Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)
Các bản vẽ kỹ thuật để chế tạo là sản phẩm cuối cùng của khâu thiết kế. Chúng phải thỏa mãn hai mục đích: bao gồm đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết để chế tạo và cũng còn là một tiêu chí kiểm soát kỹ thuật đối với các mức độ sửa chữa. Trước cuối thế kỷ 20, rất nhiều bản vẽ kỹ thuật được thực hiện bằng tay với sự trợ giúp của bảng vẽ cơ khí. Sự ra đời của máy tính với giao diện người dùng đồ họa đã có thể giúp thực hiện được việc tạo ra các mô hình và các bản vẽ bằng các chương trình máy tính trợ giúp thiết kế (CAD).
Nhiều chương trình CAD hiện nay cho phép tạo ra các mô hình ba chiều để có thể nhìn từ mọi góc độ. Các chương trình CAD mô hình hóa vật thể đặc tiên tiến là một hệ thống thiết kế hiện thực ảo. Những mô hình đặc như vậy có thể được dùng làm cơ sở cho các phân tích phần tử hữu hạn (FEA) và / hoặc tính toán động lực dòng chảy (CFD) của thiết kế. Cho đến ứng dụng gia công với trợ giúp máy tính (CAM), những mô hình này cũng có thể được dùng trực tiếp bằng phần mềm để tạo 'lệnh" cho việc chế tạo ra các đối tượng được mô tả bởi các mô hình đó, thông qua các máy điều khiển số hóa bằng máy tính (CNC) hoặc các tiến trình tự động hóa mà không cần đến các bản vẽ trung gian.
1. Bản vẽ kĩ thuật được thực hiện bằng các phương tiện thông tin như :
+ Tiếng nói
+ Cử chỉ
+ Chữ viết
+ Hình vẽ
2. Có ý nghĩa :
- Là đều là các phương tiện dùng để diễn đạt , tư tưởng , tình cảm và truyền đạt thông tin cho nhau
3. Được làm ra :
Muốn làm ra một sản phẩm trước hết nhười thiết kế phải diễn tả chính xác hình dạng và kết cấu của sản phẩm phải nêu đầy đủ các thông tin cần thiết như kích thước vật liệu ....
Chúc các bạn học tốt
Muốn làm ra sản phẩm trước hết :
+ Phải diễn tả chính xác hình dạng và kết cấu của sản phẩm
+ Nêu đầy đủ các thông tin cần thiết nhưng kích thước, yêu cầu kĩ thuật, vật liệu.
Các nội dung này được trình bày theo quay tắc thống nhất bằng bản vẽ kĩ thuật . Sau đó căn cứ vào bản vẽ để tiến hành làm ra sản phẩm.
Tham khảo:
- Sản phẩm 1: điện thoại di động
Sản phẩm đáp ứng nhu cầu liên lạc giữa các cá nhân trong khoảng cách xa, giải quyết việc liên lạc khẩn cấp và thay thế cho phương thức thư từ như ngày xưa
- Sản phẩm 2: ấm siêu tốc
Sản phẩm đáp ứng nhu cầu cần nước nóng trong thời gian ngắn, giải quyết những vấn đề trong việc thụ nước nóng và chỉ mất 3 phút
- Sản phẩm 3: điều hoà
Sản phẩm đáp ứng nhu cầu vấn đề nhiệt độ/thời tiết khắc nghiệt, giải quyết những vấn đề: nhiệt độ cao gây nóng trong mùa hè, nhiệt độ thấp lạnh trong mùa đông
Câu 2 :
Hình 1.2a (thiết kế): Khi định sản xuất một sản phẩm, người thiết kế phải diễn tả sản phẩm đó bằng bản vẽ, bản vẽ phải thể hiện rõ hình dạng, kết cấu sản phẩm: kích thước, yêu cầu kĩ thuật, vật liệu chế tạo từng chi tiết của sản phẩm. Tất cả các thông tin này được thể hiện trên tờ giấy có kích thước quy định; ghi vào vị trí nhất định bằng kiểu chữ, cỡ chữ, nét chữ theo quy định trong ban tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành.
- Hình 1.2b (thi công); Bản vẽ kĩ thuật của người thiết kế được in ra và đưa đến bộ phận sản xuất để người công nhân thi công.
- Hình 1.2c (trao đổi); Trong khi thi công người công nhân thấy vấn đề gì chưa rõ hoặc chưa hợp lí thì trao đổi lại với người thiết kế để nếu thấy cần thiết thì điều chỉnh lại thiết kế trên bản vẽ theo ý kiến của bộ phận sản xuất
Câu 3 :
Cho chúng ta một cái nhìn khái quát về sản phẩm, từ bản vẽ đó sẽ là để cho người làm cũng như người dùng sử dụng một cách có hiệu quả và an toàn.
Câu 4 :
Trên hình 1.4 trong SGK đã ghi rõ bản vẽ kĩ thuật được dùng trong kĩ thuật các ngành: Cơ khí, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, quân sự, kiến trúc, điện lực.
Ngành cơ khí: Khi sản xuất các máy móc cần có bản vẽ các chi tiết để bộ phận sản xuất chế tạo ta các chi tiết đúng yêu cầu của người thiết kế, có bản vẽ lắp để biết cách lắp ráp các chi tiết tạo thành một máy hoặc dụng cụ hoàn chỉnh.
Ngành nông nghiệp: Dùng bản vẽ trong việc sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các máy móc nông nghiệp.
Ngành xây dựng: Khi thiết kế các công trình phải có bản vẽ để người công nhân xây dụng biết cách xây dụng công trình theo ý đồ người thiết kế.
Nói chung các ngành: Giao thông, quân sự, kiến trúc, điện lực. ... đều phải dùng đến bản vẽ kĩ thuật để thiết kế dụng cụ, máy móc, công trình. ... để người thi công thực hiện dùng ý đồ người thiết kế, người kiểm tra có căn cứ để kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm.
Nhưng có ngành chính của SGK này lại không được nhắc đến: Ngành Giáo dục không phải chỉ có phấn, bảng, giấy, bút như một số người thường nghĩ. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng có nhiều bộ phận phải dùng đến vẽ kĩ thuật. Ngay tại Nhà xuất bản Giáo dục bộ phận biên lập và chế bản cũng phải thông hiểu về vẽ kĩ thuật trong khi biên tập và chế bản sách. Bộ phận trường sở chuyên thiết kế các trường học, bàn ghế, nội thất phòng thí nghiệm cũng phải dùng đến bản vẽ kĩ thuật. Các thiết bị giáo dục trước khi đưa vào sản xuất cũng phải có bộ phận thiết kế về kĩ thuật để đưa bộ phận chế thử: thiết bị dạy học được chế thử phải qua thực nghiệm giảng dạy ở các trường sau đó điều chỉnh lại thiết kế để sản xuất thiết bị hoàn chỉnh rồi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt bây giờ mới sản xuất hàng loạt đưa về các trường.
Giá sách treo tường được tạo bởi 4 chi tiết: vít, thanh dọc ngăn, thanh dọc bên, thanh ngang. Vai trò của chúng là để cố định các chi tiết với nhau.