Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài này nguồn từ google, bạn tham khảo nhé.
Trong cuộc sống con người chúng ta luôn có những niềm vui, nỗi buồn, luôn có những khó khăn cần được chia sẻ và giúp đỡ. Chính vì vậy chúng ta cần có những người bạn tốt để giúp ta trong những lúc như vậy. Và em cũng có một người như vậy ngay từ tuổi nhỏ. Cậu ấy tên Quang. Quang là hàng xóm của em. Chúng em chơi với nhau lúc còn bé xíu. Khi ấy cậu mập mạp, trắng trẻo rất đáng yêu. Lớn hơn một chút, chúng em học cùng lớp mẫu giáo, rồi lại cùng nhau vào trường tiểu học. càng ngày chúng em càng thân thiết với nhau hơn. Giờ đây cậu ấy sở hữu một khuôn mặt chữa điền, làn da không còn trắng mịn như con gái mà ngăm đen khỏe mạnh. Cậu ấy chỉ cao hơn em một chút. Mái tóc cắt ngắn trông rất gọn gàng. Quang là một con người thân thiện, luôn tươi cười, cởi mở với mọi người xung quanh. Học nhóm, chơi thể thao, làm bài tập ngữ văn, lúc nào em và Quang cũng thành một cặp, gắn bó với nhau như hình với bóng. Không chỉ thông minh, nhanh nhẹn, Quang còn rất biết quan tâm giúp đỡ người khác, nhất là với em. Vì em học kém môn Ngữ văn nên Quang ngày nào cũng sang nhà em làm gia sư bất đắc dĩ. Anh bạn gia sư của em còn là một cây văn nghệ cừ khôi. Cậu ấy đã từng dành ngôi vị quán quân trong cuộc thi tiếng hát học .sinh toàn trường. Mỗi dịp có lễ hội, nhìn cậu ấy hát trên sân khấu nhà trường, em thấy bạn rất chuyên nghiệp và trong lòng em có cảm giác tự hào khi có được người bạn như Quang. Không chỉ học giỏi, hát hay, Quang còn rất ngoan ngoãn và biết giúp đỡ cha mẹ. Mỗi chiều đi học về em thường thấy Quang giúp bố mẹ cơm nước, dọn dẹp nhà cữa. Không những thế, những món ăn mà Quang nấu cũng không thể chê vào đâu được. Trong mắt em Quang trở thành một người bạn hoàn hảo. Là tấm gương xứng đáng cho em học tập và cố gắng noi theo. Mỗi người bạn đều đem lại cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp. Nhưng người bạn thân thiết gắn bó khiến ta tự hào, ngưỡng mộ mà trở nên cố gắng tốt đẹp hơn càng đáng quý. Em mong tình cmar giữa em và Quang mãi mãi như bây giờ.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào em mới chỉ là một cô bé lớp một rụt rè núp sau lưng mẹ vậy mà giờ đây đã gần năm năm em theo học tại ngôi trường thân yêu này.
Ngôi trường của em đã được xây cách đây từ rất lâu rồi nên trông nó có một vẻ gì đó rất trang nghiêm và cổ kính. Trường em có tổng cộng ba tòa nhà, hai dãy nhà để xe cho học sinh và một dãy nhà để xe dành cho giáo viên. Ở giữa sân trường còn có một hồ nước rất rộng trồng hoa sen. Hè về những bông hoa sen nở hồng thắm như tô điểm cho ngôi trường của em thêm đẹp hơn. Xung quanh hồ còn có hàng rào cẩn thận để bảo đảm an toàn cho học sinh. Các dãy nhà được xây theo hình chữ U với các bức tường phủ sơn vàng óng toát lên vẻ thân thương, gần gũi.
Trong các lớp học ngoài những những vật dụng cần thiết như bàn ghế, bảng đen, phấn trắng còn có rất nhiều những thiết bị hiện đại khác như máy chiếu, máy in,…phục vụ cho công việc học tập. Đằng sau trường là một khu đất rất rộng dùng làm nơi để học thể dục và thi đấu thể thao. Trước cửa mỗi lớp học có những bồn hoa bé bé xinh xinh với những bông hoa màu sắc nổi bật thu hút những anh ong chị bướm đến hút mật đùa vui. Ngoài ra, trên sân trường còn có rất nhiều những cây bóng mát khác nhau như cây phượng với sắc đỏ rực rỡ, cây bàng với sắc xanh ngọc dịu mát,…
Đội ngũ giáo viên trường em đều là những thầy cô với chuyên môn cao và nhiệt huyết đối với nghề. Các thầy cô luôn luôn hết mình và tận tâm đối với nghề, luôn coi học sinh như con của mình mà chăm sóc, dạy dỗ. Học sinh trong trường ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, kính thầy, yêu bạn. Em cảm thấy mình rất may mắn khi có thể được học tập tại môi trường lành mạnh này.
Em yêu trường em nhiều lắm. Hình ảnh của ngôi trường thân yêu sẽ mãi mãi khắc sâu vào trong tâm trí em như đánh dấu cả một quãng thời gian tuổi thơ tươi đẹp đầy nắng và gió.
Đã gần bảy năm kể từ ngày tôi cùng Tùng tay trong tay tung tăng bước vào lớp một. Thời gian trôi qua nhanh xoá nhòa bao kỉ niệm. Nhưng cũng thật tuyệt vời khi chính những năm tháng ấy lại khắc sâu thêm tình bạn của chúng tôi.
Tùng không phải là người bạn duy nhất của tôi nhưng cậu chính là người mà tôi thân thiết nhất. Tôi và Tùng cùng tuổi. Hai đưa chi hơn nhau mấy ngày sinh, nhà lại cùng chung dãy phố nên chúng tôi chơi với nhau từ khi bập bẹ lên một lên hai. Tùng thấp và đậm, dáng người cậu chắc khoẻ hơn cái dáng mành khảnh của tôi. Chẳng thế mà ở lớp cậu có thể chơi bóng từ đầu đến cuối trận mà còn dư sức hơn cả lũ bạn cùng lớp như tôi. Tùng có mái tóc và đôi mắt màu đen. Tôi có thể dám chắc rằng ỏ hai đặc điểm ấy, cậu thực sự là một bản sao của mẹ. Ngày xưa mái tóc và đôi mắt rất đen và đẹp của mẹ Tùng đã giúp bác đạt giải trong một cuộc thi sắc đẹp.
Tuy nhiên, đôi mắt và mái tóc chưa phải là nét tiêu biểu nhất cùa Tùng. Gặp Tùng, ai cũng dễ nhận ra khuôn mặt của cậu toát lên vẻ thông minh. Tùng ăn nói hoạt bát và lanh lợi. Vầng trán của cậu khá cao nhưng thường được giấu kin đáo đằng sau hàng tóc rủ. Nhìn chung khuôn mặt của Tùng rất dễ tạo ra cho chúng ta thiện cảm và rất dễ gần.
Tùng học giỏi nhất lớp nhưng không bao giờ tự kiêu. Cậu đơn giản và gần gũi với bạn bè ngay từ cách ăn mặc và sinh hoạt. Gia đình Tùng có điều kiện nhưng những bộ quần áo mà cậu mặc đến lớp hàng ngày hoặc mặc vào một dịp đi chơi nào đó bao giờ cũng rất giản dị. Cách ăn vận ấy khiến chúng tôi rất nể phục Tùng. Thế nhưng có lẽ điều tuyệt vời nhất ở cậu học trò mẫu mực này chính là vẻ đẹp trong lối sống. Tùng hòa nhã gần gũi với bạn bè. Tùng lễ phép, tôn trọng và nghe lời thầy cô giáo hay những người lớn tuổi, ở trong lớp, cậu rất biết nhún nhường. Tùng lại hay giúp đỡ những bạn học yếu hơn nên cả lớp ai cũng quý và thân thiết với cậu.
Ngần ấy năm học trôi qua, tình bạn của tôi và Tùng càng ngày càng sâu sắc. Mỗi buổi sáng hai dứa cùng cắp sách tới ưường, cùng học, cùng chơi lại cùng về trên con đường cũ. Buổi chiêu hai đứa lại dành thời gian cùng học nhóm, ở với Tùng tôi cũng học được bao điều quý giá. Vẫn biết không được trời phú cho cái tư chất như Tùng nhưng tôi vẫn thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi một người bạn tốt. Có Tùng tôi tự tin học tập và san sẻ. Và ngược lại lúc nào Tùng cũng chia sẻ với tôi.
Người xưa từng nói: Bạn là của cải chứ không phải của cải là bạn. Và nếu trên đời này không còn tình bạn thì cuộc sống hẳn sẽ buồn tẻ và nhàm nhạt biết nhường nào. Tôi không định nghĩa được tình bạn nhưng kể từ ngày thân thiết với Tùng, tôi hiểu rất rõ, tình bạn là một thứ gì đó đáng trọng, thiêng liêng và cao quý vô cùng.
Sau bữa cơm, gia đình tôi quây quần trong phòng khách. Bỗng tôi chợt nhớ đến chuyện sáng nay và muốn kể ngay cho bố mẹ nghe. Thế là tôi nhanh nhảu “Bố mẹ ơi, lớp con có chuyện này vui lắm. Con kể cho bố mẹ nghe nhé”. Bố mẹ tôi mỉm cười gật đầu, tôi hào hứng:
“Hôm nay, ở lớp con, cô giáo đã kể cho chúng con nghe một câu chuyện, vui và cảm động lắm. Câu chuyện vừa xảy ra vào ngày chủ nhật, hôm 20-11. Ba bạn Nga lớp con là bác sĩ, đồng thời là hội trưởng hội phụ phuynh của lớp. Chiều thứ 7, ngày 19-11, ba của bạn Nga ghé thăm cô và tặng cô một chục cam sành. Cô giáo con cảm ơn bác hội trưởng nhưng đã đem túi cam tặng lại cho thím Tư, một thím nghèo, sống cô đơn ở căn nhà nhỏ đầu hẻm. Ai ngờ, lần này, thím Tư thấy chục cam lớn quá, một mình ăn không hết, bèn mang đến tặng lại cho một người bà con đông con, nghèo hơn mình. Cả cô giáo, cả thím Tư lẫn người bà con nghèo của thím đều không giở kỹ túi cam nên không thấy một tấm thiệp nhỏ lọt giữa những quả cam sành to tướng, tấm thiệp do Nga cắt và ghi vào đó lời chúc mừng cô thật tình cảm”.
Tôi dừng lại, nghiêng mặt nhìn bố mẹ, cười lém lỉnh “Bố mẹ đoán thử chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?” Chưa đợi bố mẹ trả lời, tôi nói luôn “Bố mẹ chịu rồi phải không?” Để con kể tiếp nghe. Túi cam không dừng ở đó. Một lần nữa, nó lại “lên đường”, nhưng đi đâu? Hay lắm bố mẹ ơi. Để con kể tiếp cho cả nhà nghe nhé! Người bà con của thím Tư ai ngờ lại là bệnh nhân của ông bác sĩ, ba của Nga. Bà ấy rất biết ơn ông đã chữa cho bà ấy khỏi bệnh nhưng vì nhà nghèo, con đông, bà chưa có tiền mua quà đến cám ơn ông. May quá, thím Tư lại mang cho chục cam sành thật to. Thế là ngay sáng hôm sau, 20-11, người bà con thím Tư đã mang túi cam đến tặng ông bác sĩ”.
Cả nhà tôi vỗ tay tán thưởng. Hành trình của túi cam, trong câu chuyện kể của tôi thú vị quá. Nhưng, cái đáng chia sẻ nhất về túi cam giản dị, bé nhỏ, đó là nó trĩu nặng ân tình.
4:
Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.
Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thành:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)
Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.
Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.
Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!
Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.
Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!
Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.
Đề 3 : miêu tả về dòng sông .
"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương đến thế ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều cùng gió bay cao trên bầu trời xanh trongCòn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông ( nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gợn lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "Ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng oi, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, để xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, lấy hoa lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cũng vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.
Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm. Yêu lắm dòng sông quê hương !
;3
Tham khảo thôi nha!!!
Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Diệp Anh là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba.
Dáng người Diệp Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Diệp Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến.
Diệp Anh rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Mở đầu câu chuyện, Diệp Anh vẫn thường hay kể: "Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy ...". Chỉ nghe có đến thế thôi là chúng em đã thấy buồn cười đến nỗi không thể nhịn được rồi mà cái mặt Diệp Anh vẫn cứ tỉnh như bơ. Đặc biệt, Diệp Anh có một trí nhớ rất tốt. Những câu chuyện đã đọc hay đã nghe, Diệp Anh đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động. Một mình Diệp Anh đóng đủ các vai, kết hợp với điệu bộ khôi hài khiến bọn em lăn lóc cười đến vỡ bụng.
Diệp Anh luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Bạn thường hay chơi cùng với chúng em trò bịt mắt bắt dê hay bó khăn. Vừa chạy lại vừa kêu tiếng dê be be nghe rất ngộ nghĩnh. Diệp Anh thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi tiết mục, Diệp Anh đều được hoan nghênh nhiệt liệt và gây ra những trận cười nứt nẻ.
Không chỉ là các bạn gái mà cả các bạn trai ngoài và trong lớp đều yêu mến bạn Diệp Anh. Nhưng thật không may, hai tuần trước đây, một tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của người bạn mà chúng em yêu quý. Dù biết bạn đã khuất nhưng chúng em vẫn cứ coi như bạn vẫn sống và làm việc cùng chúng em, bây giờ bạn đang thi đỗ vào trường Amsterdam và đi du học rồi. Cô giáo vẫn gọi bạn đứng lên đọc bài và vẫn cứ lấy cơm, lấy gối cho bạn ăn học. Rồi mai đây phải xa mái trường thân yêu, em cũng sẽ mang theo nhiều kỷ niệm cùng với những yêu mến của cả lớp với bạn Diệp Anh.
Câu trả lời :
Em chưa bao giờ bị cô giáo phê bình cả nên em ko có biết gì đâu !
T-T
1)
MB:
Sau những ngày nghỉ hè xa cách chúng con rát háo hức với buổi gặp mặt lớp đàu năm học chuản bị cho buổi khai giảng.Vừa dén trường chúng con đã vội vàng yimf nhau đẻ kể cho nhau nghe về kỉ nghỉ hè của mình và còn đẻ nói chuyện vì nhớ nhau qua!Chính vì quá say mê''buôn''chuyện như thế mà cúng con đã gây ra một cau chuyện buồn cười trong trường:nhận nhàm lớp học
A. Mở bài: Giới thệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ).
Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất; đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).
B. Thân bài:
1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:
Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:
- Chi tiết người chú gặp Lượm.
- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.
- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.
- Lượm hi sinh,…
2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.
C. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện, ví dụ:
- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.
- Anh lính sau đó được đi làm cùng Bác.
“Hương ơi! Hương, đi học thôi!”
Tiếng gọi xé tan không khí im lặng của buổi sớm. Tiếng gọi thân quen tôi đã nghe suốt 6 năm qua. Tiếng của Phương đấy, cô bạn thân nhất của tôi.
Chúng tôi có cái tên gần giống nhau, nhưng hai đứa lại hoàn toàn trái ngược. Tôi béo, còn Phương thì gầy; tôi để tóc dài còn Phương lại thích tóc ngắn tomboy; tôi nói nhiều, nghịch ngợm còn Phương thì lạnh lùng, ít nói. Thế mà chúng tôi đã chơi với nhau 6 năm rồi.
Chúng tôi quen nhau khi cùng ngồi với nhau hồi lớp 1 mới vào trường tiểu học. Phương ngày ấy cũng chẳng khác bây giờ là bao. Dáng người nhỏ nhắn, gầy gò, mái tóc cắt ngắn sát đầu kiểm tomboy và gương mặt chẳng mấy khi mỉm cười. Tôi thích ngắm đôi mắt Phương, đôi mắt đen nháy, long lanh có chút gì sắc nhạy khiến người ta phải chú ý và dè chừng. Chúng tôi ngồi với nhau suốt một năm học lớp 1.
Một năm đầu tiên học, chủ yếu là tôi nói chuyện và bắt chuyện, Phương chỉ ngồi nghe và nói với tôi những câu ngắn gọn. Thế mà một đứa trẻ láu cá, nghịch ngợm và phá phách như tôi lại thích ở gần và chơi với Phương. Hai đứa chúng tôi sống với thể giới riêng của mình và gần như không có cãi nhau hay giận dỗi. Bởi Phương chẳng có gì khiến tôi phải giận cả và vì Phương đã quá hiểu rõ tính tôi để giận điều gì. Tôi thường ra nhà Phương chơi. Vì ở đó là một tòa lâu đài rất nhiều sách và truyện. Phương chỉ tôi về các cuốn sách trong khi mắt tôi cứ dí vào mấy quyển truyện tranh. Lúc ấy là lúc Phương nói nhiều nhất. Phương nói về những kiến thức, những chỗ hay và những điều kì diệu của những cuốn sách. Chúng tôi tựa lưng vào nhau trên sân thượng để đọc những cuốn sách và cười khúc khích trong cái nắng vàng ươm của những buổi chiều hạ.
Thế giới thứ hai của chúng tôi là những buổi chiều thu tôi lôi Phương đi ra những cánh đồng hay những mảnh vườn để chơi. Tôi thả diều và Phương cầm dây, Phương câu cá và tôi đứng sau đếm cá, hào hứng khi thấy cá cắn câu. Tôi trèo cây hái trộm trái và Phương ở dưới để bắt những trái táo thơm ngon. Chúng tôi cùng ăn, cùng chạy, cùng cười bên những ruộng lúa, bờ sông, thảm cỏ. Lúc ấy Phương lại cằn nhằn về để đọc sách nhưng rồi lại cười vui vẻ. Lúc Phương cười rất xinh với má núm đồng tiền và đôi mắt híp hết lại. Có lẽ vì Phương ít cười nên nụ cười ấy mới càng đẹp hơn. Chúng tôi thường xuyên ăn cơm ở nhà nhau, học và chơi cùng với nhau. Đến nỗi những người khác khi thấy một trong hai người mà không thấy đứa còn lại sẽ liền thắc mắc.
Chúng tôi đã học, đã chơi bên nhau như thế, không cãi vã, không giận dỗi nhưng lại rất gắn bó và sâu đậm. Đâu phải cứ có mâu thuẫn mới là bạn bè, chúng tôi cũng rất hạnh phúc. Ít nói, lạnh lùng như thế nhưng Phương mới là đứa quan tâm và yêu thương đến tôi hơn ai hết, hơn cả tôi dành cho nó…
Một buổi chiều, chúng tôi có lịch học nhóm với các bạn khác. Như thường lệ, tôi lại đến trễ. Với tôi, đây cũng chỉ như một buổi đi chơi, vì tôi rất lười học, cũng chẳng thông minh gì. Vừa bước tới gần cửa, tôi nghe có đứa nói:
-Phương, sao cậu lại chơi với cái Hương thế?
-Đúng rồi đó. Nó vừa hư, vừa học kém, chẳng thông minh, chăm chỉ như cậu chút nào!
-Nó sẽ làm cậu học kém đi đấy!
Tôi đứng hình. Thì ra bao nhiêu lâu, tôi với Phương cách xa nhau như thế. Chúng tôi chẳng giống nhau. Đúng ra, tôi chẳng xứng làm bạn Phương…
-Các cậu chọn bạn chơi chứ có phải chọn bạn học đâu. Chẳng ai giỏi cả, thế các cậu mới đáng là bạn tớ à? Nó là bạn tớ, vì chúng tớ là bạn, bạn rất tốt. Bạn của tớ sẽ không nói xấu bạn thân của tớ vậy đâu.
Nó xu dọn sách vở trên bàn và đi ra. Tôi chỉ kịp chạy theo sau. Hôm ấy, chúng tôi ra cánh đồng, và cũng chẳng nói thêm về chuyện đó, nhưng lại thấy hạnh phúc hơn bất kì một buổi đi chơi nào khác.
Có được một người bạn thân như vậy, mới đúng là có được hạnh phúc trên đời.
Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thuộc đo tình cảm côn người. Trong thời gian đó có lẽ Hân luôn là ng` bn luôn bên cạnh tôi.
Hân là một cô bạn gái có gương mặt bầu bĩnh, mái tóc dài đen mượt ngang vai cột rè hai bên chiếc nơ hồng lấm tấm trắng, đôi mắt sáng hiền hoà và nụ cười hồn nhiên.
Lần đầu em gặp bạn ấy là ngày khai trường năm lớp 1, lúc em và các bạn đang lúng túng tìm lớp 1 thì đã thấy một cỏ bé cầm bảng tên lớp đứng ngay ngắn trong,bộ đồng phục chỉnh tề luôn miệng lên tiếng “Các bạn ơi, lớp Một ba của mình đây nè!”. Từ lúc ấy em và bạn ấy rất có cảm tình với người bạn đầy tự tin, nhanh nhẹn và già dặn ấy. Có bạn còn gọi Hân à “chị Hai” nửa. Năm năm trời trôi qua, Hân luôn được bạn bè tín nhiệm bầu làm lớp trưởng. Càng ngày bạn ấy càng biểu lộ nhiều tính tốt như lễ phép, chăm chỉ, thông minh, đoàn kết, gương mẫu, dù phái làm công tác lớp nhưng bạn luôn đạt điểm tốt ở các môn. Vì thế mỗi lần cô giáo vắng mặt, Hân nhắc nhở trật tự làm cho ai cũng nể nang nghe lời bạn ấy.
Một dạo nào năm lớp 4, cô giáo em bị bệnh nặng phải nghỉ dạy, Hân đã tự giác kêu gọi các bạn góp tiền mua trái cây và kéo cả năm mươi sáu học sinh cùng đến thăm cô. Thấy chúng em đến đông đủ cô cảm động, đù mệt nhưng cô cũng cố gắng ngồi dậy, cô nói : ‘‘Không ngờ các em đến đông đủ cả, cô vui lắm. Thấy các em thương cô thế này cô cũng thấy khoẻ ra”.
đây là học toán mà