Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, luôn sẵn sàng đứng lên chống giặc, sẵn sàng hi sinh vì đất nước. Vì thế lịch sử nước ta thấm đẫm những cuộc chiến tranh đau thương, tàn khốc nhưng cũng đầy hào hùng, vẻ vang với những chiến thắng vinh quang in đậm dấu vết của biết bao anh hùng dân tộc trên từng trang lịch sử vàng. Một trong những vị anh hùng đó là Trần Quang Khải, một vị tướng tài ba dưới thời nhà Trần, là con trai thứ ba của vua Trần Nhân Tông, lập công lớn tại Chương Dương Độ, lừng danh muôn đời. Ông không chỉ là một vị tướng kiệt xuất mà còn là một văn nhân có những vần thơ sâu xa, lý thú. Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” (Phò giá về kinh)) là một bài thơ do Trần Quang Khải viết sau khi quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Bài thơ nói về cảm xúc người tướng khi theo xa giá vua trở về kinh đô khải hoàn được thể hiện qua những câu thơ như sau:
“Đoạt sáo Chương Dương độ,Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.”
(Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu. )
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt hàm súc đã vẽ lên một khung cảnh hoành tráng với khí thế chiến đấu và thắng lợi vẻ vang của quân ta. Lúc bấy giờ đại binh của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long, còn chiến thuyền thì đóng ở bến Chương Dương, thuộc địa phận huyện Thượng Phúc. Trần Quang Khải được lệnh vua, cùng Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão dem quân từ Thanh Hóa đi thuyền vòng đường biển ra đến bến Chương Dương tấn công chiến thuyền của quân Nguyên. Quân giặc địch không nổi phải bỏ thuyền lên bờ chạy.
Còn Hàm Tử hay Hàm Tử quan là địa danh nổi tiếng, nơi xảy ra trận Hàm Tử trong cuộc Kháng chiến chống quân Nguyên 1285 của quân dân Đại Việt. Cửa Hàm Tử xưa thuộc xã Hàm Tử bên tả ngạn sông Hồng, gần bãi Màn Trù. Trận quyết chiến tại cửa Hàm Tử diễn ra vào cuối tháng 5 năm 1285, 5 vạn quân do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy, đã nhanh chóng giành thắng lợi. Cùng với các trận Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, chiến thắng Hàm Tử dã góp phần tiêu diệt và quét sạch 50 vạn quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt.
Nghệ thuật đảo ngữ đưa hai cụm từ “đoạt sáo”, “cầm Hồ” lên trên đầu câu đã thể hiện được khí thế dũng mãnh của quân ta, đồng thời cũng diễn tả được sự thất bại nhục nhã của quân giặc. Nhịp điệu bài thơ nhanh, gấp kết hợp với các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ, dứt khoát tạo nên nhịp dộ dồn dập, sôi động, quyết liệt của không khí chiến trận. Nhà thơ không nói nhiều về những chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được niềm phấn khởi, kiêu hãnh vô bờ toát lên từ âm hưởng của bài thơ.
Hơn nữa, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối để làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược. Hai chiến công oanh liệt này dã làm ‘thay đổi thế trận của quân ta: mở đầu và tiếp thêm sức mạnh, niềm tin đến quân và dân ta đập tan âm mưu xâm lược, đánh bại được kẻ thù hung bạo nhất thế giới thời bấy giờ, giành lại kinh thành Thăng Long. Ở đây có một điểm nổi bật là Trần Quang Khải là nhà thơ dầu tiên đã đưa địa danh sông núi Đại Việt vào thơ ca.
Đất nước sạch bóng quân thù, được hưởng thái bình yên ổn là một điều rất khó nhưng để giữ gìn non nước mãi hoà bình, thịnh trị lại là điều càng khó hơn. Phải chăng vì thế mà Trần Quang Khải đã nhắn nhủ:
“Thái hình tu trí lực,
Vạn cổ thủ giang san.”
(Thải bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu. )
Nếu muốn đất nước không bị hoạ xâm lược thì dân phải giàu, nước phải mạnh. Cho nên Trần quang Khải đã khuyên nhủ mọi người không nên ngủ trên chiến thắng mà phải bắt tay ngay vào xây dựng đất nước, củng cố lực lượng cả về kinh tế và chính trị thì mới có thể giữ vững nền độc lập, dập tắt mọi tham vọng ngông cuồng của bọn ngoại xâm. Chỉ hai câu thơ ngắn gọn mà đã thể hiện dược tấm lòng và tài trí của một danh tướng với tầm nhìn xa, hiểu biết rộng, suy xét sự việc một cách sâu sắc kết hợp với lòng yêu nước thương dân, có trách nhiệm với Tổ quốc luôn đặt Đất nước lên hàng đầu.
Bằng thể thơ ngữ ngôn tứ tuyệt, lời thơ cô đọng, ý thơ hàm súc, Trần Quang Khải đã dựng lên trước mắt người dọc bức tranh sinh động về khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân ta, về quyết tâm hoà bình, độc lập, giữ vững chủ quyền, nhất là khẳng định nước Nam là của người dân Đại Việt, đó là định luật muôn đời không thể thay đổi.
Dầu đã trải qua bao thế hệ, với bao lớp bụi thời gian nhưng bài thơ vần còn mang ý nghĩa lớn lao, không chỉ vào thời xưa mà cả ở thời nay. Lớp trẻ chúng ta muốn dất nước hùng mạnh, độc lập chủ quyền thì phải mở mang kiến thức, rèn luyện phẩm chất xứng đáng với những người làm chủ tương lai của đất nước.
Trong tiến trình lịch sử oanh liệt đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, mà Nam quốc sơn hà là bản mở đầu.
Đại Việt ta khởi đầu sự nghiệp của mình bằng sự tạo lập nhà nước Văn Lang của các vua Hùng bên bờ sông Hồng. Mười tám đời cha truyền con nối, tổ tiên ta vẫn khẳng định được vị thế của mình. Từ Văn Lang phát triển thành Âu Lạc, núi sông bờ cõi đã được mở mang. Nhưng rồi chỉ một phút mất cảnh giác của An Dương Vương mà sự nghiệp mấy trăm năm tổ tiên gây dựng tan thành mây khói. Mất nước là mất tất cả, vẫn sống ở đất mình mà thành kẻ nô lệ. Gông cùm xiềng xích đè nặng cả ngàn năm. Suốt đêm trường tối tăm ngột ngạt của kiếp nô lệ lầm than mà sức sống Đại Việt vẫn rất tiềm tàng. Bản lĩnh ngoan cường đã giúp cha ông ta bảo tồn được nòi giống, giữ gìn được bản sắc và giành lại được chủ quyền dân tộc vào đầu thế kỉ X.
Từ thế kỉ X, quốc gia phong kiến Đại Việt độc lập đã được xây dựng. Các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê rồi Lí kế tiếp nhau trị vì đất nước đến nay đã hơn trăm năm. Nhưng bọn phong kiến phương Bắc, với tư tưởng bá quyền nước lớn, muốn thống trị toàn thiên hạ vẫn ngông cuồng xâm lược Đại Việt, những tưởng có thế lại biến nước ta thành quận huyện của chúng như xưa. Đã đến lúc dân tộc ta phải đĩnh đạc lên tiếng khẳng định lại chủ quyền của mình! Và bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên đã ra đời:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là chân lí độc lập bất hủ!
Song, dễ hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng trong lời tuyên ngôn này, cần nhìn từ góc độ nguyên tác chữ Hán của bài thơ:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Câu mở đầu của bài thơ thật hùng hồn và đanh thép:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Ý thức tự tôn dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ qua hai từ Nam quốc và Nam đế đầy ẩn ý.
Trong Hán tự, quốc là chữ dùng đế chỉ nước lớn, nước thiên tứ thống trị toàn thiên hạ (còn “bang” là nước nhỏ, nước chư hầu); đế là chữ dùng để chỉ vua của nước lớn, nước thiên tử (còn "vương” là vua nước nhỏ, nước chư hầu; tước do “hoàng đế” phong cho). Trong tư tưởng bá quyền của bọn phong kiến Trung Hoa, chưa bao giờ chúng chịu thừa nhận nước khác là quốc và vua của nước khác là đế.
Từ thế kỉ VI, người anh hùng Lí Bí của Đại Việt sau khi khởi nghĩa chống ách nô dịch thắng lợi đã tự xưng là Lí Nam Đế. Một thái độ phủ nhận uy quyền nước lớn.
Thái độ ấy, một lần nữa được nhắc lại trong Sông núi nước Nam. Khẳng định nước Nam (Nam quốc) là của người Nam (Nam đế) là sự ý thức sâu xa về chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc. Hơn nữa, thái độ ấy là tư thế của một dân tộc dám kiêu hãnh đứng thẳng làm người, giơ một quả đấm thép giáng thẳng vào bộ mặt kiêu căng ngạo mạn của bọn phong kiến Trung Quốc coi nước khác chỉ là chư hầu của chúng, coi dân tộc khác chỉ là nô lệ của chúng.
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là “lẽ phải”, là “sự thật” hiển nhiên, bởi giang sơn bờ cõi này là do tự bàn tay dân tộc ta đã gây dựng. Nó đã tồn tại từ mấy ngàn năm nay.
Ngay đến cả đấng thần linh tối cao là “Trời” cũng phải thừa nhận và ghi rõ trong “sách trời”:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Thêm một lần nữa, bài thơ nhấn mạnh tính chất tất yếu của quyền độc lập tự chủ và khát vọng chính đáng của một dân tộc.
Càng khát khao độc lập tự chủ, dân tộc ta càng kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập. Ý chí ấy được khẳng định ở hai câu kết của bài thơ:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời.
Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước.
Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và toả sáng đến muôn đời.
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước hết phải nói rằng bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời là từ truyền khẩu (truyền miệng) hay nói đúng hơn, nó xuất hiện là theo truyền thuyết dân gian. Vì hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ chưa có văn tự hoặc đã có nhưng lâu ngày bị mai một, cho nên sử sách sau này không ghi được tên tác giả của bài thơ. Vì thế, nảy sinh ra những dị bản khác nhau, đó là điều không thể tránh khỏi. Cũng có thể sau này chúng ta sẽ phát hiện được nhiều dị bản khác nữa, nhưng trước mắt các nhà khảo cứu đã phát hiện được hai bài:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Giá trị bài thơ được tạo ra gắn với thiên thời (thời điểm xuất hiện bài thơ), địa lợi (đọc thơ ở đền Trương Hống, Trương Hát), nhưng yếu tố quan trọng hàng đầu phải là “nhân hòa”, không có “nhân hòa” phù hợp với chính yêu cầu của xã hội con người đặt ra, thì không thể tạo nên những giá trị văn hóa lớn lao. Nền văn hóa truyền thống Việt Nam và mọi chiến công hiển hách của cha ông ta từ trước đến nay không thể chỉ có đi tìm địa linh, thiên thời; mà không có yếu tố nhân hòa, một nhân tố quyết định mọi sự phát triển của xã hội.
Có lẽ khi tác giả viết bài thơ này chỉ nghĩ tới việc động viên, khích lệ tướng sĩ xung trận, đánh giặc giữ nước, chứ chưa biết bài thơ sau này có giá trị là bài Tuyên ngôn độc lập. Cho nên, người xưa mượn uy linh của thần ở đền Trương Hống, Trương Hát để ngâm đọc thơ. Một hành động của người xưa đã đi vào thế giới tâm linh của con người để thôi thúc các tướng sĩ tăng thêm niềm tin đánh thắng giặc Tống. Cái thế giới tâm linh rất trừu tượng, rất mung lung, nhưng không thể thiếu được ở con người. Nghĩa là con người thời cổ đại tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của họ. Tâm linh có sức truyền cảm, truyền lệnh, tập hợp sức mạnh ghê gớm. Con người hơn các sinh vật khác là có khối óc biết suy nghĩ, có ư thức, và còn có một trái tim biết rung động trước những giá trị thẩm mỹ, trước cái anh hùng, cái cao cả. Đó là sức mạnh của niềm tin tâm thức. “Niềm tin có được là do sự nhận thức của ư thức, niềm tin đó được nhân lên bởi sự rung động và thực hiện theo mệnh lệnh của trái tim. Ta cũng có thể nói đó là niềm tin thiêng liêng. Niềm tin thiêng liêng nuôi sống tâm linh”. (1, tr.18).
Cũng vì sự thiêng liêng ấy, dân chúng quí trọng, lưu truyền Bài 2. Bài 2 xuất hiện có thể với hai khả năng:
Một là, mãi đến trước khi Lý Thường Kiệt xung trận, bài thơ mới được bổ sung, chỉnh sửa và ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát để lấy khí thế thần linh, tạo cho tướng sĩ niềm tin có thần phù trợ đánh thắng giặc Tống xâm lược.
Hai là, sau khi Lê Hoàn dùng bài thơ ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát tạo niềm tin có thần phù trợ, thôi thúc, khích lệ tướng sĩ đánh thắng giặc Tống. Khí thế linh thiêng của bài thơ ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát cùng với chiến thắng đánh tan giặc Tống của tướng sĩ ta đã khiến cho dân chúng càng tự hào, tin tưởng. Họ hào hứng ngâm đọc bài thơ. Bài thơ mỗi ngày một lắng đọng trong tâm hồn dân chúng. Họ nhẩm đọc, bổ sung, và chỉnh sửa bài thơ, đến khi quân Tống sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt lại dùng hình thức đọc bài thơ này ở đền Trương Hống, Trương Hát để cầu thần linh phù trợ, tạo niềm tin, thôi thúc tướng sĩ đánh thắng giặc Tống lần thứ hai.
Như vậy, theo ý chúng tôi, Bài 2 có khả năng xuất hiện sau. Vì một bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt không thể dễ dàng một lúc có thể chỉnh sửa ngay được, mà cần phải có thời gian nhất định. Nhưng thời gian chỉnh sửa bài thơ không lâu, chắc chắn không phải là một quá trình lâu dài. Thời điểm xuất hiện của hai bài thơ sẽ không cách xa nhau lắm. Nhất là hai bài thơ đều là vô danh, không có tên tác giả, lại cùng ra đời trong khoảng thời gian ấy, do đó, việc xác định thời điểm trước sau của hai bài thơ cũng chỉ là phỏng đoán, không đáng kể.
Vấn đề cần bàn là, giá trị của bài thơ, cái giá trị được dân chúng sử dụng và truyền tụng, chẳng phải là điều "nhân hòa" mà chúng tôi đã nêu lên ở trên đó ư !
Như chúng ta đã biết, bài thơ được truyền tụng lâu nay, và được nhà sử học Ngô Sĩ Liên ghi vào sử sách, đó làBài 2. Việc làm của Ngô Sĩ Liên, nếu phải là “theo quan điểm Nho giáo chính thống, ghét cái vô luân của Lê Hoàn, ưa lòng trung nghĩa của Lý Thường Kiệt, nên đã đem bài thơ thần phù trợ vua Lê gán cho phù trợ tướng Lý” thì chỉ là yếu tố phụ, mà có khi một vài nhà sử học của ta ngày nay suy diễn phiến diện, chắc đâu Ngô Sĩ Liên lại có cách nhìn lệch lạc đó! Ngô Sĩ Liên là nhà nho, nhà sử học uyên bác, nhưng điều ông khen hay chê vua đều là sự thực lịch sử, là chính kiến của nhà sử học chân chính. Ngô Sĩ Liên học rộng, biết nhiều, ông thừa hiểu cái đạo của thánh hiền là “lấy dân làm gốc” (dĩ dân vi bản 以 民 為 本). Lúc bấy giờ, hết thảy dân chúng đều truyền tụng ngâm đọc Bài 2, tức là dân chúng vô cùng sáng suốt, dân chúng đã biết được thẩm mỹ, biết đến giá trị của bài thơ. Bài thơ được dân chúng “mệnh danh” là bài thơ thần, chứ không phải là “thơ thần”, và bình giá bài thơ là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam ta. Đó là yếu tố chính đã khiến nhà sử học chân chính Ngô Sĩ Liên ghi bài thơ vào sử sách. Việc làm của ông là theo đúng yêu cầu, ý nguyện của dân chúng, cho nên người đời sau mãi mãi suy tôn ông là nhà sử học kiệt xuất - tác giả của Đại Việt sử ký toàn thư.
Đã là bài Tuyên ngôn độc lập, thì chúng ta nên hiểu thế nào cho đúng với ư nghĩa của nó. Vì bài Tuyên ngôn độc lập của một đất nước không phải chỉ bó hẹp lưu truyền trong dân chúng nước ta từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà nó còn vang vọng ra khắp thế giới năm châu, qua đó người ta hiểu được cái nền văn hiến xa xưa của dân tộc ta, của đất nước Việt Nam ta. Một bài thơ chữ Hán, viết theo thể thơ Đường luật - thất ngôn tứ tuyệt mang ư nghĩa sâu xa của cả dân tộc - Tuyên ngôn độc lập. Thế mà, Ngô Linh Ngọc dịch nghĩa câu thơ đầu tiên của Tuyên ngôn độc lập “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là “Núi sông nước Nam, vua nước Nam ngự trị” (2, tr.8). Và có người dựa theo, tâm đắc với câu dịch nghĩa này, mà nhiều lần dẫn lại trong các bài viết của mình.
Bây giờ nói về ý nghĩa của chữ “cư” 居. Căn cứ vào từ điển Từ hải, trang 1209 giải thích: “Cư” 居 có nghĩa là ở, nơi ở, “cư” 居 còn có nghĩa là trị lư 治 理 (= quản lư, cai trị)(3). Nhưng ở trong câu thơ này, chữ “cư” 居 không thể dịch nghĩa là “ngự trị, cai trị”.
Người dịch chữ “cư” 居 trongcâu này với ý nghĩa là “ngự trị” có thể là để biểu thị thanh thế của vua nước Nam đối với phương Bắc, hoặc cũng có thể là biểu thị uy quyền của nhà vua đối với dân chúng nước ta. Nếu chúng ta dịch chữ “cư” 居 với ý nghĩa như thế, thực ra không có sức lôi cuốn người đọc. Vì thơ là “ý tại ngôn ngoại”, nói về thanh thế, thì tác giả bài thơ đã dùng từ “Nam đế” đối với “Bắc đế”. Vua nhà Tống và vua nước Nam mỗi đằng làm đế một phương, chẳng ai hơn ai, không ai có quyền xâm phạm đến ai, việc gì phải lập lại ư ngự trị nữa. Nếu chữ “cư” 居mang ý nghĩa “ngự trị” thì còn gì là tình bang giao thanh cao của nước Việt đối với các nước láng giềng nữa. Dân tộc Việt Nam xưa nay có truyền thống hòa hiếu, chỉ riêng cách đặt tên làng, tên đất cũng đã phản ánh nguyện vọng, tâm thế của người dân làng xã thích sống chan hòa với thiên, địa, nhân. Ở một đất nước có truyền thống chống ngoại xâm, thế nhưng tên làng, tên đất có chữ Vơ (Vũ) không được dùng nhiều lắm. Giáo sư Nguyễn Đức Nghinh đã tổng kết, trong số các làng xã từ Hà Tĩnh trở ra có đến 768 xã thôn có tên gọi là từ An hay Yên. Những tên làng xã có từ An, Yên chiếm tỷ lệ vị trí hàng đầu trong số tên làng xã. (4. tr.26-27). Chỉ riêng cách đặt tên làng, tên đất cũng đã chứng minh dân tộc Việt Nam thích hòa thuận, yên vui.
Còn đối với dân chúng, nếu dịch nghĩa chữ “cư” 居 trong câu thơ này là “ngự trị” thì lại càng không đúng. Từ lâu bài thơ đã được dân chúng công nhận là bài Tuyên ngôn độc lập, mà tác giả nói đến “ngự trị”, thì còn đâu là bài Tuyên ngôn độc lập về quyền bình đẳng, quyền độc lập tự chủ của dân tộc. Hơn nữa, câu mở đầu bài Tuyên ngôn độc lập của một nước mà tác giả nói ngay đến quyền ngự trị của vua thì còn ai muốn theo vua, bảo vệ đất nước. Tác giả làm bài thơ này là để động viên tướng sĩ quyết tâm chiến đấu, bảo vệ chủ quyền đất nước, chủ quyền độc lập dân tộc. Chủ quyền ở đây không chỉ có "quyền ngự trị sông núi nước Nam của vua Nam". Chỉ có ông vua hôn mê, tối tăm thì mới nghĩ về mình như thế, làm vua một nước mất chủ quyền, ngự trị một nước nô lệ thì có hay ho gì ? Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh, mất nước, mất chủ quyền độc lập, vua quan triều Nguyễn vẫn trị vì, cai trị, ngự trị đất nước đấy thôi. Huống hồ, đây là bài Tuyên ngôn độc lập, ngay ở câu mở đầu bài thơ đã dịch chữ “cư” 居 là “ngự trị” thì rơ ràng người dịch chưa thấy được tính thiêng liêng cao cả của bản Tuyên ngôn độc lập. Nhất là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hình thành bố cục: đề, thực, luận, kết càng cho ta thấy rõ chữ “cư” 居 ở đây không có nghĩa là “ngự trị”. Xét về mặt kết cấu thứ tự từ trên xuống dưới của 4 câu (đề, thực, luận, kết), yêu cầu phát triển như sau:
Đề: là câu mở đầu, biểu thị ý tổng quát của đầu đề bài thơ.
Thực: là đi sâu phát triển ý nghĩa của nội dung được nêu ra ở đầu đề.
Luận: có chức năng bình luận, thường triển khai từ những ý ở câu thực.
Kết: câu cuối cùng với chức năng khép bài, quay về ý chính của đề, khắc họa sâu lắng hơn.
Liên hệ bài thơ Nam quốc sơn hà theo bố cục của bốn câu thơ: đề, thực, luận, kết, chúng ta sẽ thấy rõ ràng chữ “cư” 居 có nghĩa là “ở”.
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Núi sông nước Nam vua Nam ở)
Ở đây, chữ “cư” 居 (= ở) bao hàm ư nghĩa lãnh thổ, đất đai, địa giới, chứ không phải là “ngự trị”. Câu thực (câu 2) phát triển ý nghĩa của câu đề (câu 1) sẽ giúp chúng ta khẳng định điều đó:
"Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư"
(Trời xanh đã định ở sách trời)
Trời định cái gì ở sách trời - Định cái quyền “ngự trị” của vua ở sách trời ư? Quyền “ngự trị” của vua thay đổi theo lẽ thịnh suy của từng triều đại, sách trời làm sao ghi hết được. Đất đai, lãnh thổ, địa giới của một nước là một hiện thực khách quan, vĩnh hằng, phổ biến, tính hợp lư đã sản sinh ảnh hưởng rất lớn trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Văn hóa truyền thống Trung Hoa qui định việc phân chia bờ cơi đất đai theo các ngôi sao ở trên trời ứng với các châu vực ở dưới đất. Sách Sử kư, thiên Quan thư chép: "Thiên tắc hữu liệt tú, địa tắc hữu châu vực (天 則 有 列 宿, 地 則 有 州 域)" (Trời thì có các ngôi sao, đất thì có các châu vực) (5, tr.790).
Như vậy, chúng ta có thể thấy người xưa coi các ngôi sao ở trên trời liên hệ với các châu vực ở dưới đất. Ở thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, người ta căn cứ các ngôi sao ở trên trời phối với các châu, quốc ở dưới đất để phân chia lãnh thổ, địa giới, mỗi ngôi sao là thuộc địa phận bờ cơi của mỗi nước, nghĩa là phân chia lãnh thổ, bờ cơi của từng nước theo đúng như các vì sao ở trên trời.
Đọc tiếp câu luận (câu 3) chúng ta lại càng thấy lời bình luận, chất vấn triển khai ư của câu thực:
“Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm”
(Cớ sao giặc Bắc đến xâm phạm)
Giặc Bắc đến xâm phạm cái gì ở nước Nam? - Xâm phạm quyền ngự trị của vua ư ? - Nếu đất nước, lãnh thổ, cương giới bị giặc Bắc xâm chiếm thì quyền ngự trị của vua có còn không ? - Cần gì giặc Bắc phải xâm phạm quyền ngự trị của vua.
Đến câu kết, câu cuối cùng với chức năng khép bài, quay về với ý chính của bài, bừng lên cả một khí thế hào hùng, vững mạnh của dân tộc, của đất nước ta, cảnh cáo bọn giặc phương Bắc, nếu xâm phạm bờ cơi, lãnh thổ đất nước ta thì:
“Bạch nhận phiên thành phá trúc dư”
(Bay bị gươm sắc chém tan như chẻ tre)
Ý nghĩa của bốn câu thơ đề, thực, luận, kết liên kết với nhau rất biện chứng, rất lôgích làm nổi lên chủ đề của một bài Tuyên ngôn độc lập: quyền bình đẳng (Nam đế đối với Bắc đế), quyền lãnh thổ thiêng liêng (trời xanh đã định địa phận, địa giới), quyền độc lập tự chủ (Cớ sao giặc Bắc dám xâm phạm đất đai, quyền độc lập tự chủ của dân tộc ta)…
Qua đó, ta thấy nhân dân ta suy tôn bài thơ là bài Tuyên ngôn độc lập là có đầy đủ cơ sở khoa học, xác thực, chứ không phải là dựa vào thơ thần. Nếu là thơ thần thì làm sao được gọi là bài Tuyên ngôn độc lập !
Bây giờ đối chiếu những chỗ khác nhau giữa Bài 1 và Bài 2, như "Hoàng thiên dĩ định - (Trời xanh đã định)", chúng ta sẽ thấy tác giả làm bài thơ này theo quan niệm của Hán Nho. Đổng Trọng Thư: Trời như một thượng đế có quyền uy tối cao, loài người đều do Thượng đế sáng tạo ra. Trời sinh ra cho xã hội loài người một vị vua có quyền lực tối cao để “thay trời hành đạo”. Nhưng nhân dân Việt Nam sáng suốt khẳng định không phải do trời và chỉnh sửa ngay phân câu thơ ấy là: “Tiệt nhiên định phận”. Tiệt nhiên 截 然 (= rơ ràng, rành rành, rạch ròi) cả phân câu ấy có nghĩa là: rành rành định địa phận. Như thế, ư nghĩa của câu thơ này càng dứt khoát, rơ ràng là định địa phận, lãnh thổ (Rành rành định địa phận ở sách trời) gắn kết với chữ “cư” 居 (= ở) của câu đề (câu 1).
Ở câu luận (câu 3), “Bắc lỗ” (giặc Bắc) được thay bằng “nghịch lỗ” (lũ giặc). Từ “Bắc lỗ” chỉ đích danh giặc phương Bắc, còn từ “nghịch lỗ” tuy là từ chỉ chung bọn giặc, nhưng bài thơ đã được Lư Thường Kiệt sử dụng ngâm đọc lúc xung trận đánh quân Tống. Lúc này từ “nghịch lỗ” vừa chỉ giặc Tống vừa ám chỉ bọn giặc nước ngoài nói chung lại càng sáng rơ tính chất của bài Tuyên ngôn độc lập. Vì Tuyên ngôn độc lập của một nước không chỉ thu hẹp trong một trận đánh nào, hay của một địa phương nào, mà là của cả dân tộc, của cả đất nước. Vai trò của bài thơ là như thế đấy. Chính vì những nguyên nhân trên, cho nên Bài 1 CÓ THỂ xuất hiện trước, nhưng lâu nay ít được dân chúng và sử sách nhắc đến.
Câu kết (câu 4): "Bạch nhận phiên thành phá trúc dư” (Bay bị gươm sắc chém tan như chẻ tre)" được thay bằng câu "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (Chúng bay chờ xem, sẽ chuốc lấy thất bại). Tuy hai câu thơ ngôn từ khác nhau, nhưng đều là câu kết, cùng một ư khép bài, nói lên chủ đề của bài thơ: kẻ nào xâm phạm nước ĐẠI VIỆT sẽ bị đánh tả tơi. Nghĩa là giặc đến nhà là phải đánh, đánh cho chúng biết tinh thần của dântộc Việt Nam là: bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của đất nước, quyền độc lập tự chủ, quyền bình đẳng và quyền sống của con người. Rơ ràng, đó là chủ đề Tuyên ngôn độc lập của một nước. Đã là Tuyên ngôn độc lập, dân chúng đọc lên đều cảm thấy thiêng liêng, tự hào về đất nước mình. Đó chẳng phải là vô hình, trừu tượng mà là những hình ảnh thiêng liêng về non sông đất nước, về những mảnh đất thiêng Như Nguyệt, Bạch Đằng… oai hùng lại hiện lên trong tâm trí họ. Từ những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng đó mà ngày xưa, ngày nay chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi. Vì thế, dân chúng và các nhà nghiên cứu xưa nay cũng đã chọn Bài 2: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam, vua Nam ở) vào sách giáo khoa, sách sử. Gần đây Thơ văn Lư - Trần, Tập 1, Nxb. KHXH, H. 1977, tr.321-322 cũng đã chọn bài 2, làm bài đọc chính, bài 1 chỉ là bài khảo đính. Chẳng phải đợi chờ lâu xa, Viện Văn học và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã làm đúng với ư nguyện của dân chúng, không làm mất đi những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng đó trong tâm thức con người hôm nay và các thế hệ mai sau.
Tính đến thời điểm này, ngoài bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc (2/9/1945) tại Quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, thì lịch sử Việt Nam còn ghi nhận có tới hai văn bản khác được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Bao gồm: "Nam quốc sơn hà" (tương truyền của Lý Thường) và "Bình Ngô đại cáo" (Nguyễn Trãi). Vậy một tác phẩm văn học như: "Nam quốc sơn hà" với bốn câu thơ ngắn ngủi có xứng đáng được coi là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam?
Như chúng ta đã biết, Tuyên ngôn độc lập là văn bản chính luận được viết ra với mục đích tuyên bố với đồng bào trong nước và toàn thể nhân dân thế giới về nền độc lập và về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cần được tôn trọng. Bài thơ "Nam quốc sơn hà" được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta trước hết vì bài thơ là lời tuyên bố hùng hồn về nền độc lập chủ quyền của đất nước:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng và vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc. Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn được ghi rõ ràng ở sách trời "tại thiên thư". Đó là một chân lý hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam, một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi . Trong lời tuyên bố về chủ quyền , tác giả còn thể hiện sâu sắc thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với nước Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc, qua việc sử dụng từ "đế" mà không dùng từ "vương" (chữ "đế" và chữ "vương" đều có nghĩa là vua, người đứng đầu 1 đất nước, đại diện cho nhân dân, nhưng trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa, vua Trung Quốc tự xưng là "đế"( có thể hiểu là ông vua lớn) còn các ông vua đứng đầu ở các nước láng giềng thần phục chỉ phong "vương" (có thể hiểu là ông vua nhỏ). Với cách sử dụng ngôn từ sắc sảo như vậy, rõ ràng địa vị và tầm vóc của nước Nam ta đã được nâng lên một tầm cao mới.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên ấy, cha ông ta không chỉ khẳng định nền độc lập và chủ quyền của dân tộc mà còn thể hiện rõ ý chí quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập, chủ quyền ấy:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lý Thường Kiệt coi quân xâm lược là "nghịch lỗ" (kẻ đi ngược lại với lẽ phải, với đạo trời), bài thơ "Nam quốc sơn hà" đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép: Chúng mày dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền thiêng liêng của nước Nam, thì tự chúng mày sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại! Đó là cái kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lý, lẽ phải! Câu thơ vừa là một đòn tấn công mạnh mẽ giành cho kẻ thù xâm lược vừa có ý nghĩa khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của nhân dân với Tổ quốc...
Có thể nói không cần phải sử dụng quá nhiều ngôn từ, nhưng "Nam quốc sơn hà" vẫn làm rõ được những vấn đề mang tính trọng đại, lớn lao của quốc gia, dân tộc. Đó là lời tuyên bố đanh thép khẳng định chủ quyền về cương vực lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ toàn vẹn nền độc lập dân tộc, quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Với ý nghĩa sâu sắc ấy, "Nam quốc sơn hà" hoàn toàn xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt nam ta!
Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống sang xâm lược nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chặn trúng ở phòng tuyến Sông Cầu. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Truyền thuyết kể rằng: một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền thờ Trương Hống và Trương Hát (tướng của Triệu Quang Phục hy sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này, ý nói thần linh muốn phù hộ quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ tinh thần quân sĩ đánh tan quân Tống, buộc chúng phải rút lui nhục nhã tháng 3 năm 1077.
Bài thơ không có tiêu đề, vốn rất phổ biến trong dân gian. Tiêu đề Nam quốc Sơn hà do người biên soạn đặt. Truyền thuyết kể rằng thần đọc bài thơ này khi giúp Lê Hoàn chống Tống (981) và lại vang lên một lần nữa giúp Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống trên dòng sông Như Nguyệt (1077).
Bài thơ Nam quốc sơn hà có ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Thư tịch đầu tiên có chép bài thơ này là sách Việt điện u linh tập. Song bản Nam quốc sơn hà trong Việt điện u linh tập không phải là bản được biết đến nhiều nhất, bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư mới là bản được nhiều người biết nhất. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử đầu tiên có ghi chép bài thơ này.
Phiên âm Hán-Việt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân:
Núi sông Nam Việt vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, bản dịch của Lê Thước và Nam Trân đã có nhiều thay đổi. Có thể nói bản dịch của Trần Trọng Kim khá trôi chảy và chuyển tải được ý nghĩa của bài thơ. Bản dịch này trước đây được đưa vào sách giáo khoa nhưng sau bị loại bỏ và sử dụng bản dịch cuarLee Thước và Nam Trân.
Người ta thường nghĩ bài thơ này là lời chủ tướng nhằm vào binh sĩ của mình để khích lệ. Cho dù có hiểu bài thơ là nhằm truyền tới tướng sĩ tinh thần chống giặc, thì đối tượng vận động vẫn là quân giặc xâm lược. Hai câu thơ cuối mang tính chất đối thoại, thể hiện rõ ràng lập trường chính nghĩa của quan ta
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Tinh thần bài thơ là sự khẳng định chủ quyền đất nước và lập trường chính nghĩa của ta. Mở đầu bài thơ là niềm tự hào về chủ quyền đất nước: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Đó là sự thật hiển nhiên như chân lý đã được định đoạt ở trời cao. Thế nhưng, điều ấy đã được tôn trọng. Thế nhưng giặc bạo tàn ỷ vào sức mạnh đã ngang nhiên xâm phạm nước ta, không tuân với ý trời, làm điều bất nghĩa.
Xưng nước Nam là phủ nhận đi cái mồ ma quận huyện trong đầu óc lũ xâm lược, coi mình đàng hoàng là một nước (Nam Quốc), có đầy đủ quyền hạn bà ngang hàng với nước Bắc (Bắc Quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) là bác bỏ cái trịch thượng của vua nhà nó tự xưng là thiên tử (con trời), coi vua các nước khác là chư hầu, gọi là vương (Đinh Bộ Lĩnh xưng là Đinh Tiên hoàng đế, nhưng triều đình nhà Tống chỉ công nhận là Giao Chỉ quận vương, tước vương ở một quận). Tự hào, hiên ngang, mình tuyệt đối làm chủ đất nước mình và không phải nói suông. Chiến dịch đánh ngay vào căn cứ của chúng mấy tháng trước ngay trên đất chúng là một bằng chứng. Nước Nam, vua Nam không còn là chuyện chữ nghĩa mà là sự khẳng định ở tầm quốc gia, ở chủ quyền dân tộc vô cùng lớn lao.
Ngày xưa có quan niệm cho rằng đất đai dưới mặt địa cầu đều ứng với các vùng sao trên trời. Sao trên trời đã chia vùng thì dưới mặt đất này cũng cõi nào nước ấy, tựa như đã phân chia từ trên trời, điều đó đã là trời định, thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Nước Nam, vua Nam quốc gia dân tộc, tự hào, lớn lao thật, nhưng dù sao vẫn là chuyện con người, chưa ra khỏi phạm vi con người, còn là là dưới mặt đất, chưa đủ chiều cao khiến kẻ thù lạnh mình, chùn tay. Phải nhờ đến sức mạnh của trời: rành rạch định phận ở sách trời. Cả binh sĩ ta hay quân tướng giặc đều tin như vậy. Vô luận đều nghe trực tiếp từ giọng “thần” trong đền hoặc nghe loa lặp lại truyền qua mặt trận, quân ta nhất định hăng lên bội phần, lũ giặc không khỏi hoang mang, khiếp đảm.
Có lẽ không nên bỏ qua chút tỉ mỉ dạy trong nhà trường nhưng rất nghệ thuật này: từ vựng và ngữ pháp có vai trò trong sức khẳng định nói trên. Có phải câu thơ xếp thành mấy khối không nào? Ở câu chữ Hán rõ hơn: “Nam quốc” gần như một từ, “sơn hà” là một từ,“Nam đế” cũng gần như một từ, “cư” là một từ. Câu dịch không rõ bằng, nhưng cũng coi như có từng mảng: “sông núi” là một mảng, lẽ ra nên dịch là bờ cõi thì bờ cõi sẽ là một từ, “nước Nam” làm một mảng, “vua Nam” cũng vậy, “ở” cũng thế.
Mỗi mảng là một khối làm nên cái rắn chắc của chân lí, chân lí như đúc lại thành khối.“Sông núi nước Nam” là một nhóm danh từ làm bổ nghĩa cho “ở”, đặt ra trước, còn “vua Nam” ở là cụm chủ vị đặt ra sau là một cách nhấn mạnh ý nghĩa của câu trong nghệ thuật cú pháp, nhấn mạnh tính khẳng định của chân lí: nước Nam là của người Nam. Chữ nghĩa ở câu thứ hai cũng xếp khối càng làm cho chân lý ấy thêm vững chắc.
Tiếp đến là một câu hỏi: “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” Hỏi quân giặc trực tiếp. Chân lí hiển nhiên, đơn giản lại thiêng liêng tự trời cao như thế, sao lại dám xâm phạm? Hỏi nhưng là ngạc nhiên và khinh bỉ. Ngạc nhiên là bởi Trung Quốc tự coi mình là thiên tử (con trời) mà dám tự ý làm trái với mệnh trời, tất trở thành kẻ nghịch tử. Đó chẳng phải là làm điều ngu xuẩn đó sao?
Bàn thêm một chút về nghệ thuật: tại sao lại hỏi? Bởi bên trên đã khẳng định. Có khẳng định ở trên mới có nghi vấn này nhằm tăng sức khẳng định, tăng bằng cách đối lập cái phi nghĩa với cái chính nghĩa của người và cả của trời. Khẳng định bằng khẳng định là chuyện thường, khẳng định bằng nghi vấn phủ định mới là lạ. Cái thuật của ngôn ngữ có vậy.
Có điều không cần đáp trực tiếp. Để cho chúng tự đáp. Ta chỉ báo trước số phận sẽ dành cho chúng: rồi xem! Chúng bay sẽ chuốc lấy phần thất bại không còn chút gì (Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư). Câu thơ dịch không lột được tinh thần ấy: Chúng bay sẽ bị đán tơi bời. Sẽ bị đánh tức là ta đánh. Nguyên văn chỉ nói: tự chuốc lấy phần thua. Không nói ta đánh mà nói chúng nó tự làm chúng nó thua, mà thua sạch trơn, thua vì hành động phi nghĩa.
Sức mạnh chiến thắng của ta là ghê gớm, chúng không ngăn nổi, như một sự trừng phạt đáng sợ đâu từ trên trời giáng xuống, ta không nói và cũng không hiểu nổi. Như thế chẳng phải là nhân sức mạnh mình lên đến sức mạnh thần linh, ứng với sách trời ở trên sao?
Chẳng phải khẳng định ở mức độ cao thẳm sự thất bại của địch và sự chiến thắng của mình sao? Cần nhớ thêm rằng trong giấy tờ giao thiệp với nhà Minh, dù đã đánh bại chúng rồi, Lê Lợi cứ một mực đổ lỗi thất bại của quân tướng nhà nó là tự ý gây sự và tự làm cho chúng thất bại. Đó có phải là đường lối ngoại giao nhất quán của ông cha ta thời xưa đối với kẻ xâm lược phương Bắc? Chỉ là nhún nhường chăng? Đó là khôn khéo, là chiến lược.
Nếu chú ý thêm đến âm điệu thì câu thơ dường như mang âm hưởng của một lời phán xét một mặt từ trên cao, bao hàm không những sự tiền định thiêng liêng mà cả sự tất yếu khách quan của quy luật không hề lay chuyển: quân cướp phản nghịch nhất định phải thất bại. Một lần nữa chân lí chủ quyền được khẳng định không chỉ bằng chính nghĩa mà còn bằng sức mạnh để bảo vệ chân lí ấy.
Nhiều ý kiến cho đây là một bản tuyên ngôn độc lập bằng thơ. Kể ra trong lịch sử loài người cũng hiếm có. Không chỉ lịch sử thơ Đường mà cả lịch sử thơ Đường luật nói chung, chắc cũng lấy làm lạ sao thể thơ phong nhã này lại sản sinh ra một bài thơ có giá trị có thể xem là kì lạ như vậy. Nó có thể nói tình nói chí gì đấy.
Mà kì lạ hơn, là nói chính trị mà đầy sắc thái tình cảm. Tất cả trái tim, khối óc của người làm thơ đã trút vào đây, tất cả trí tuệ, kinh nghiệm, ngạc nhiên, khinh bỉ, tin tưởng, tự hào đều đúc lại thành những lời, những điệu thông qua kết cấu từ vựng, ngữ pháp, cú pháp, cấu trúc toàn bài, nên tập trung lại thể hiện thành một sức khẳng định mãnh liệt, khẳng định sắt thép, khẳng định vĩnh viễn, vượt lên trên mọi thử thách, vượt qua mọi thời gian, cái chân lí thiết thân ấy đối với dân tộc ta: Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
Bài thơ làm trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm một mục đích cụ thể. Nhưng nó không chỉ khuôn lại trong hoàn cảnh ấy. Nó còn kéo dài vô tận. Cái chất của nó còn ở mĩ học, ở ngay cả chính trị và không chỉ thuộc một thời. Có ai là người Việt Nam học mà không thuộc?
Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:
- Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc
+ Nước Nam có lãnh thổ riêng, bởi đất Nam có vua Nam ở
+ Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi được (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)
- Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù ngoại bang
+ Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”
+ Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.
Bài thơ không đơn thuần là bày tỏ ý kiến. Vì nó cũng có thể phản ánh giống như một tác phẩm nói lên cảm xúc.Nếu có biểu cảm thuộc trạng thái ẩn kín. Ẩn kín tức là lấy đồ vật hoặc sự vật xung quanh chúng ta để phản ánh ngay lập tức về vấn xã xã hội đó. Còn lộ rõ thì muốn cho nhân dân biết được tình thế của vấn đề xã hội mà người xưa đã phản ánh lại truyền từ đời này sang đời khác.