Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.
+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.
- Về luật bằng trắc: Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).
- Vần và nhịp: Bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 (veo – teo – vèo – teo – bèo). Chủ yếu ngắt nhịp 4/3,…
- Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6)
Tham khảo!
Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.
Bố cục | - Đề (2 câu đầu): giới thiệu tình hình đất nước bị giặt Tây xâm lược - Thực (2 câu tiếp): khắc họa chi tiết khung cảnh loạn lạc - Luận (2 câu tiếp): chuyển sang nhìn vấn đề trong một bối cảnh rộng hơn - Kết (2 câu cuối): tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước |
Niêm | Chữ thứ 2 của 1 niêm chữ thứ 2 câu 8 (thanh trắc) Chữ thứ 2 của 2 niêm chữ thứ 2 câu 3 (thanh trắc) Chữ thứ 2 của 4 niêm chữ thứ 2 câu 5 (thanh trắc) Chữ thứ 2 của 5 niêm chữ thứ 2 câu 7 (thanh bằng) |
Vần | hiệp theo một vần ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (Tây – tay – bay – mây – này) |
Đối | Câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu. |
Nhịp | Bài thơ ngắt nhịp 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5, 6 và ngắt nhịp 4/3 ở các câu 2, 7, 8 |
| Mời trầu | Bài ca dao |
Đề tài | Đều nói về tình yêu đôi lứa | |
Thể thơ | Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật | Thơ lục bát |
Thái độ | Bày tỏ thái độ không đồng tình trước sự bội bạc, bạc bẽo. | Vui mừng trước tình yêu đôi lứa |
- Những đặc điểm cần chú ý của thể loại thơ Đường luật
Khái niệm | Thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu). |
Bố cục | - Bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên). - Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp |
Niêm | Có nghĩa đen là dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc |
Vần | Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4. |
Nhịp | Thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn) |
Đối | Ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa |
- Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7:
Văn bản | Thủ pháp nghệ thuật trào phúng |
Mời trầu | Cái tôi khao khát sống mãnh liệt đó cũng là lí do bà thể hiện sự trào phúng của mình trong bài thơ. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội |
Vịnh khoa thi Hương | Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu đề thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ một nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả. |
Tham khảo
Đặc điểm chung ở ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến:
- Là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hóa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta.
- Dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam.
Tham khảo!
- Bài thơ viết theo thể thơ 7 chữ
- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5. Nhịp thơ đa dạng nhưng nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.
- Cách gieo vần: Vần chân liền và vần chân cách tạo tính nhạc cho bài thơ.