Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ Qua Đèo Ngang gây nức lòng người đọc qua bao thế kỉ. Nó ấn tượng không phải bằng lời văn nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc mà còn bởi chính lối nói mà các thi nhân xưa thường dùng: tả cảnh ngụ tìnhNhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ - con người của vật chất đối diện với ta - con người của tâm hồn.Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại.
Bài thơ "Qua Đèo Ngang" Được Bà Huyện Thanh Quan viết trong nỗi khắc khoải nhớ nhà, nhớ gia đình và nuối tiếc triều đại Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử của nước ta. Bài thơ với những câu chữ da diết, sâu lắng, như lắng đọng trong tâm hồn người đọc một người phụ nữ lặng lẽ ôm bao nỗi nhớ nhung trên Đèo Ngang vắng lặng khi "bóng xế tà". Cảnh vật nơi đây um tùm, rậm rạp, hoang sơ với "cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Bà Huyện Thanh Quan cô đơn, lẻ loi giữa khung cảnh "Lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đác bên sông chợ mấy nhà". Nhưng hai câu thơ: "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia" mới nói hết lên nỗi lòng, nỗi tiếc thương đau đớn cho đất nước của bà. Nỗi niềm ấy đâu thể chia sẻ, tâm sự với ai, chỉ có thể giữ lại trong lòng "một mảnh tình riêng, ta với ta". Bài thơ "Qua Đèo Ngang" thể hiện rõ nỗi cô đơn lẻ loi và những nỗi nhớ nhung, tiếc thương thầm lặng, để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của độc giả.
Em tham khảo nhé:
Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.
tham khảo
Những năm tháng học đường, em đã được tiếp xúc và khám phá rất nhiều những tác phẩm văn học hay, có ca dao dân ca, có tục ngữ, truyện ngắn và cả thơ, mỗi tác phẩm lại mang đến cho em những bài học sâu sắc. Nhắc đến thơ thì với em, thơ Bác luôn giữ một vị trí đặc biệt, đọc những bài thơ Người viết, em thấy mình yêu thêm quê hương, đất nước, thấy mình cần nhiều hơn nữa những cố gắng để hoàn thiện, để sống thật ý nghĩa hôm nay. Bài thơ "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ của Bác Hồ mà em say mê nhất, một bài thơ đầy bình dị với những hình ảnh thân thuộc mà mang giá trị lớn, hàm súc về nội dung ý nghĩa.
Cảnh khuya được viết vào năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt. Bác viết bài thơ này khi đang ở chiến khu Việt Bắc.
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Việt Bắc vốn nổi tiếng với cảnh sắc, tình người, và khi được cảm nhận qua tâm hồn nhạy cảm của người thi sĩ thì cảnh sắc ấy còn đẹp và thơ hơn thế. Xa xa, nghe tiếng suối thì thầm, róc rách, tiếng suối ấy sao nhẹ nhàng, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca. Âm thanh du dương của tiếng suối chảy khiến lòng thi nhân say mê, ví như thanh âm của tiếng nhạc mà ai đang ngẫu hứng cất lên đâu đó. Cũng viết về âm thanh tiếng suối, Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca cũng từng viết:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Câu 1:
-Từ bài thơ,ta rút ra được một bài học sâu sắc bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam.Dù cuộc đời khó khăn,vất vả nhưng họ vẫn giữ trọn ''tấm lòng son''.
Câu 2:
-Qua bài ''Bạn đến chơi nhà'',ta hiểu thêm về tình bạn quý giá.Đó là tình cảm vượt lên trên mọi vật chất,không màng danh lợi.Bài thơ như muốn nói với chúng ta rằng hãy biết trân trọng điều nhỏ bé mà vô giá - tình bạn.
d) bài đêm nay Bác ko ngủ của Minh Huệ
em lớp 6 nên chỉ trả lời đc câu d thui hihi! ^^
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng.
2. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
3.Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi biết được nghị quyết này, “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bởi không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Bài học : Cần phải tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ xuất sắc của Việt Nam, số lượng tác phẩm bà để lại khá nhiều và phong cách sáng tác thơ chủ yếu của Hồ Xuân Hương chính là tả cảnh ngụ tình. Bà còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ viết nhiều về thân phận người phụ nữ, là người dũng cảm đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bên vực cho họ và phê phán lên án gay gắt chế độ xã hội cũ. Tự tình là một trong những bài thơ hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng là của người phụ nữ nói chung.
Bài thơ tự tình mở đầu với 2 câu thơ vừa tả cảnh nhưng cũng tả hình ảnh của một người phụ nữ - hay có thể gọi là hồng nhan. Nhưng tiếc thay, hồng nhan đó lại rơi vào hoàn cảnh cô đơn trống vắng, giữa đêm khuya u tịch.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua. Bước chân của đêm tối mới nặng nề càng làm in sâu nỗi đau đời âm ỉ, dai dẳng thiêu đốt tâm can nữ sĩ bấy lâu nay bật thốt thành lời chua chát, đắng cay. Hồng nhan là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Là một người phụ nữ có nhan sắc, nhưng lại được miêu tả “trơ với nước non”. Trước cuộc đời rộng lớn, người phụ nữ đó nhận ra thân phận của mình lẻ loi đơn chiếc, và âm thanh của trống cầm canh lại càng điểm thêm một nỗi buồn, trống vắng khó tả. Người phụ nữ ấy đã tìm đến rượu để giải sầu:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Những tưởng như nỗi bất hạnh đã khiến tâm hồn hoá thành gỗ đá nhưng không phải. Trái tim còn đập nên ý thức vẫn còn, nữ sĩ đành say cho quên vậy. Mỗi khi có chuyện gì đó sầu muộn, người xưa thường tìm đến trăng đến rượu để ngỏ cùng bầu tâm sự. Chỉ muốn uống thật say, hương rượu thật nồng để quên đi tất cả, nhưng nghịch lí thay, chén rượu đưa lên mũi, hương nồng vào mũi nhưng người muốn say nhưng tâm và suy nghĩ vẫn đang rất tĩnh. Không có nỗi buồn nào biến mất ở đây,mà càng làm hiện hữu rõ nỗi lòng của người phụ nữ lúc này. Hình ảnh vầng trăng xuất hiện nhưng khuyết chưa tròn. Phải chăng, ngụ ý cho thân phận cho hạnh phúc của chính tác giả. Là người tài giỏi nhưng duyên phận hẩm hiu.chưa một lần trọn ven. Tuổi xuân dần đi qua mà hạnh phúc vẫn chưa tới bến đỗ.
chi dài dữ v