Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài: Giới thiệu hoa sen
Thân bài:
_ Thân
_ Cành ==> Từ 4 ý trên ta phải lồng yếu tố miêu tả, cảm xúc của mình.
_ Lá
_ Bông
_ Hoa ( nhụy, cánh, hương ,.....)
_ Cây có kỉ niệm thế nào với con người.
+ Thu hoạch ==> chợ, phẩm chất con người, thơ ca,....
Kết bài: + cảm nghĩ chung về cây hoa đó.
Chúc bạn học tốt!
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trang lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. "
Đây là bài ca dao nói về hoa sen, một trong những loài hoa vừa có hương, vừa
sắc. Không những vậy, nó còn mang trong mình những phẩm chất cao quý, tốt đẹp, là biểu tượng cho sự cao sang, thuần khiết của con người, dân tộc Việt Nam.
Hoa sen có nguồn gốc từ châu Á, xuất phát từ đất nước Ấn Độ, sau đó lan rộng nhiều nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc,… chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hoá, đặc hiệt là Phật giáo ở Việt Nam. Từ Bắc đến miền Nam, có mặt ở khắp mọi nơi với hình ảnh gần gũi, thân thuộc như cây đa đầu làng, cây tre, trúc,… nếu ở miền Bắc, sen chỉ mọc vào mùa hè do điều kiện thời tiết thì ở Nam, sen bốn mùa khoe sắc thắm, đặc biệt là ở Đồng Tháp Mười. Hoa sen có vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, càng ngắm càng thấy nét duyên dáng, dịu dàng, thướt tha. Hoa được đỡ nâng bằng cuống hoa dài, đưa hoa mọc lên trên bề mặt nước để khoe sắc hương của mình. Lá to rộng, có đường kính khoáng sáu mươi cen-ti-mét trong khi các bông hoa khác to nhất chỉ có thể có đường kính hai mươi cen-ti-mét. Cánh hoa khi nở thì rất to và đẹp, có nhiều màu như màu trắng tinh khiết hay màu hồng đào phất phơ. Hoa sen có nhiều nhị (tua sen) và noãn rời, các noăn này về sau thành quả gắn trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen). Mỗi quả chứa một hạt trong hạt có chồi mầm (tâm sen) gồm bốn lá non gập vào trong. Sen có thể được trồng bàng hạt hay thân rễ.
Ngoài vẻ đẹp dân dã và cấu tạo khá đơn giản ra, sen còn rất có ích cho cuộc sống của con người bởi từ sen có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng những bài thuốc đặc trị rất hay: hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, vừa là liều thuốc tốt để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng ướp trà, tạo nên hương thơm dịu. Lá sen dùng để gói bánh, cốm thì rất tuyệt vì nó mang lại một hương thơm rất đặc trưng. Sen quả thật rất thú vị vì nó đã đem đến cho đời muôn vàn điều bổ ích.
Ngoài ra, sen còn được xem là biểu tượng cho sự trong trắng, thanh thoát người con gái. Không những vậy, hoa sen còn tượng trưng cho vẻ tươi sáng, sang, thuần khiết về dân tộc, con người và đất nước Việt Nam thân yêu! Mặt khác sen còn mang trong mình một ý nghĩa rất đặc biệt: mặc dù được mọc lên từ nhưng lại không tanh mùi bùn mà sen lại toả ngát hương thơm, nhờ vậy mà ngày xưa, hoa sen là hình ảnh tưởng tượng cho người quân tử. Chính vì những ý nghĩa cao đẹp đấy mà sen đã trở thành quốc hoa của đất nước Việt Nam và luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho thi ca, nhà văn và nghệ thuật.
Với vẻ đẹp giản dị, tao nhã, hoa sen là hiện thân cho nhân phẩm, lối sống, hồn cũng như cốt cách nhân văn của người Việt.Đây là món quà quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
Tham khảo nhé:
Ở những vùng nông thôn như ở quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp, đó là những cảnh đẹp được làm nên bởi những cảnh vật vô cùng bình dị gần gũi mà không kém phần tươi đẹp. Đặc biệt là khi bước vào hè, vẻ đẹp ấy của quê hương em dường như còn được nhân lên, làm cho mọi vật trở nên rực rỡ đến lạ thường. Đó không chỉ là sắc vàng của những bông lúa chín, không chỉ là những cánh đồng bát ngát trải dài đến tận phía chân trời, không chỉ là những hàng cây đón gió thẳng tắp mà còn là những đầm sen tỏa sắc, tươi thắm, ngát hương trong hồ, trong đầm.
Khác với những loài hoa khác, thường nở rực rỡ nhất vào mỗi dịp đầu xuân thì hoa sen lại mang nét đẹp cá tính của riêng mình. Hoa sen nở rực rỡ nhất, tươi sắc nhât vào những ngày hè, khoảng vào tháng năm, gần dịp sinh nhật của Bác. Hoa sen không mọc ở trên đất như những loại hoa khác mà nó mọc ở các đầm, hồ nó phát triển trên bùn. Trong không gian sống đầy mùi tanh hôi của bùn nhưng những bông hoa sen lại nở ra rực rỡ, thơm ngát hơn bất kì loại hoa nào khác. Có lẽ cũng do đặc tính sinh học này mà hoa sen được coi là quốc hoa của Việt Nam, tức là loài hoa đặc trưng cho con người và đất nước Việt Nam, chẳng những thế mà trong ca dao có đã ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen bằng những lời lẽ đẹp nhất, hơn nữa còn đặt nó trong mối quan hệ đạo đức, phẩm chất của người Việt Nam ta:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàngNhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Qua bài ca dao ta cũng thấy được phần nào vẻ đẹp hình dáng cũng như đặc trưng về môi trường sống của những bông hoa sen, đó là ở những vùng đầm lầy. Ở quê hương em, sen không được trồng một cách cẩn thận, có quy cách ở trong các đầm, các hồ để làm cảnh như nơi khác mà lại mọc tự do ở các sông, các rạch lớn. Em không biết ai là người trồng nhưng hoa sen ở quê hương em đều tự thân phát triển, không có người chăm sóc. Và theo quan sát của em thì hoa sen có sức phát triển rất mạnh mẽ, chỉ cần một dây sen thả xuống hồ, đầm thôi thì chúng cũng có thể sinh trưởng tốt, hơn nữa chúng còn lây lan phát triển rất nhanh sang các khu vực xung quanh.
Vào mùa hạ, sen quê em nở rất đẹp, cả một con rạch ven gần cánh đồng rực rỡ bởi sắc hồng của sen, sắc xanh của những chiếc lá. Những bông hoa sen khi nở có thể to bằng chiếc bát ăn cơm, cánh hoa sen mỏng và có màu hồng, khi hoa sen nở rộ chúng ta còn có thể nhìn thấy những chiếc nhị vàng li ti, màu sắc của những bông hoa sen hài hòa, thống nhất nên đã tạo ra một vẻ đẹp đặc biệt cho hoa sen. Vào những ngày Rằm hay ngày lễ,các cô, các bác ở quê em thường bơi thuyền ra con rạch này để hái những đóa hoa sen tươi thắm, vừa là để trang hoàng nhà cửa cho đẹp, vừa là để lên bàn thờ, thắp hương cho tổ tiên của mình.
Những bông hoa sen khi đã tàn sẽ để lộ ra những chiếc bát sen và những chiếc bát sen này cũng rất có giá trị, những hạt sen có thể dùng để ăn, dùng để làm trà hoặc chế biến thành thuốc chữa bệnh. Nhưng ở quê em, chúng em thường hái những bông hoa sen đã nở, sau đó sẽ chia nhau những chiếc bát sen non để ăn, những chiếc bát sen rất ngọt và bùi nên trẻ con xóm em đứa nào đứa nấy đều yêu thích và thường xuyên rủ nhau ra rạch hoa sen để hái ăn. Không chỉ có màu sắc rực rỡ, bắt mắt mà hoa sen còn có một mùi hường rất thơm, nó không nồng mà rất thanh, dịu. Đặc biệt vào mùa hè những cơn gió thoảng qua cũng làm cho hương sen lan tỏa khắp một vùng.
Sống trong môi trường bùn đất, lại có mùi tanh hôi nhưng hoa sen lại không mảy may bị tác động, ảnh hưởng vẫn mang hương sắc đặc trưng, quyến luyến lòng người. Cũng có lẽ vì vậy mà các tác giả dân gian đã miêu tả hoa sen trong niềm tự hào “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Lá sen là những chiếc lá có dạng hình tròn, to mặt trước của chiếc lá rất bóng. Và không chỉ có hoa sen mới có mùi thơm mà những chiếc lá cũng mang hương thơm đặc trưng của loài sen. Vì vậy mà ở quê em các cô, các bác thường dùng lá sen để gói xôi, bọc cơm. Bởi khi dùng lá sen thì nắm xôi, nắm cơm sẽ có hương vị thơm ngon hơn rất nhiều.
Như vậy, mỗi khi vào hạ thì đầm các đầm sen của quê hương em đều thi nhau khoe sắc, nở rực rỡ cả một đầm. Những bông hoa sen này không chỉ gây ấn tượng bởi màu sắc, mùi hương vương vấn lòng người mà mỗi khi sen nở, người dân quê em lại liên tưởng ngay đến những ngày hè đầy thú vị, vui tươi. Không gian làng quê của em dường như tươi đẹp hơn, rực rỡ sắc màu hơn bởi chính sự điểm xuyết của những bông sen tươi thắm. Hoa sen không chỉ là loại hoa đặc trưng của riêng quê em mà còn rất gắn bó, gần gũi với các vùng quê khác nữa.
bài làm đạt ,tốt , đủ ý , sáng tạo , mình rất thích . Chúc bạn học tốt!
Sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc khỏi trên mặt nước. Lá sen rất xanh có một lớp nhung trắng phủ trên bề mặt khi ánh náng chiếu vào làm lớp nhung trắng đó óng ánh li ti mơ ảo rất đẹp.Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một lòai thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo. Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng.Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời.Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa… Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta:“Tháp Mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:“Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàngNhuỵ vàng bông trắng là xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam.Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ…Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt. Sen còn là món quà vô giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp,… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu. Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh
Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org/document/1248354-thuyet-minh-ve-hoa-sen-van-mau.htm
Bố em là người rất thích hoa, nên bố em trồng rất nhiều loài hoa. Hoa hồng thì rực rỡ kiêu sa. Hoa giấy nở tưng bừng như xác pháo… Nhưng em thấy đẹp và lộng lẫy hơn cả vẫn là hoa sen ở chiếc ao góc vườn nhà em.
Chà! Hoa sen thật đẹp! Mới đầu xuân, những mầm sen nhỏ ngoi trên mặt nước như những mũi tên. Chỉ mấy hôm, có nắng hồng và mưa nhẹ. Lá sen nở bung ra như những cái mẹt của bà bán gạo, xếp kín cả mặt ao. Mấy chú ếch con nhảy nhót trên đó mà đùa nghịch . Chú ta cứ nghĩ có lẽ vương quốc của mình là đây. Mưa. Những giọt nước như ngọc lăn tròn trên những phiến lá rộng. Gió đưa đẩy những ra sen lay động bồng bềnh trên mặt ao. Sen lớn dần . Thân sen to như ngón tay của em. Xù xì những chiếc gai nhỏ màu nâu, xanh non như lá mạ. Chỉ đầu hè, thế àm những nụ sen bắt đầu nhú dần. Nụ sen nhưn những mũi tên đồng nhọn hướng lên trời cao. Rồi sen nở. Sen nở hồng cả mặt ao. Những nụ sen to như hai bàn tay em chụm lại rung rung trong gió. Đẹp nhất khi nở thì cánh xòe ra rất to y như một cái bát ô tô. Mặt nước trong, in hình những bông hoa trông thật đẹp. Thấy chú cá rô đi dạo quanh bông sen, ngắm nhìn có vẻ thích thú. Vài chú chuồn chuồn ớt bay lượn khắp mặt nước đậu vào những cánh lá sen hồng mỏng . Hương sen ngào ngạt quyện với hương cau hương bưởi , theo gió ngan ngát cả xóm em. Khi nở nụ hoa còn chúm chím, e ấp vậy mà chỉ qua một đêm sen đã nở ra lộng lẫy giống như chiếc váy của một nàng công chúa. Cánh sen mịn màng hồng thắm gọi các chú ong đã đến thăm hoa. Đài hoa to màu xanh lá lốm đốm lên vài chấm nhỏ màu xanh đậm hơn.
Hoa sen tuy không có màu sắc sặc sỡ nhưng nó lại có một vẻ đẹp quyến rũ và rất tao nhã. Vừa rồi bố em đã hái mấy bông để cắm vào lọ. Đặt bàn ở phòng khách, phòng khách rực rỡ hẳn lên. Bình sen được mẹ em cắm rất đều và đẹp . Mùi hương của sen dịu dàng, nhè nhẹ tỏa khắp gian phòng. Nhụy của sen có thể ăn được khi già. Nấu chè sen thi ngon tuyệt. Mùi mứt sen vị ngọt ngọt bùi bùi mẹ không quên làm trong những ngày tết. Còn ông em có thú cho trà vào nhụy để ướp. Trà nhụy hoa thơm lừng đậm đà.
Em rất thích hoa sen. Em thấy hoa sen không những đẹp mà còn có rất nhiều công dụng. Hoa sen như một nét đẹp truyền thống tượng trưng cho sự bình yên, trong lành của làng quê em
Chắc hẳn mỗi người học trò nào cũng có những kỉ niệm về máitrường,thầy cô và bạn bè. Với tôi,kỉ niệm ấy đã gắn bó cùng cây phượngở góc sân trường. Có lẽ một phần vì phượng đã quá gần gũi và thânthuộc với lứa tuổi học trò chúng tôi. Chính phượng đã để lại nhiều ấntượng trong tôi. Ôi! Một loài cây - loài hoa thân thương đã gắn bó với tôimột thời!
Tôi thấy hầu như trường nào cũng có vài ba cây phượng ở sân trường. Tuy nhiên,trường tôi chỉ trồng một cây ở phía sau căn tin,dù ít nhưngvẫn đủ một góc sân ấm áp in sâu những kỉ niệm đẹp vào tâm trí tôi. Nhìntừ xa,phượng tỏa ra những tán lá xum xuê như một chiếc ô khổng lồ chemưa che nắng. Phượng dịu hiền với hình dáng mộc mạc,đơn sơ,vươnnhững cành lá ôm chúng tôi vào lòng. Thân cây cao to khoác lên mình chiếc áo nâu xù xì,mốc meo theo màu thời gian. Rễ cây sần sùi trồi lên mặt đất. Còn khi đã về hè thì phượng đẹp đến tôi không thể dùng từ nàodiễn tả được. Đặc biệt là hoa phượng.
Phượng tượng trưng cho sự ngây thơ,trong sáng của tuổi học trò,ở cáituổi cắp sách tới trường,tôi thích phượng ở điểm đó.
Vào những ngày nắng như đổ lửa thì ai mà chẳng cần một cái ô che nắngche mưa nhỉ? Phượng không những giúp cho chúng ta nhiều ích lợi màcòn là thú vui tao nhã mỗi khi buồn hay vui. Phượng tạo bóng mát chonhững ngày hè nắng nóng,tạo cảnh quan đẹp đẽ cho những góc sânvườn nhưng với tôi đẹp nhất vẫn là cây phượng ở trường . Và quan trọng nhất,phượng còn cung cấp bầu không khí trong lành cho đời sống con người và xã hội cũng như các loài sinh vật khác. Ngoài việcche mát,tạo cảnh quan,tạo bầu không khí vui tươi thì phượng còn làmột người bạn gắn bó với tôi suốt tháng năm tuổi học trò. Nhớ khi mỗilần ra chơi,các bạn nam thì tụ tập chơi đá cầu,bắn bi còn các bạn nữtúm tụm lại một chỗ,bạn thì chơi nhảy dây,số khác thì ôn bài cho kì thisắp tới. Riêng tôi với lũ bạn thì chăm chú ngắm nhìn vẻ đẹp của phượng vì không lâu sau thì chúng tôi không còn nhìn thấy nữa rồi! Trong đámbạn tôi,vài đứa nhặt những chiếc lá phượng ép chặt vào cuốn nhật kí ghilại những kỉ niệm đẹp còn mấy bạn khác thì vòng tay nhau quanh gốcphượng
Phượng như hiểu được ý chúng tôi cũng khẽ xào xạc,lắc lư cành lá chàođón. Thời gian trôi,khi phượng bắt đầu ra hoa cũng là lúc chúng tôi bướcvào mùa thi. Chúng tôi lại được dịp ngắm nhìn phượng,chứng kiếnphượng đẹp như thế nào. Học trò chúng tôi dường như đều đặn ôn bàidưới gốc phượng hơn,hoa phượng nở chứng kiến mùa thi. Phượng bắtđầu ra hoa,hoa phượng có năm cánh,nở đồng loạt,từng cánh mềm mịnnhư nhung kết thành từng bông,từng chùm,từng tán lá xòe ra trông thậtđẹp. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi,mùa rộn ràng sự xôn xao của cácbạn học trò vui vì được nghỉ hè nhưng cũng đượm buồn vì sắp rời xa máitrường,thầy cô,bạn bè nhưng đối với tôi buồn nhất là khi rời xa câyphượng.
Trong khung trời xanh biếc,hoa phượng đỏ thắm nổi bật lên vẻ ngây thơmà dễ thương đến lạ. Phượng không rực rỡ như hoa lan,hoa mai hayquyến rũ như hoa hồng,hoa mận nhưng vẫn giữ được cho mình một nétđẹp,đối với tôi nét đẹp ấy không loài hoa nào sánh bằng. Tôi nhớ cái mùithơm của phượng không nồng nàn như bao loài hoa khác mà mang mộtmùi hương rất riêng,thoảng nhẹ trong gió lắng đọng bao tâm hồn họctrò. Khi ở bên phượng,có lẽ phượng đã cho tôi bao kỉ niệm đẹp,những kỉniệm thơ mộng không thể nào đong đếm được. Mỗi khi tôi buồn vì điểmkém,làm cho cô giận...hay những chuyện vui như được cô khen,quenđược bạn mới tôi đều đến tâm sự cùng phượng,phượng luôn lắng nghevà tâm sự cùng tôi.
Khi tâm sự,chia sẻ cùng phượng,tôi thấy lòng mình thật nhẹ nhànghơn,vui hơn trước rất nhiều. Quả nhiên,phượng vẫn là nguồn độngviên,an ủi và khuyến khích tôi. Năm nào cũng vậy,bao giờ phượng nởcũng là lúc chuẩn bị nghỉ hè,trên vòm cây bắt đầy xuất hiện những tiếngve râm ran báo hiệu cho một mùa hè mới sắp đến - một năm học cũ kếtthúc mở màn cho một sự khởi đầu mới. Ôi! Chỉ cần nghĩ tới thôi tôi cũngđủ thấy nao lòng! Tôi vẫn không sao quên được cái cảm giác bồi hồi,xaoxuyến ấy!
Cuối cùng,cái ngày mà tôi trong mong chờ đợi nhất và cũng là cái ngàybuồn nhất trong tôi đã tới. Chúng tôi phải chia tay thầy cô,bạn bè,chiatay mái trường thân yêu và rời xa cây phượng thân thương. Cuốinăm,chúng tôi đều được những thành tích tốt trong học tập,một phầncũng là nhờ sự khuyến khích tôi trong học tập của phượng. Phượng dùlà một loài cây nhưng đã đem lại cho tôi bao cảm xúc dạt dào,xaoxuyến. Phượng chứng kiến lễ tổng kết của chúng tôi,phượng lắc lư nhènhẹ theo chiều gió,những cánh hoa rơi xuống mái đầu của vài bạn họctrò. Giờ đây,tôi lưu luyến phượng,nhớ lại những kí ức thơ mộng,đẹp đẽgiữa tôi và phượng. Lòng tôi xao xuyến,phượng cũng như muốn giữ chântôi lại,nhưng có lẽ chúng ta phải gặp nhau vào năm sau,phượng nhé!
Phượng mãi là một loài hoa học trò,là loài cây tôi yêu,tôi khẳng địnhđiều đó bởi phượng đã gắn bó với tôi cũng như các bạn học sinh từ lâu. Phượng ơi! Hẹn gặp lại,đợi tôi phượng nhé!
Đến giờ,tôi vẫn xao xuyến vì phải chia tay phượng. Phượng như kỉ niệmđẹp,kí ức thơ mộng - một loài hoa học trò lắng đọng bao tâm hồn. Những điều ấy đã khắc sâu vào trái tim,in sâu vào tâm trí của những côcậu học trò về một thời áo trắng.
Tham khảo nhé ! đọc tự rút ý hay
không biết có hay không! mình tự làm đó!
Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò.
Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò.
Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông.
Hè đang đến, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng.
Biện pháp điệp "có" kết hợp với liệt kê có vị phù sa, có hương sen thơm, có lời mẹ hát.
Qua đó miêu tả hương vị của hạt gạo làng ta, có sự chắt chiu của hương vị đồng quê, của sự chăm chút từ con người.
-> Hạt gạo quý giá, thiêng liêng.
Trong cuộc sống thường nhật và tâm thức của mỗi người dân Việt, hoa sen giữ một vị trí quan trọng. Ta bắt gặp sen trong những hồ ao, đầm nước, trải suốt từ Bắc vào Nam. Ta bắt gặp hoa sen trong những bình gốm sứ trang trọng nơi phòng khách, sen trên bàn thờ gia tiên, trong chùa cúng phật và không thể không có sen trong những điệu hát dân ca, trong những câu ca dao uyển chuyển, mượt mà. Trong đầm gì đẹp bằng sen đã trở nên thân thuộc tự thuở xưa cho đến bấy giờ:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, bài ca dao đã đem đến cho người đọc những cảm nhận tinh tế về cây sen, hoa sen. Hình tượng cây sen được miêu tả chính xác, cụ thể, vừa chân thực, sống động vừa giàu ý nghĩa tượng trưng, khái quát. Cảm giác thẩm mĩ, triết lí sâu sắc và vẻ đẹp trời phú của cây sen đã tạo ra vẻ đẹp và chiều sâu của bài ca dao ngắn. Bằng câu hỏi tu từ, "Trong đằm gì đẹp bằng sen..." tác giả đã khéo léo khẳng định, và tuyệt đối hoá vẻ đẹp của cây sen trong đầm. Hỏi đấy, nhưng nào cần đợi câu trả lời bởi cái hàm ý trong câu hỏi ấy đã quá rõ rồi. Trong đầm, chẳng có cây nào đẹp bằng sen đâu? Và như để minh chứng cho sự khẳng định đó, tác giả đem đến cho người đọc những hình ảnh cụ thể về vẻ đẹp của sen:
"Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng"
Theo trình tự quan sát từ ngoài vào trong rất tự nhiên, hợp lí, bằng sự phối màu hài hoà xanh - trắng - vàng cây sen hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết. Đọc những vần thơ ấy, tưởng tượng đến đầm sen ấy, bông sen ấy, lòng ta sao có thể dửng dưng được trước vẻ đẹp trang nhã mà cao sang của sen. Bất chợt, trong ta, như thấy đâu đây hồ sen bát ngát đầu làng, như thấy hương sen thoang thoảng trong buổi tinh sương và bỗng dưng ta muốn hít thật căng lồng ngực cơn gió trong lành đẫm hương sen quê mình. Không nghi ngờ gì nữa, sen đẹp thật. Nhưng để khẳng định, để nhấn mạnh, tác giả tiếp tục miêu tả cây sen ở câu thứ ba:
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Tưởng có gì mới lạ, hoá ra, tác giả chỉ nhắc lại câu thơ thứ hai. Nhưng không chỉ là sự nhắc lại đơn thuần. Trình tự miêu tả đã được đảo ngược, chẳng phải từ ngoài vào trong nữa mà từ trong ra ngoài, vẫn là ba gam màu chủ đạo vàng - trắng - xanh ấy thôi nhưng một chút lật ngược rất khéo léo kia đã khiến ta đang trôi trong cảm giác nhẹ nhàng lâng lâng khi thả hồn phiêu du trên hồ sen, trong hương sen phải dừng lại. Nhịp thơ từ nhẹ nhàng khoan thai chuyển sang khẩn trương, dồn dập. Và ta chợt hiểu ra căn nguyên của sự thay đổi đó khi đọc câu thơ cuối cùng:
"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Cảm nhận một cách tổng thể, khái quát ta sẽ thấy câu đầu và cấu cuối là sự nhận định, đánh giá, liên tưởng về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa là sự phản ánh thực thể sống động, hấp dẫn của cây sen, là phần làm nên màu sắc, đường nét cho bức tranh đầm sen. Thiếu hai câu giữa bức tranh đầm sen còn gì hấp dẫn nữa. Và câu thơ cuối cũng chính là cái đích đến của bức tranh cây sen, đích đến của bài ca dao. Nếu câu đầu là lời giới thiệu chung về bức tranh sen, câu hai, ba là bức tranh sen qua màu sắc, đường nét của hội hoạ thì câu thứ tư là linh hồn của bức tranh và cũng là linh hồn của cả bài ca dao. Khép lại nghĩa đen, mở ra nghĩa bóng. Một cách dẫn dắt thần tình của tác giả dân gian. Từ bông sen của thiên nhiên, bông sen của đầm ao làng quê đất Việt, bông sen toả hương ngát suốt dọc mùa hè, bông sen mà ta có thể nhìn thấy màu sắc, ngửi thấy hương thơm, ta đến nghĩ bông sen của biểu tượng. Bông sen biểu tượng cho con người Việt Nam và tâm hồn Việt Nam, trong sáng, thanh tao tựa hương sen buổi sáng, tựa màu sen tinh khiết trong ngần vươn lên giữa bùn lầy. Đọc đến câu thơ này, không ai còn nghĩ nhiều về nghĩa thực của nó nữa. Bời vì ta đã hiểu rằng sen là người, với ý nghĩa sâu xa và triết lí nhân sinh ẩn chứa trong đó. Qua nghệ thuật ẩn dụ, ta ngầm hiểu sen hoá thành người, "bùn" trong hồ sen hoá "bùn" trong cuộc sống, xã hội. Cả cái đầm sen và mùi hôi tanh kia cũng là một ẩn dụ với nhiều hàm nghĩa, tầng nghĩa sâu sắc. Vậy là từ bài ca dao về cây sen, từ việc nói về cây sen, hoa sen tác giả đã phản ánh trung thực sự sống, lẽ sống, tâm hồn và phẩm chất của con người Việt Nam từ ngàn đời nay bằng hình thức cách điệu, rất thi vị nhưng cũng rất sâu sa. Tâm hồn, phẩm chất của con người việt Nam được ví như bông sen trong đầm kia, dù gần bùn hôi tanh thì màu hoa trắng, sắc nhị vàng và hương thơm thanh khiết vẫn vẹn nguyên, không phai nhạt, không đổi thay. Hãy trở về với quá khứ, ta sẽ thấy rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn - truyền thống yêu đời ấy của con người Việt Nam. Từ những người lao động nghèo khổ tận cùng của xã hội, cả đời không biết nổi một con chữ, khi tai hoạ giáng xuống đầu, cận kề cái chết vẫn khẩn cầu tha thiết xin được chết trong:
"Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con "
Đến những nhà nho với vốn tri thức uyên thâm, bỏ lại đằng sau hào quang của công danh và bổng lộc của chốn quan trường khi xã hội mất hết kỉ cương để lui về vui với thú điền viên, vui với tiếng suối rì rầm, vui với việc phát cỏ ương sen. Rồi một chị Dậu dù nghèo túng, dù đang cần từng xu lẻ để nộp sưu vẫn ném cả nắm tiền vào mặt tên quan phủ để giữ gìn phẩm hạnh của người đàn bà. Lão Hạc thà chết để giữ gìn nhân phẩm của một người cha. Và bông sen thơm ngát, bông sen đẹp nhất của dân tộc Việt Nam toả hương ngàn đời vào cuộc sống suốt chiều dài lịch sử, làm rạng danh dân tộc là bông sen vàng xứ Nghệ. Tất cả những con người việt Nam ấy luôn đem câu "giấy rách phải giữ lấy lề" bên mình để làm phương châm sống, để răn mình, giữ mình. Nghèo túng, bần hàn, đôi lúc cả bị dập vùi nữa nhưng họ không để mình bị vướng bùn nhơ, không để cuộc đời vấy mùi bùn hôi tanh.
Nối tiếp cha ông xưa, con cháu ngày nay cần phải sống xứng đáng. Xã hội phát triển, cuộc sống hiện đại không ít những cám dỗ khiến con người dễ dàng sa ngã. Xác định cho mình một lí tưởng, một phương châm sống là vô cùng cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta. Hãy nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng những bông sen quý để mãi mãi trong lòng chúng ta, sen toả hương thơm ngát, để màu sen thanh khiết đồng hành cùng mỗi người và đồng hành cùng dân tộc, xưa, nay và mãi mãi trong tương lai.
Có lẽ đối với bất kì người Việt Nam nào cũng đều biết đến bài ca dao quen thuộc này:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Không biết từ bao giờ hoa sen đã trở thành một hình ảnh, một biểu tượng đặc trưng của làng quê, con người Việt Nam. Trong lòng mỗi người con đất Việt, hoa sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng, thanh cao và thuần khiết. Hoa sen đẹp giản dị, cao sang lại mang nét dân dã như tâm hồn của con người Việt Nam. Hoa không chỉ đẹp mà hương lại rất thơm, mùi thơm dịu nhẹ thoang thoảng làm say đắm lòng người. Hoa sen cũng tượng trưng cho tâm hồn con người Việt Nam trong sạch, bình dị rất riêng của người Việt "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Hình ảnh bông sen với cánh hoa hồng đào đang ôm ấp những nhị hoa vàng tươi, tỏa hương ngan ngát, nổi bật trên nền lá xanh mướt. Loài hoa ấy còn tượng trưng cho một vùng đất:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
ở nơi đâu, hoa sen vẫn luôn giữ cho mình vẻ đẹp trong sạch không để hoàn cảnh sống lấn át bản chất vốn có của mình, sen vươn lên mạnh mẽ trong bùn lầy nhưng tinh khiết. Bởi thế trong Phật giáo hoa sen cũng chiếm một vị trí quan trọng. Đến với bất cứ ngôi chùa nào, ta cũng sẽ thấy tượng Phật ngồi thiền thanh tịnh trên một bông hoa sen khổng lồ. Chùa Một Cột chính là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu được lấy cảm hứng từ những bông hoa sen. Chùa có hình dáng như một bông hoa sen, mọc lên từ hồ nước vuông vắn, chỉ với “một cột” – một cọng sen. Truyền thuyết kể rằng, từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông, ngôi chùa đã được xây dựng và hình thành, tồn tại cho đến ngày nay.
Trong cuộc sống hàng ngày, hoa sen cũng rất gần gũi, thân thuộc với người dân Việt Nam hoa sen được dùng với nhiều mục đích khác nhau: hương sen dùng để ướp chè, ngó sen dùng để làm món ăn, lá sen dùng để gói bánh, gói cốm… Trên các chuyến bay của Hãng hàng không Việt Nam, hình ảnh bông sen vàng sáu cánh như một biểu tượng của đất nước con người Việt Nam.
Hoa sen mang nét gần gũi với cuộc sống của người Việt Nam, đồng thời hoa sen trở thành biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!