K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 2: Xét theo mục đích nói,  những câu văn sau thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì?1.Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!->2. Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?->3. Anh đã nghĩ thương em thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh.->4. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.->5. Đào tổ nông thì cho chết!->6. Một người hỏi nhà...
Đọc tiếp

Bài 2: Xét theo mục đích nói,  những câu văn sau thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì?

1.Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!

->

2. Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?

->

3. Anh đã nghĩ thương em thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh.

->

4. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

->

5. Đào tổ nông thì cho chết!

->

6. Một người hỏi nhà hiền triết: (1)

-Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên? (2)

Nhà hiền triết trả lời: (3)

-Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ, còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên. (4)

->

7. Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghê

->

8. Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm.

->

0
Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…Rồi...
Đọc tiếp

Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

1
29 tháng 4 2019

Các câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

    - Song, anh cho phép em mới dám nói.

    ( Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn)

    - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

    ( Lời nói bề trên, hách dịch)

    - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…

    ( Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường)

    - Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    ( Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách)

11 tháng 7 2018

- Dế Choắt nói với Dế Mèn: Việc muốn đào thông sang hang nhà Dế Mèn với mục đích làm thế phòng thủ cho căn nhà Dế Choắt đang ở.

    - Dế Choắt đã sử dụng câu hỏi để hỏi ý của Dế Mèn vì Dế Choắt rất khiêm nhường, Dế Choắt tự coi mình có vai giao tiếp thấp hơn Dế Mèn.

    - Dế Choắt không đưa ra những câu " Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!" hay " Đào ngay giúp em một cái ngách.

    → Bởi vì Dế Choắt yếu đuối, nhút nhát hơn, muốn đi nhờ vả Dế Mèn thì không thể yêu cầu ra lệnh được.

24 tháng 2 2019

Chọn b

23 tháng 2 2023

Nhằm mục đích nhờ vả.

Vì:

- DC so với DM trong đối thoại thì DC thuộc bề dưới.

- Cần sự giúp đỡ thì không dùng câu ra lệnh, điều khiển như câu cầu khiến.

23 tháng 2 2023

Cần gấp

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày...
Đọc tiếp

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:

- Đưa tay cho tôi mau!

Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

- Cầm lấy tay tôi này!

Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].

(Theo Ngữ văn 6, tập một)

1
19 tháng 8 2017

 a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    → Từ cầu khiến "đi", vắng chủ ngữ.

  b, Các em đừng khóc.

    → Từ cầu khiến "đừng", có chủ ngữ "em".

  c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

    → Ngữ điệu khẩn trương, gấp gáp. Khuyết chủ ngữ.

  → Sự có mặt hay vắng mặt của chủ ngữ liên quan tới hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến.

    + Có chủ ngữ câu cầu khiến lịch sự hơn, rõ ràng hơn.

6 tháng 1 2022

"Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ." thuộc kiểu câu ghép.

 -Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ giả thiết-kết quả(Nếu..thì)