K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2017

Hầu hết những người bị COPD hút ít nhất 10 – 20 điếu thuốc mỗi ngày trong 20 năm hoặc hơn trước khi thấy triệu chứng. Do đó, thường thì COPD không được chẩn đoán cho đến khoảng 40 – 49 tuổi.

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của COPD bao gồm:

  • Ho dai dẳng hoặc cấp tính.
  • Khó thở hoặc thở hơi ngắn là triệu chứng có ý nghĩa nhất, nhưng nó thường không xuất hiện cho đến khoảng 50-59 tuổi.
  • Thở khò khè (có tiếng rít trong khi thở), đặc biệt là khi gắng sức hoặc lúc triệu chứng trở nặng.
  • Những triệu chứng sau có thể xảy ra khi tình trạng bệnh nhân nặng hơn:
  • Khoảng thời gian giữa các đợt khó thở ngắn hơn.
  • Tím tái hoặc suy tim phải có thể xảy ra.
  • Chán ăn và sụt cân đôi khi có thể xảy ra và là dấu hiệu tiên lượng nặng.

Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS – American Thoracic Society) đề ra 3 giai đoạn nặng của COPD dựa theo chức năng phổi:

  • Giai đoạn I: FEV1 bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị dự đoán.
  • Giai đoạn II: FEV1 từ 35 – 49% giá trị dự đoán.
  • Giai đoạn III: FEV1 dưới 35% giá trị dự đoán
Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

COPD không thể chữa được nhưng có thể phòng ngừa. Để phòng COPD cần phải:

  • Không hút thuốc, nếu có hút thuốc thì hãy bỏ thuốc ngay.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc bằng cách không cho phép hút thuốc trong nhà hoặc ngồi ở khu vực không hút thuốc khi đi ra ngoài. Bạn cũng nên tránh khói do củi cháy hoặc cho nấu ăn.
  • Hạn chế không khí ô nhiễm trong nhà.
  • Tránh bị nhiễm trùng hô hấp khi bị cảm cúm. Bạn cũng nên thường xuyên rửa tay do virus có thể di chuyển từ tay qua miệng do tiếp xúc.
  • Đấu tranh cho không khí trong lành để giảm bớt số người bị COPD do ô nhiễm môi trường.
  • xin lỗi mình biết tới đây thôi à!~
27 tháng 12 2020

1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

 

5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

7. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.

8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

Nguyên nhân: Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.

Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

 

Triệu chứng: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Sốt cao nếu là do shigella.

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ

– Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

– Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

– Ðiều trị người lành mang bào nang.

8 tháng 11 2021

Biện pháp :

Bệnh kiết lị:

- Phòng chống: giữ gìn với cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sơ chế thực phẩm thật kĩ, ăn chín uống sôi.

- Vì nguyên nhân: do ăn phải thức ăn có bào xác trùng kiết lị. Nên pk giữ gìn với cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sơ chế thực phẩm thật kĩ, ăn chín uống sôi.

* Bệnh sốt rét:

- Phòng chống: diệt muỗi, diệt bọ gậy; ko để ao tù nước đọng; thường xuyên phát quang những bụi cây xung quanh nhà; ngủ phải có màn; giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

- Vì nguyên nhân: trùng sốt rét do muỗi a nô phen truyền vào máu người nên pk diệt muỗi, diệt bọ gậy; ko để ao tù nước đọng; thường xuyên phát quang những bụi cây xung quanh nhà; ngủ phải có màn; giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

18 tháng 12 2021

Tham khảo

cách phòng chống bệnh kiết lỵ

+ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ khi bị bệnh dùng thuốc kịp thời

+ giữ gìn môi trường sạch sẽ

+ diệt ruồi , muoi

+ ăn chín uống sôi.

- cách phòng chống bệnh sốt rét

+ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ dùng thuốc kịp thời

+ giữ gìn môi trường sạch sẽ

 

+ diệt muỗi , mắc màn

18 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh kiết lỵ:

-Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

-Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

-Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ. ...

-Hạn chế các loại đồ uống có ga, đồ uống chứa cồn…

21 tháng 11 2021

Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là:

    - Ăn chín, uống sôi,

    - Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

    - Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống,

    - Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.

    - Diệt trừ ruồi nhặng,

    - Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.

    - Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.

21 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là:

    - Ăn chín, uống sôi,

    - Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

    - Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống,

    - Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.

    - Diệt trừ ruồi nhặng,

    - Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.

    - Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.

23 tháng 12 2016

Vd: bệnh tim mạch, cao huyêts áp, đột quỵ,....

Cách phòng tránh:

- Hạn chế vận động quá sức.

- Ăn uống điều độ

- Sinh hoạt làm mạnh.

- Không lạm dụng chất kích thích.

7 tháng 2 2018

Vd: bệnh tim mạch, cao huyêts áp, đột quỵ,....

Cách phòng tránh:

- Hạn chế vận động quá sức.

- Ăn uống điều độ

- Sinh hoạt làm mạnh.

- Không lạm dụng chất kích thích.

23 tháng 12 2020

1. Thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước đã đun sôi. 

2. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. 

3. Sử dụng nước sạch, giữ vệ sinh nguồn nước công cộng.

4. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi,  xử lý phân, tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau. 

5. Khi có các dấu hiệu nhiễm bệnh (đau bụng, sốt), cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

+ Biện pháp phòng chống: ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường, khi bị bệnh cần uống thuốc ngay để điều trị.

29 tháng 11 2021

Tham khảo

Các bệnh ký sinh trùng có thể gây ra các tổn thương tại gan, não, phổi, thận, đường tiêu hoá ở người; gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng, thể lực, phát triển cơ thể, gây ảnh hưởng cấp tính và lâu dài đến sức khoẻ của người dân, tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng và gây ra những gánh nặng bệnh tật.

Bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỉ lệ nhiễm khác nhau theo các vùng miền. Tỉ lệ nhiễm chung giun truyền qua đất của cả nước khoảng 30%, trong đó khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên có tỉ lệ nhiễm cao nhất với trên 50%, tiếp đến là các tỉnh khu vực miền Trung khoảng 30-50%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 10-30% và nhiễm thấp nhất là các tỉnh khu vực miền Nam khoảng 10-20%. Các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao là trẻ em mầm non, học sinh và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất có tỉ lệ nhiễm giun cao hơn như nghề trồng lúa, trồng rau, hoa mầu, làm rừng.

Việt Nam có khí hậu nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển mạnh. Chính vì thế ai cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng ở người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các đối tượng khác khi:

- Sinh sống trong môi trường không được đảm bảo vệ sinh, những nơi đông đúc.

- Trẻ em được gửi ở những nhà trẻ có thể lây các loại chấy do nằm chung gần các bé đã lây nhiễm.

- Có thú cưng trong nhà nhưng không đảm bảo vệ sinh và có thói quen thả rông như chó mèo.

- Có thói quen ăn uống không đảm bảo như ăn các loại tiết canh, thịt tái sống, sushi...

- Có lối sống tình dục không lành mạnh.

- Thường xuyên di chuyển giữa nhiều nơi như đi công tác, du lịch...

- Nguồn nước, thực phẩm hằng ngày không an toàn.

Bệnh ký sinh trùng thường có một số đặc điểm giống nhau về đường lây nhiễm, yếu tố nguy cơ nên được chia theo nhóm bệnh như.

- Bệnh giun truyền qua đất: giun đũa, giun tóc, giun móc.

- Bệnh giun đường ruột khác: giun lươn, giun kim.

- Bệnh sán lá truyền qua thức ăn như: sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột.

- Bệnh lây truyền từ động vật sang người: bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun lươn não, giun xoắn.

- Bệnh do nấm, do đơn bào như lỵ amíp và do đơn bào khác.

 Để đảm bảo sức khoẻ và hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh ký sinh trùng, người dân cần:

►Có thói quen ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

► Đối với vật nuôi cần vệ sinh sạch sẽ. Sau khi ôm vật nuôi cần vệ sinh cá nhân bằng xà phòng diệt khuẩn.

►Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, an toàn để tiêu diệt các nguồn lây bệnh.

►Khi phát hiện cơ thể có triệu chứng nhiễm bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

►Các gia đình không nên tự mua hóa chất xử lý, nên liên hệ với những cơ quan chuyên môn tại Khoa Kiểm soát bệnh tật Trung tâm Y tế huyện, thành phố hoặc Khoa Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để được hướng dẫn, xử lý triệt để và đảm bảo an toàn.

 
29 tháng 11 2021
27 tháng 12 2021

TK

Có 2 hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng và dị dưỡng

-Tự dưỡng: Nhờ các chất diệp lục

-Dị dưỡng: Đồng hóa chất hữu cơ có sẵn

 

 

27 tháng 12 2021

a) Khi nãy bn hỏi r.

b) Cấu tạo:

-roi.

-Điểm mắt.

-Không bào cop bóp.

-Màng cơ thể.

-Hạt diệp lục.

-Hạt dự trữ.

-Nhân.

cách dinh dưỡng: Tự dưỡng như thực vật.

c) Do các ký sinh trùng sốt rét phá hủy các tế bào hồng cầu trong máu.

 Các biện pháp là:

 - Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi.

 - Buổi tối khi làm việc( khi ra đồng,..) phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi.

- Không sinh sống ở nơi có ao hồ, nước đọng hoặc xung quanh các nơi có cây cỏ rậm rạp.