Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha:
Ở đời mà có thói hung hăng, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt Đềgửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn.
- Dế Choắt khuyên Dế mèn là khi làm một điều gì đó mà không suy nghĩ kĩ và cứ hành động một cách xốc nổi, hung hăn thì ắt hẳn sẽ phải trả giá đắt
-Qua đó, ta thấy Choắt là một chàng dế rất tốt bụng, hiền lành và rất bao dung. Đến cuối cùng, chàng vẫn đưa ra những lời khuyên chân tình nhất để cảnh tỉnh Dế mèn
tham khảo
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Thái độ của Dế Mèn với người bạn hàng xóm luôn, luôn tỏ ra khinh thường, thiếu quan tâm giúp đỡ. Ngay vẻ bề ngoài của Dế Choắt đã bị Dế Mèn coi thường rồi. Khi Dế Choắt than thở về gia cảnh thì Mèn “không để tai”, thậm chí còn “hếch răng lên, xì một hơi rõ dài”. Trước người bạn hàng xóm xấu xí, ốm yếu, Dế Mèn chỉ khinh khỉnh mắng mỏ mà “không một chút bận tâm”.Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác
- Tìm các câu,từ miêu tả lời nói của dế mèn:
+ "Ngẫm ra tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi"
+ "Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết nghe ai, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không"
+ "bộ điệu khinh khỉnh", "mắng", "quắc mắt", "cất giọng véo von", "than".
- Qua đó em thấy dế mèn có tính cách: ăn nói vồn vã, không biết lắng nghe người khác hay biết để ý có ai nghe mình nói không; hống hách, ngang tàn, phách lối với mọi người xung quanh; thích trêu chọc quá trớn với người khác.
- Thái độ của em với chú dế mèn: cảm thấy chú là người không tốt bụng và cần sửa đổi tính nết kiêu căng hống hách của mình.
– Những đặc điểm của con người được gán cho các con vật trong truyện là: biết nói năng, suy nghĩ, mỗi con vật có tính cách riêng.
- Những câu chuyện về loài vật có cách viết tương tự: "Ếch ngồi đáy giếng"; "Đeo nhạc cho Mèo"; "Con hổ có nghĩa" ... đều dùng lối nhân hóa để viết về loài vật.
Qua tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" cho chúng ta thấy được không nên kêu ngạo, kiêu căng, hống hách và những cử chỉ khờ dại, những việc làm thiếu suy nghĩa sẽ gây hậu quả cho người khác. Tình bạn của Dế Mèn và Dế Choắt là 1 tình bạn đẹp nhưng có phần ngông cuồng của Dế Mèn. Muốn chứng tỏ mình oai vệ , ghê gớm. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị theo dõi từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le , sinh động và hấp dẫn . Nhưng lí thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà văn Tô Hoài đã giúp chúng ta được từ mấy cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật đáng yêu.
1Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nếu lược bớt các đoạn văn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, ... không được vì thiếu miêu tả thì sự vật sẽ ko được sinh động, tính cách nhân vật không được bộc lộ rõ nét, và không tái hiện được những chuyện đã xảy ra.
2- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đôi cánh; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; cái răng đen nhánh; sợi râu ... là hết sức chính xác và sinh động.
- Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người.
Ví dụ:
- Về hình dáng: người ốm người mập cũng như ở đây Dế Mèn to khỏe, mập mạp còn Dế Choắt gầy gò ốm yếu.
- Về tính cách: người hiền lành, yếu ớt nhưng cũng có người mạnh mẽ, hung hăng…
=> Chính vì vậy, có thể nói thề giới con vật mà tác giả kể đến ở đây thực ra cũng là thế giới của con người.
- Một số tác phẩm viết về loài vật có cách viết tương tự như:
- Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn)
- Chú đất nung (Nguyễn Kiên)
3- Vì đây là sự việc đầu tiên kể từ khi Dế Mèn bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. (mình nghĩ thế )
- Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.
Theo em , Dế Mèn là 1 người Khỏe mạnh , cường tráng , Nhưng có tích cách kiêu căng , ngạo mạn , ...
# Q.HYan
Cô văn mik mới dạy hôm t3 tuần trc ;-;;
mình hỏi lại ý mà thanks bạn