Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc xong tác phẩm bánh trôi nước của hồ xuân hương ,em có rất nhiều ấn tượng về nó.Nghe đến bánh trôi ai cũng sẽ nghĩ là nó là 1 loại bánh vỏ dày có nhân đường phên,nhưng tác giả Hồ Xuân Hương đã gắn ghép nó với thân phận ng phụ nữ trong xã hội xưa.Những ng phụ nữ ấy đc tác giả miêu tả vẻ đẹp đầy đặn ,phúc hậu nhưng số phận éo le,đầy trông gai.Nếu như ng phụ nữ của xã hội nay đc tự quyết định tương lại theo mong muốn của mình thì ng phụ nữ xưa hoàn toàn trái ngược ,ng cha ,ng chồng sẽ là ng quyết định thay .Cha đặt đâu con ngồi đấy,chồng bảo gì vợ phải làm theo.Những tục lệ ấy đã khiến biết bao số phận ng con gái chở nên khổ cực hơn.Cũng vì là phụ nữ nên họ bị đối xử bất công . Họ không đc học hành ,phải làm nụng vất vả.Cha mẹ họ chỉ coi họ là "thứ vịt dời"sau này chỉ đi lấy chồng ,ở nhà chồng chứ ko làm đc j hết .Ko có họ làm sao có các thế hệ trẻ như chúng ta.....Hãy trân trong những ng phụ nữ
cặp quan hệ từ :nếu ....thì
tick nhé !
Tham khảo:
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận của người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, bất hạnh, họ là đối tượng bị xã hội phong kiến đối xử bất công, tàn nhẫn. Vì vậy mà đã có rất nhiều những tác phẩm thơ văn của các nhà thơ Trung đại hướng ngòi bút của mình đến những con người này. Một trong số đó không thể không kể đến nhà thơ Hồ Xuân Hương, bà là một nhà văn nữ tài năng, bà viết về những người phụ nữ phong kiến bằng tất cả những tình thương, sự xót xa đồng cảm. Đồng thời bà cũng sẵn sàng phê phán, chỉ trích những bất công của xã hội bằng những lời lẽ sâu cay, thâm thúy nhất, vì đã làm cho cuộc đời những người phụ nữ này đau khổ. Ta có thể thấy, trong tất cả những sáng tác thơ văn của Hồ Xuân Hương, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số rất hiếm những bài thơ có giọng điệu dịu dàng, nữ tính khi thể hiện những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Tham khảo:
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
TK
Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc – xóm làng – người bà – tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng Tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà
Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái”trọng nam khinh nữ”Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái”trọng nam khinh nữ”Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”