K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn: 
                                                                                              "Ngâm thơ ta vốn không ham
                                                                                         Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
      Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
            Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

 Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn: 
                                                                                              "Ngâm thơ ta vốn không ham
                                                                                         Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
      Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
            Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

 

0
Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn: 
                                                                                              "Ngâm thơ ta vốn không ham
                                                                                         Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
      Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
            Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

 

0
9 tháng 8 2020

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (Sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ) trích trong tập Nhật kí trong tù)

Thân bài

  • Giới thiệu tác giả
  • Giới thiệu tác phẩm: tập Nhật kí trong tù, bài thơ Chiều tối (Mộ)
  • Bút pháp cổ điển và hiện đại
    • Bút pháp cổ điển là bút pháp được sử dụng trong văn học thời xưa, văn học trung đại.
      • Những bút pháp cổ điển thường gặp trong thơ trung đại như tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng, bút pháp chấm phá, lấy động tả tĩnh,...Đây là sự kết hợp giữa tinh hoa của văn học dân tộc và sự tiếp thu từ văn học Trung Quốc.
      • Bút pháp cổ điển thường biểu hiện qua thể thơ, chữ viết, hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuât, xách miêu tả và xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình,...
    • Bút pháp hiện đại:
      • Đối lập với những niêm luật, quy ước nghiêm ngặt của bút pháp cổ điển, bút pháp hiện đại thoải mái, phóng khoáng hơn, bứt ra mọi rào cản khuôn mẫu của thơ xưa đề cao khả năng sáng tạo và cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ.
      • Biểu hiện: những hình ảnh gắn với đời sống hiện thực, ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân của tác giả.
  • Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài Chiều tối (Mộ)
    • Bút pháp cổ điển được sử dụng trong bài thơ:
      • Thế thơ thất ngôn tứ tuyệt - thể thơ Đường đặc trưng của văn học cổ. Bài thơ cũng được viết bằng chữ Hán - loại chữ viết đã tồn tại hàng trăm năm ở nước ta.
      • Đề tài: "thu sầu mộ oán" (thu buồn, chiều tối tủi hờn) là đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa. Đây cũng là khoảng thời gian con người nhạy cảm và dễ xúc động nhất.
      • Thi liệu cổ điển, quen thuộc trong thơ xưa: cánh chim, chòm mây; lấy tứ từ những bài thơ nổi tiếng của các tác giả xưa

"Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"

Rồi:

"Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước buồn"

Hay

"Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay"

      • Bút pháp tả cảnh ngụ tình: miêu tả thiên nhiên, cảnh vật nhưng đằng sau đó là để khắc họa tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình => chính là nỗi buồn nhớ quê hương, đất nước của người tù trên đất khách khi hoàng hôn buông xuống; cũng là sự mỏi mệt, rã rời của đôi chân sau một ngày đi bộ đằng đẵng.
    • Bút pháp hiện đại
      • Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của những con người tại miền sơn cước: bếp lửa hồng trong bếp mỗi nhà, công việc nhà nông nặng nhọc,...
      • Con người trong thơ: không phải là những tao nhân, mặc khách nhưng trong thơ Bác lại là hình ảnh con người lao động, cô em gái miền sơn cước khỏe khoắn, chăm chỉ...
  • Đánh giá
11 tháng 3 2016

- Hoàn cảnh ra đời: Tháng 8 / 1942 HCM với danh nghĩa đại biểu của VN độc lập đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược của VN để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa năm trời đi bộ đến Túc Vinh – Quảng Tây TQ , Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam  13 tháng tù từ ngày 29 /8/ 1942 – 10 /9 /1943, và đày ải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây .

- Số lượng tác phẩm: 133 bài

- Ngôn ngữ sáng tác: Chữ Hán

- Thể loại : Nhật kí bằng thơ (Thể thơ cơ bản: Thất ngôn tứ tuyệt)

- Nội dung chính:

      + Lên án chế độ nhà tù độc ác dã man, vô nhân đạo của chính quyền Tưởng giới Thạch.

      + Thể hiện chân dung tự họa của người tù vĩ đại

- Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.

+ Màu sắc cổ điển : đậm đà nhất trong hồn thơ HCM  giàu tình cảm đối với thiên nhiên, bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung nhàn nhã, tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên vũ trụ.

+ Tinh thần hiện đại : Hình tượng thơ luôn vân động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Trong quan hệ với thiên nhiên, con người là chủ thể, không là ẩn sĩ mà là thi sĩ .

25 tháng 2 2017

Bài học thấm thía và sâu sắc khi học Nhật kí trong tù:

- Vượt lên hoàn cảnh, khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp

- Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống, ung dung tự tại

- Lòng yêu nước sâu sắc

21 tháng 10 2016

Vẻ đẹp của người lính trong đoạn ba bài Tây Tiến


Quang Dũng đã dựng bức tượng đài về người lính vô danh trong khổ thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến. Ta có thể xem khổ thơ thứ ba này là những nét bút cuối cùng hoàn thiện bức tượng đài về chân dung người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa. Chân dung người lính hiện lên ở khổ thơ thứ 3 có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp tâm hồn, lý tưởng chiến đấu và phẩm chất hy sinh anh dũng. Có thể nói cả bài thơ là một tượng đài đầy màu sắc bi tráng về một đoàn quân trên một nền cảnh khác thường.

Chân dung đoàn binh Tây Tiến được chạm khắc bằng nét bút vừa hiện thực vừa lãng mạn. Các chi tiết như lấy từ đời sống hiện thực và khúc xạ qua tâm hồn thơ Quang Dũng để rồi sau đó hiện lên trên trang thơ đầy sức hấp dẫn. Dọc theo hành trình, vẻ đẹp hào hùng kiêu dũng cứ lấp lánh dần lên, đến khi ng¬ười lính Tây Tiến đối mặt với dịch bệnh, đối mặt với cái chết thì nó thật chói người, nét nào cũng sắc sảo lạ lùng và đầy lãng mạn:
 Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùm.
Chữ dùng của Quang Dũng ở đây thật lạ. Nếu mở đầu đoạn thơ tác giả dùng từ “Đoàn quân” thì ở đây tác giả dùng “Đoàn binh”. Cũng đoàn quân ấy thôi nhưng khi dùng “Đoàn binh” thì gợi hình ảnh đoàn chiến binh có vũ khí, có khí thế xung trận át đi vẻ ốm yếu của bệnh tật. Ba chữ “không mọc tóc” là đảo thế bị động thành chủ động. Không còn đoàn quân bị sốt rét rừng lâm tiều tuỵ đi rụng hết cả tóc. Giọng điệu của câu thơ cứ y như là họ cố tình không mọc tóc vậy. Nghe ngang tàng kiêu bạc và thấy rõ sự bốc tếu rất lính tráng.

Các chi tiết “không mọc tóc, quân xanh màu lá” diễn tả cái gian khổ khác thường của cuộc đời người lính trên một địa bàn hoạt động đặc biệt. Di chứng của những trận sốt rét rừng triền miên là “tóc không mọc” da xanh tái. Nhưng đối lập với ngoại hình tiều tụy ấy là sức mạnh phi thường tự bên trong phát ra từ tư thế “dữ oai hùm”. Với nghệ thuật tương phản chỉ 2 dòng thơ Quang Dũng làm nổi bật vẻ khác thường của đoàn quân Tây Tiến. Họ hiện lên như hình ảnh tráng sĩ trượng phu một thuở qua hai câu tiếp:

 Mắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
“Mắt trừng” biểu thị sự dồn nén căm uất đến cao độ như có khả năng thiêu đốt quân thù qua ánh sáng của đôi mắt. Hình ảnh thơ làm nổi bật ý chí của đoàn binh Tây Tiến. ở đây người lính Tây Tiến được đề cập đến với tất cả thực trạng mệt mỏi, vất vả qua các từ “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”. Chính từ thực trạng này mà chân dung người lính sinh động chân thực. Thế nhưng vượt lên trên khó khăn thiếu thốn, tâm hồn người lính vẫn cất cánh “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Câu thơ ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến. Ban ngày “Mắt trừng gửi mộng” giấc mộng chinh phu hướng về phía trận mạc như¬ng khi bom đạn yên rồi giấc mộng ấy lại hướng về phía sau cũng là hướng về phía trước, phía tương lai hẹn ước. Một ngày về trong chiến thắng để nối lại giấc mơ xưa. ý chí thì mãnh liệt, tình cảm thì say đắm. Hai nét đẹp hài hòa trong tính cách của những chàng trai Tây Tiến.
Quang Dũng đã dùng hình ảnh đối lập: một bên là nấm mồ, một bên là ý chí của những người chiến binh:

 Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanháo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gần lên khúc độc hành.
“Mồ viễn xứ” là những nấm mồ ở những nơi xa vắng hoang lạnh. Những nấm mồ rải rác trên đường hành quân, nhưng không thể cản được ý chí quyết ra đi của người lính. Câu thơ sau chính là câu trả lời dứt khoát của những con người đứng cao hơn cái chết:
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Chính tình yêu quê hương đất nước sâu nặng đã giúp người lính coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Khi cần họ sẵn sàng hy sinh cho nghĩa lớn một cách thanh thản bình yên như giấc ngủ quên. Câu thơ vang lên như một lời thề đúng là cái chết của bậc trượng phu:
 “Áo bào thay chiếu anh về đất”
Nếu như người tráng sĩ phong kiến thuở trước coi da ngựa bọc thây là lí tưởng thì anh bộ đội cụ Hồ ngày nay chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc một cách tự nhiên thầm lặng. Hình ảnh “áo bào” làm tăng không khí cổ kính trang trọng cho cái chết của người lính. Hai chữ “áo bào” lấy từ văn học cổ tái tạo vẻ đẹp của một tráng sĩ và nó làm mờ đi thực tại thiếu thốn gian khổ ở chiến trường. Nó cũng gợi được hào khí của chí trai “thời loạn sẵn sàng chết giữa sa trường lấy da ngựa bọc thây. Chữ “về” nói được thái độ nhẹ nhõm, ngạo nghễ của người tráng sĩ đi vào cái chết “Anh về đất” là hình ảnh đầy sức mạnh ngợi ca. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng, người lính Tây Tiến trở về trong niềm chở che của đất mẹ quê hương, của đồng đội. Trở về với nơi đã sinh dưỡng ra mình. Trước những cái chết cao cả ở địa bàn xa xôi hẻo lánh sông Mã là nhân vật chứng kiến và tiễn đưa.

Mở đầu bài thơ ta gặp ngay hình ảnh sông Mã, con sông ấy gắn liền với lịch sử đoàn quân Tây Tiến. Sông Mã chứng kiến mọi gian khổ, mọi chiến công và giờ đây lại chứng kiến sự hy sinh của người lính. Đoạn thơ kết thúc bằng khúc ca bi tráng của sông Mã.

 “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Dòng sông Mã là chứng nhân của một thời kỳ hào hùng, chứng kiến cái chết của người tráng sĩ, nó gầm lên khúc độc hành bi phẫn, làm rung động cả một chốn hoang sơ. Câu thơ có cái không khí chiến trận của bản anh hùng ca thời cổ. Câu thơ đề cập đến mất mát đau thương mà vẫn hùng tráng.
Bốn câu kết:

Bốn câu thơ kết thúc được viết như những dòng chữ ghi vào mộ chí. Những dòng sông ấy cũng chính là lời thề của các chiến sĩ vệ quốc quân.

 “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”
“Mùa xuân” có thể được dùng nhiều nghĩa: thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến (mùa xuân 1947), mùa xuân của đất nước, mùa xuân (tuổi thanh xuân) của đời các chiến sĩ.

Hình ảnh “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”, “chẳng về xuôi” bỏ mình trên đường hành quân “Hồn về Sầm Nứa”: chí nguyện của các chiến sĩ là sang nước bạn hợp đồng tác chiến với quân tình nguyện Lào chống thực dân Pháp, thực hiện lý tưởng đến cùng. Bởi vậy dù đã ngã xuống trên đường hành quân hồn (tinh thần của các anh) vẫn đi cùng với đồng đội, vẫn sống trong lòng đồng đội: Vang vọng âm hửơng văn tế của Nguyễn Đình Chiểu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”.
  
27 tháng 6 2017

Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả qua bốn khổ thơ đầu

- Sự đau thương mất mát khiến vũ trụ, con người, cỏ cây hòa làm một với nhau trước sự ra đi của Bác:

    + Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa

    + Ứớt lạnh vườn rau, phòng lạnh rèm buông, tắt ánh đèn

    + Ngoài vườn hoa nhài, trái bưởi, mặt hồ… buồn bã

    + Sự đau xót tới não lòng gần như không thể tin được “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?”

→ Cảnh vật, con người trở nên mất hồn, lạnh lẽo, ngỡ ngàng đến đau xót cực độ trước sự ra đi của Bác

- Nỗi đau đớn được thể hiện qua tiếng khóc trực tiếp của tác giả

    + Câu hỏi tu từ, câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp niềm xót thương của nhà thơ, là nỗi đau của triệu người

Câu 1: (8,0 điểm)Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau:“Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,Cho no nê thanh sắc của thời tươi;-Hỡi xuân hồng, ta muốn...
Đọc tiếp

Câu 1: (8,0 điểm)

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(Vội vàng- Xuân Diệu)

Câu 2: (12,0 điểm)

Truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)- một minh chứng tiêu biểu cho nhận

xét: “… Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời

tầm thường, tăm tối, khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp …”.

(Sách Ngữ văn 11 tập 1, nâng cao, nhà xuất bản Giáo dục, trang 150)

1
31 tháng 12 2019

Câu 1: Quan niệm sống vội vàng, sống để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời trần thế ở ngay thì hiện tại

- Nhận định tính đúng đắn của quan niệm ấy.

- Vì sao em đồng ý / không đồng ý.

- Nêu biểu hiện (có ví dụ, dẫn chứng)

- Phản đề: Có phải lúc nào cũng sống vội vàng.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

Chứng minh bằng tác phẩm Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân.

- Vấn đề: Nhà văn Nguyễn Tuân nhìn thấy cái đẹp ở những số phận tầm thường, tăm tối, cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp (chứng minh bằng quản ngục và Huấn Cao)