Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ ( điệp từ nghe )
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
=> Tác dụng: Nhấn mạnh điểm nhịp, bắt nguồn cho cảm xúc, tạo cảm giác gần gũi.
a. Câu mắc lỗi diễn đạt. Nếu dùng từ "qua" thì câu sẽ không có chủ ngữ, vị ngữ mà chỉ có trạng ngữ.
Sửa: Bài thơ tiếng gà trưa cho ta thấy vẻ đẹp tần tảo, chắt chiu của bà.
b. Đoạn văn:
Bài thơ tiếng gà trưa cho ta thấy vẻ đẹp tần tảo, chắt chiu của bà. Người chiến sĩ trên đường hành quân, nghe tiếng gà trưa mà bao kí ức tuổi thơ ùa về. Hình ảnh bà gắn bó với từng kí ức, về đàn gà. Bà chăm chút đàn gà để cuối năm cháu có quần áo mới. Hình ảnh "Tay bà khum soi trứng/ Dành từ quả chắt chiu" đã cho thấy sự tần tảo của bà. Hình ảnh "Ôi cái quần chéo go..." cho thấy niềm vui, sự hạnh phúc của cháu khi được sắm sửa quần áo mới. Việc miêu tả những hình ảnh bình dị này đã cho thấy bà đã làm thay nhiệm vụ của một người mẹ: bà là chỗ dựa, là gia đình, nâng đỡ tuổi thơ của cháu trong những năm tháng chiến tranh. Khổ thơ cuối bài: "Cháu chiến đấu hôm nay/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ" cũng cho thấy tình cảm của hai bà cháu dành cho nhau. Bà chính là điểm tựa, là động lực để cháu vững tay súng chiến đấu. Như vậy, bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh không chỉ tái hiện những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ mà còn làm nổi bật hình tượng người bà tần tảo và tình cảm bà cháu sâu sắc trong chiến tranh.
Tần số dao động của vật 1 là:
f1= n1: t1=700:10=70( hz)
Tan số dao động của vật 2 là:
f2= n2: t2=300:60=50( hz)
Vật 1 phát ra âm cao hơn vật 2 vì tần dao động của vật 1 lớn hơn tần số dao động của vật 2
Các từ láy trong bài: chiều chiều, ngân nga, mênh mang, liêu xiêu
Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.
Nếu mình có làm sai mong bạn thông cảm
Tham khảo!!!
Con thương mẹ, con yêu mẹ nhiều lắm
Tại sao chẳng thể nói ra hết lòng
Chỉ mong bài hát vang lên sẽ làm mẹ vui
Mẹ cười lên nhé, cười thật nhiều nhé...
Trên đây là những câu hát mà em vô cùng yêu thích của nhạc sĩ Phúc Bồ trong ca khúc Là mẹ của con. Trong trái tim em, mẹ luôn là người tuyệt vời nhất, và nụ cười hiền từ của mẹ là điều mà em luôn muốn được gặp mỗi ngày.
Mẹ em là một người phụ nữ bình thường ở nông thôn như bao người phụ nữ khác. Mẹ rất ít trang điểm và có một ngoại hình rất bình thường. Thế nhưng, với em, mẹ đẹp lắm. Đặc biệt là khi mẹ cười. Mỗi khi cười, đôi mắt mẹ cong cong như hai nửa vầng trăng. Đồng thời xuất hiện một chiếc lúm đồng tiền ở bên trái. Tự nhiên lúc ấy, khuôn mặt mẹ tươi hơn, đẹp hơn, sáng ngời như là một bông hoa hướng dương vậy. Thế nên, em rất thích làm cho mẹ cười.
Mỗi ngày, em thức dậy, được chào buổi sáng với một cái hôn nhẹ và nụ cười rạng rỡ của mẹ. Trước khi em đến trường, sẽ được mẹ đưa ra đến cổng, và chào em bằng một nụ cười dịu dàng, tràn đầy sự yêu thương. Và buổi tối, em lại trở về vòng tay dịu dàng của mẹ với một nụ cười ấm áp, bao dung. Chính những nụ cười ấy đã tiếp thêm cho em năng lượng tích cực để luôn sẵn sàng học tập và vui chơi. Lúc nào mẹ cũng tươi cười, dịu dàng với em. Có lần mẹ bảo, mẹ luôn cười với em chính vì em là mặt trời nhỏ của mẹ. Nghe mẹ nói vậy, em rất hạnh phúc rồi bất giác cười theo.
Có những lần, em lỡ làm mẹ buồn, thất vọng. Khuôn mặt mẹ trở nên nghiêm túc. Mẹ không cười mà thường chau mày, sầu muộn. Những lúc ấy, em cảm thấy vô cùng ân hận, chán ghét bản thân mình. Cảm thấy khát khao được nhìn thấy nụ cười của mẹ hơn bao giờ hết. Vì thế, em luôn nỗ lực hết mình, cố gắng để luôn làm mẹ được vui cười thoải mái. Cũng vì thế, mà trong mắt mẹ, em luôn là một đứa con ngoan, biết yêu thương, giúp đỡ bố mẹ.
Em luôn yêu thương và kính trọng mẹ của mình. Mỗi ngày em luôn dành thời gian để ở bên cạnh mẹ, cùng mẹ tâm sự, vui cười. Để được ngắm nhìn các nụ cười của mẹ. Những nụ cười ấy là nguồn năng lượng giúp em vui vẻ mỗi ngày.
HT
Bạn tham khảo:
"Mẹ là đọt mía ngọt ngào, mẹ là nải chuối, buồng cau, mẹ là tiếng dế thâu đêm, là ánh trăng soi đường cho con khi con lạc lối. Thật tự hào trên đời này ta có mẹ".Và thật vui sướng biết bao khi tôi luôn nhìn thấy nụ cười của mẹ nở trên môi.
Đâu phải lúc nào mẹ cũng cười. Nhưng tôi vẫn nhớ như in lời ba nói :' Lúc con sinh ra mẹ đã cười rất tươi...". Tôi biết khi đó mẹ mệt mỏi như thế nào nhưng vẫn cố nở một nụ cười vì mẹ đã sinh ra một sinh linh bé bỏng hay bởi mẹ vui sướng chăng. Tôi cũng không biết nữa nhưng chắc chắn rằng nụ cười đó là nụ cười hạnh phúc của mẹ. Rồi ai cũng gặp khó khăn: Khi tập lẫy, tôi cảm thấy lật được người lên là rất khó, mẹ cười, cho dù lúc đó tôi chưa cảm nhận được gì mẹ vẫn khích lệ:"Cố lên con, mẹ tin con sẽ làm được". Hay là lúc biết bò, biết đi, mẹ đặt tôi xuống đất nắm lấy tay tôi dẫn tôi đi những bước đi đầu đời, tôi ngẩng lên nhìn mẹ vui sướng như muốn nói: " Con đi được rồi mẹ ơi". Mẹ nở 1 nụ cười mãn nguyện như chúc tôi thành công. Tôi biết nói, câu đầu tiên mà tôi gọi là :" Mẹ". Mẹ cười, chao ôi
Nụ cười ấy thật đẹp và quan trọng đối với tôi biết nhường nào.
Vậy là sự trưởng thành của tôi theo sau là nụ cười mẹ như những ngày nào tôi vào lớp 1. Ngày khai trường đã đến, mẹ đưa tôi đến rất sớm để làm quen với trường lớp. Ân tượng đầu tiên của tôi là trường mới đẹp làm sao! Lớp 1A hiện dần trong mắt tôi 1 cách quen thuộc biết chừng nào....Đang miên man nghĩ, tiếng trống trường như đánh thức tôi. Nỗi sợ hãi, lo lắng bao trùm lên tâm trí tôi, mẹ cười "Kìa con vào lớp đi, cứ đi đi mẹ sẽ luôn ở bên con". Và mẹ thật tuyệt trong mắt tôi.
Những khi bị điểm kém, những lần nói dối mẹ, trốn đi chơi, mẹ đã khóc có lẽ mẹ thất vọng về tôi nhiều lắm. Nhưng mẹ lại cười để an ủi, khích lệ vì mẹ biết tôi cũng rất buồn:" Đừng lo con chỉ cần con cố gắng thôi " . Nụ cười ấy như làm tôi thêm quyết tâm, cố gắng: " Mẹ ơi con sẽ cố gắng nữa để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi và con hứa con sẽ không làm mẹ buồn nữa đâu vì nụ cười của mẹ luôn bên cạnh con khi con cần phải không mẹ"
Nụ cười của mẹ luôn giúp tôi có thêm nghị lực, che trở cho tôi. Và nụ cười ấy là suối nguồn yêu thương là bến đỗ tâm hồn của cuộc đời con
HT
Khổ thơ cuối với điệp từ"vì" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho ta biết lí do người chiến sĩ cầm súng chiến đấu hôm nay là vì tình yêu quê hương, yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc,vì bà, vì tiếng gà tuổi thơ. Âm thanh tiếng gà như đi vào cuộc chiến cùng người chiến sĩ. Như tiếp thêm sức mạnh giúp người chiến sĩ bảo vệ quê hương, đất nước.