K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Là thanh niên chúng ta phải giữ cho lửa trong lòng cháy mãi mãi. Đừng bao giờ để trái tim ta trụy lạc cho đến nỗi thấy đồng loại ta khổ, ta không động tâm, thấy sự bất bình, ta không phẫn uất, bị xỉ nhục, ta không tức khí. Đừng để trí thức trụy lạc cho đến nỗi để cho những dục vọng của cơ thể chi phối các hoạt động của trí thông minh. Hãy giữ lấy mãi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Là thanh niên chúng ta phải giữ cho lửa trong lòng cháy mãi mãi. Đừng bao giờ để trái tim ta trụy lạc cho đến nỗi thấy đồng loại ta khổ, ta không động tâm, thấy sự bất bình, ta không phẫn uất, bị xỉ nhục, ta không tức khí. Đừng để trí thức trụy lạc cho đến nỗi để cho những dục vọng của cơ thể chi phối các hoạt động của trí thông minh. Hãy giữ lấy mãi mãi cái rung động trước một tác phẩm đẹp, cái mê đắm trong việc khi làm sáng tác, khi hướng dẫn, khi truyền bá. (Đinh Gia Trinh, trích Lửa bên trong ) Cau 1 Chỉ ra phương pháp nghị luận có trong đoạn

Câu 2 Chỉ ra câu văn mang luận điểm

Câu 3 Nhận xét luận cứ được sử dụng trong đoann

Câu 4 Xác lập câu rút gọn

0
25 tháng 2 2020

Luận điểm: Là thanh niên chúng ta phải giữ cho lửa trong lòng cháy mãi mãi.

Luận cứ:

+ Đừng để trái tim trụy lạc đến nỗi thấy đồng loại khổ ta không động tâm, thấy sự bất bình ta không phẫn uất, bị xỉ nhục ta không tức khis.

+ Đừng để trí thức trụy lạc cho đến nỗi để những dục vọng của cơ thể chi phối các hoạt động của trí thông minh.

5 tháng 3 2020

Cho mình hỏi cách lập luận của đoạn văn ấy với ạ!

25 tháng 2 2020

Luận điểm: Là thanh niên chúng ta phải giữ cho lửa trong lòng cháy mãi mãi.

Luận cứ:

+ Đừng để trái tim trụy lạc đến nỗi thấy đồng loại khổ ta không động tâm, thấy sự bất bình ta không phẫn uất, bị xỉ nhục ta không tức khis.

+ Đừng để trí thức trụy lạc cho đến nỗi để những dục vọng của cơ thể chi phối các hoạt động của trí thông minh.

1. Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi a) Là một nghệ sĩ lớn, Nguyễn Du không chỉ tài hoa trong khắc họa nhân vật mà còn hết sức tài hoa trong việc miêu tả thiên nhiên. Có thể gặp trong Truyện Kiều những bức tranh tuyệt bút mà một nền thơ ca có thể có. Mùa xuân với “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Mùa hè với “Dưới trăng quyên đã gọi hè - Đầu tường lửa lựu...
Đọc tiếp

1. Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi

a) Là một nghệ sĩ lớn, Nguyễn Du không chỉ tài hoa trong khắc họa nhân vật mà còn hết sức tài hoa trong việc miêu tả thiên nhiên. Có thể gặp trong Truyện Kiều những bức tranh tuyệt bút mà một nền thơ ca có thể có. Mùa xuân với “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Mùa hè với “Dưới trăng quyên đã gọi hè - Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”. Mùa thu với “Long lanh đáy nước in trời - Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”… Bức tranh nào cũng lộng lẫy, mĩ lệ, hình ảnh như long lanh trên mặt đá quý, như vờn vẽ trên lụa bạch; tất cả đều toát lên cái thần thái của mỗi mùa.

b) Là thanh niên chúng ta phải giữ lửa trong lòng cháy mãi mãi. Đừng bao giờ để trái tim ta trụy lạc cho đến nỗi thấy đồng loại ta khổ, ta không động tâm, thấy sự bất bình ta không phẫn uất, bị xỉ nhục, ta không tức giận. Đừng để trí thức trụy lạc cho đến nỗi để cho những dục vọng của cơ thể chi phối các hoạt động của trí thông minh. Hãy giữ lấy mãi mãi cái rung động trước một tác phẩm đẹp, cái mê đắm trong việc khi làm sáng tác, khi hướng dẫn, khi truyền bá.

Câu 1: Tìm luận điểm của các đoạn văn trên.

Câu 2: Chỉ ra các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm của mỗi đoạn.

0
Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ thuật...xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn của Các Mác và Ăng-ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của thị Nở làm thức tình Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Đó là sự hi sinh cao cả của cụ Bơ – men để nâng đỡ sự sống cho Giôn-xi trong “Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Nơi tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh" (Theo Đỗ Việt Hùng- Ôn tập và kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Ngữ văn 7, kì II, trang 32)

a. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn ?

b. Hãy nêu luận điểm chính của đoạn văn trên?

c. Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng những luận cứ nào? Hãy xác định cụ thể các luận cứ có trong đoan văn?

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghétgiặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghétgiặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước

câu 1; tim những câu văn nêu luận điểm trong đoạn văn trên.chỉ rõ vị trí của câu văn đó trong đoạn văn và nêu tác dụng của việc sắp xếp vị trí những câu văn đó trong lập luận?

câu 2;ghi lại những dẫn chứng tác giả dùng để chứng minh cho luận điểm trên. cachs nêu dẫn chứng của tác giả có gì đặc biệt/ nêu tác dụng?

2
9 tháng 4 2020

Câu 1: Tác dụng:

- Tạo nhịp điệu cho đoạn văn

- Những biểu hiện, minh chứng cho luận điểm "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

Câu 2:

- Em có đồng tình. 

- Vì: 

+ Luận điểm là "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

+ Các câu sau là luận cứ đã minh chứng, làm sáng tỏ luận điểm trên

Câu 3:

Từ văn bản trên, em thấy tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Tinh thần ấy được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau, từ thời xa xưa đến hiện tại. Nhân dân ta đã và đang nỗ lực hết sức mình để sao không hổ thẹn với tổ tiên ta ngày trước bằng việc thực hiện như lời căn dặn của Hồ Chủ tịch. Đặc biệt trong thời gian gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Nhà nước, Việt Nam đã đẩy lùi được bệnh dịch covid hết sức nguy hiểm nhưng chung sta vẫn không được chủ quan. Thật vậy. chúng ta - những công dân Việt Nam luôn trau dồi, rèn luyện cho mình một tinh thần yêu nước nồng nàn và luôn khắc ghi nó trong tim mình.

21 tháng 4 2020

Câu 1:

Những câu văn nêu luận điểm là:- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng vs tổ tiên ta ngày trước (ở đầu đoạn văn)

=> Nêu trực tiếp vấn đề (luận điểm) cần chứng minh trong đoạn văn nhằm góp phần làm cho bố cục của đoạn văn thêm phần mạch lạc, dễ hiểu

- Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước (ở cuối đoạn văn)

=> Tóm gọn lại những lập luận trong 1 câu văn cuối nhằm mục đích "hợp" lại các lập luận trong ý chính giúp người đọc nắm được vấn đề 1 cách ngắn gọn, xúc tích và cô đọng nhất

Câu 2: (Cái này mk gộp cả dẫn chứng và cách nêu nha)

+Theo trình tự thời gian: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại, "Lịch sử ta đã có ... Lê Lợi, Quang Trung"

+Theo lứa tuổi: "Tù cụ già .. nhi đồng trẻ thơ"

+Theo không gian: Trong nước và ngoài nước "Từ những kiều bào...yêu nc, ghét giặc"

+Về con người: Từ những nam nữ công dân, bộ đội, phụ nữ...

+Việc lm cụ thể: Chịu đói, nhịn ăn, vận tải, sản xuất,...

=>Từ những lời văn có sức diễn đạt mạnh về lí lẽ, làm cho các luận điểm thêm xác đáng vs những lập luận chặt chẽ, đanh thép, sắc bén và thủ pháp liệt kê càng tiếp thêm sức mạnh, khích lệ, động viên tinh thần yêu nước của mọi người qua đó cho thấy lòng yêu nước của người dân Việt Nam ta vốn đã đc hình thành từ trong trứng nước và mãi cho đến lúc già, lòng yêu nước ấy vẫn còn sáng, nguyện giữ mãi 1 chữ "Tín" vs lá cờ máu đỏ da vàng 

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta...
Đọc tiếp

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:

? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.

? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?

? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta … của ta”, tg’ đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

? Trong bài văn, tg’ sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?

? Đọc lại đoạn văn từ “đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

 a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

 b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

 c. Các sự việc được liên kết theo mô hình: “Từ đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

1
14 tháng 4 2020

Bố cục

- Mở bài: từ Dân ta  đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

+  Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

+  Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.

- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.

     Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.

+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.

+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.

-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.

=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.

- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.

+  Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.

=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.

=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.