
- Lực đẩy Ác - si - mét : Fa = d. V
- Sự nổi.
- Công cơ học : A= F.s
Bài 1 (5,0 điểm)
Cho 2 bình hình trụ A và B thông với nhau bằng một ống nhỏ có thể tích không đáng kể và có khóa K. Tiết diện của bình A là S1, của bình B là S2 = 0,25S1 (khóa K đóng). Đổ vào bình A hai loại chất lỏng có trọng lượng riêng và mực các chất lỏng trong bình lần lượt d1 = 10 000N/m3; d2 = 9000N/m3 và h1 = 18cm; h2 = 4cm. Đổ vào bình B chất lỏng có chiều cao h3 = 6cm, trọng lượng riêng d3 = 8000N/m3 (các chất lỏng không hòa lẫn vào nhau). Mở khóa K để hai bình thông với nhau. Hãy tính:
a. Độ chênh lệch chiều cao của mặt thoáng chất lỏng ở 2 bình.
b. Thể tích chất lỏng có trọng lượng riêng d1 ở trong bình B. Biết bán kính đáy của bình A là 2cm.
Bài 2 (4,0 điểm)
Một ca nô chuyển động từ bến A đến bến B (ở cùng một bên bờ sông) với vận tốc so với dòng nước là v1 = 30km/h. Cùng lúc đó, một xuồng máy bắt đầu chạy từ bến B theo chiều tới bến A. Trong thời gian xuồng máy chạy từ B đến A thì ca nô chạy liên tục không nghỉ từ bến A đến bến B cả đi và về được 4 lần và về đến A cùng lúc với xuồng máy. Giả thiết chế độ hoạt động của ca nô và xuồng máy là không đổi; bỏ qua thời gian ca nô đổi hướng khi đến A và B; chuyển động của ca nô và xuồng máy là những chuyển động thẳng đều; dòng nước chảy có hướng từ A đến B, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là v0 = 2km/h.
a. Tính vận tốc của xuồng máy so với dòng nước.
b. Tính độ dài quãng đường từ bến A đến bến B, biết thời gian xuồng máy chạy từ B về A là 2h.
c. Nếu nước chảy nhanh hơn thì thời gian ca nô chuyển động trên quãng đường (như câu a) có thay đổi không? Vì sao?
Bài 3 (5,5 điểm)
Thả một khối gỗ đặc hình lập phương cạnh a = 30cm, có trọng lượng riêng d = 9000N/m3 vào trong bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng là d1 = 12 000N/m3.
a. Tìm chiều cao của phần khối gỗ chìm trong chất lỏng.
b. Đổ nhẹ vào bình một chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 8000N/m3 sao cho chúng không hòa lẫn vào nhau. Tìm chiều cao của khối gỗ ngập trong chất lỏng có trọng lượng riêng d1? Biết khối gỗ nằm hoàn toàn trong hai chất lỏng.
c. Tính công để nhấn chìm khối gỗ hoàn toàn trong chất lỏng d1? Bỏ qua sự thay đổi mực nước.
Bài 4 (5,5 điểm)
Một người đi xe máy xuất phát từ địa điểm A đến địa điểm B, trên nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc không đổi v1, nửa đoạn đường sau đi với vận tốc không đổi v2. Một xe ô tô con xuất phát từ B đi về A, trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc không đổi v1, nửa thời gian sau đi với vận tốc không đổi v2. Biết v1 = 20km/h và v2 = 60km/h. Nếu xe ô tô con xuất phát muộn hơn 30 phút so với người đi xe máy, thì xe ô tô con đến A và người đi xe máy đến B cùng một lúc.
a. Tính vận tốc trung bình của mỗi xe trên đoạn đường AB.
b. Nếu hai xe xuất phát cùng một lúc thì chúng sẽ gặp nhau tại vị trí cách A một khoảng bằng bao nhiêu?
Bạn nên đăng những câu khó nhất hoặc bạn lọc ra những câu tương tự nhau để bản thân có thể vận dụng nhé!
bài 1 :
a) 36km/h = 10m/s
b) 15m/s = 4,2km/h
bài 2 :a)ta có: vận tốc của xe thứ nhất là :
v1 = \(\dfrac{s}{t_{ }}\) = \(\dfrac{60}{3}\) = 20km/h
vận tốc của xe thứ 2 là :
v2 = \(\dfrac{s}{t}\) = \(\dfrac{50}{3}\) (km/h)
vì v1 > v2 => xe thứ nhất đi nhanh hơn
gọi t' là thời gian mỗi xe đi hết quãng đường của mình
b)tỉ số quãng đường của xe 1 với xe 2 trong cùng 1 thời gian là :
\(\dfrac{s_1}{s^{ }_2}\)= \(\dfrac{t'.v_1}{t'.v_2}\) = \(\dfrac{20}{\dfrac{50}{3}}\) = 1,2
vậy s1 = 1,2s2
khi vật nổi : \(F_A>P\)
khi vật chìm : \(F_A< P\)
khi vật lơ lửng : \(F_A=P\)
khi vật nổi : FA>PFA>P
khi vật chìm : FA<PFA<P
khi vật lơ lửng : FA=PFA=P