K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2020

Công cuộc chống dịch Covid -19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị,của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể, nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết chiến thắng đại dịch

Đến hôm nay ngày 1-4, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức công bố dịch Covid-19 toàn quốc. Trước đó mấy ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, bảo đảm chiến thắng đại dịch này. Sau đó liên tiếp các chỉ thị của người đứng đầu Chính phủ (Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16) đã đưa ra những mệnh lệnh, yêu cầu người dân thực hiện những biện pháp quyết liệt phòng chống dịch bệnh.

Đoàn thể phụ nữ đến từng nhà vân động người dân chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng về phòng chống dịch Covid-19

Không phải chỉ đến thời điểm này, chúng ta mới thấy được mối hiểm nguy khủng khiếp của đại dịch Covid-19 đang phủ bóng đen trên tất cả các châu lục và hầu hết các quốc gia trên thế giới; mới nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh. Từ đầu tháng 3 đến nay, hầu hết người dân Việt Nam đều đặt mối quan tâm hàng đầu, hàng ngày là tình hình dịch bệnh đã lây lan như thế nào; Việt Nam có bao nhiêu ca nhiễm virus SARS-COV -2; bao nhiêu người được chữa khỏi; cuộc sống ở khu cách ly tập trung như thế nào …Người dân bày tỏ tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, biết ơn đối với những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch, đóng góp cả vật chất lẫn tinh thần ủng hộ cho công tác chống dịch bệnh; đồng thời cũng sẻ chia vật chất, tinh thần với nhau để sẵn sàng khi cuộc chiến chống dịch bước vào giai đoạn cam go nhất … Có thể nói, chưa bao giờ sự tin tưởng, đồng lòng, quyết tâm của toàn dân tộc lại dâng cao như lúc này …

Làm nhiệm vụ đi kiểm tra tình hình thực hiện công tác phòng chống dịch, những ngày qua, chúng tôi nhận thấy hầu hết người dân Đà Nẵng đã nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương theo sự vận động của chính quyền. Các nhà hàng quán ăn, quán cà phê đều đã hoặc đóng cửa, hoặc treo biển phục vụ cho mang về. Tại các khu chợ, hầu hết bà con tiểu thương cùng người mua hàng đều ý thức việc đeo khẩu trang; lại nhắc nhở nhau nếu ai đó chưa thực hiện …Các cơ quan công sở đã thực hiện nghiêm việc kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, tổ chức phun thuốc khử trùng. Việc hội họp cũng đã giảm triệt để về số lần họp cũng như số người dự họp. Tất cả đều dồn sức cho việc chống dịch theo đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”

Tinh thần sẻ chia trong cộng đồng giúp đỡ nhau vượt qua hoạn nạn

Thế nhưng, một số người dân Đà Nẵng dường như vẫn cảm thấy dịch bệnh Covid-19 đang ở một nơi nào đó chứ không ở thành phố quê mình, dù theo số liệu công bố Đà Nẵng đã có 6 ca nhiễm virus SARS-COV-2 (có 3 ca đã được khỏi bệnh và đã xuất viện). Cũng có nhiều người chủ quan khi cho rằng: Biển là môi trường tốt nhất, cứ ra biển thì không con virus nào sống sót được … Vậy nên, sáng sáng chiều chiều, trên bãi biển có không ít người ra tập thể dục, tắm biển, đi dạo … đến khi lực lượng chức năng đến kiểm tra nhắc nhở mới chịu về … Đâu đó cũng có hiện tượng dăm bảy người tụ tập chén chú chén anh để giết thời gian và diệt …dịch

Nên hoãn lại việc tắm biển hàng ngày trong thời gian từ nay đến 15-4

Trên mạng xã hội bên cạnh những thông tin khuyến cáo cách ly phòng chống dịch bệnh, ủng hộ chủ trương chung, thì thật đáng tiếc khi một số người lợi dụng dịch bệnh tung những tin đồn thất thiệt để câu like, câu view đầy phản cảm; có người đã không làm gì để hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch mà lại còn lên tiếng chê bai, xuyên tạc những nỗ lực trong công cuộc phòng chống dịch bệnh của toàn đảng, toàn dân ta; Cũng lại có người với niềm tin mù quáng, tin theo những lời đồn thổi vô căn cứ, tự mình chuốc hại vào thân …

Công cuộc chống dịch Covid -19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị , của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể, nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người. Công cuộc này cũng không đòi hỏi hay bắt buộc người dân phải làm quá nhiều việc, phải cống hiến, phải nỗ lực mà thực tế chỉ là bằng những việc làm giản đơn thôi. Như việc không ra đường khi không thật cần thiết; hoãn lại thú vui hàng ngày như tắm biển, dạo bộ, tập gym, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp ; nhắc nhở lẫn nhau thực hiện các việc phòng hộ cá nhân, hỗ trợ cho nhau để cùng vượt qua những tháng ngày khó khăn này … Chúng ta làm những việc này trước hết là vì bản thân mỗi người nhưng cũng chính là việc làm thể hiện trách nhiệm công dân đối với cộng đồng, trách nhiệm đối với đất nước.

Hãy cứ tâm niệm rằng đã có bao nhiêu con người đang phải vất vả ngày đêm, đối mặt hiểm nguy, xả thân để đối phó với dịch bệnh; vậy mà công sức, sự hy sinh của họ lẽ nào bị sụp đổ chỉ vì một hành động , lời nói của một vài kẻ vô trách nhiệm, thiếu ý thức, vô liêm sỉ …

Hãy nghĩ rằng những việc làm của mình hôm nay, dù chỉ hết sức nhỏ bé thôi, đơn giản thôi, nhưng là thể hiện được sự đồng lòng chung tay vì một đất nước Việt Nam khỏe mạnh, kiên cường; là thể hiện cho một ý thức sống vì cộng đồng , vì một xã hội lành mạnh và phát triển; là thể hiện trách nhiệm công dân của thành phố Đà Nẵng anh hùng .

3 tháng 6 2021

Một trong những yếu tố căn bản để Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19, số người nhiễm bệnh và tử vong không cao là nhờ vào sự chấp hành tốt các quy định phòng dịch của người dân. Khi cơ quan y tế khuyến cáo mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì đa số người dân thực hiện. Khi chính quyền ra lệnh cách ly xã hội, hầu như người dân tuyệt đối chấp hành. Ðó chính là thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân trước mối nguy lớn từ đại dịch. Chưa kể, việc chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch còn thể hiện trách nhiệm công dân toàn cầu. Mỗi một công dân biết tự bảo vệ mình là cộng đồng được an toàn, một quốc gia an toàn thì giúp cho thế giới được an toàn. Không chỉ chấp hành phòng dịch, nhiều cá nhân, tổ chức đã thể hiện tinh thần công dân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế. Những hoạt động như ATM gạo, tặng khẩu trang trên đường, góp thực phẩm cứu trợ người dân vùng sâu, vùng xa tạo nên một sinh khí dập tắt sự u ám của dịch bệnh. Cùng với việc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều cá nhân, doanh nghiệp gửi quà tặng, nước uống, thực phẩm tặng y sĩ, bác sĩ ở các tâm điểm cứu người. Trên tuyến đầu chống dịch, các thầy thuốc cảm thấy ấm lòng, tự tin và quyết tâm hơn khi thấy bà con gửi gắm niềm tin và sự quý trọng đối với mình.

8 tháng 10 2021

ădasd 

18 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Năm 2020 là một năm đầy thử thách của cả thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng khi thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang căng mình tiếp tục chống đỡ dịch Covid-19 thì toàn thế giới lại biết đến một Việt Nam kiên cường, an toàn và thân thiện, được bạn bè quốc tế nể phục, ngợi khen. Và đó là kết quả của hai chữ tình người. Thật vậy, sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách là điều mà không ai có thể phủ nhận được. Vậy tình người là gì? Tình người là thuật ngữ dùng để chỉ sự đối đãi, cư xử giữa người với người dựa trên tình yêu thương chân thành không có sự phân biệt. Sức mạnh của tình người là sự đoàn kết, đùm bọc, là tình yêu thương giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đó là lý do mà Việt Nam ta thường gọi ra hai chữ "đồng bào", chúng ta tin rằng chúng ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là con cháu của vua Hùng. Khi một đất nước, một con người có tình yêu thương sâu sắc, từ yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống chan hòa với mọi người. Tại sao nước ta lại không ngăn cấm nhập cảnh đối với những kiều bào ở vùng có dịch về nước? Vì chúng ta không để ai ở lại phía sau. Chúng ta có hàng trăm cây ATM trên khắp cả nước, hàng ngàn chiếc xe nối đuôi nhau từ 2 miền Bắc Nam về với miền Trung đang hứng chịu những cơn bão lịch sử... Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em vô cùng tự hào về những gì mà dân tộc ta đã làm được, thật ngưỡng mộ với những con người phi thường ấy, em càng ý thức được hơn là bản thân mình cần phải rèn luyện đức tính quý báu đấy. Và mai sau đây, ta càng phải lan tỏa cái tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tình người - một tinh thần dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.

21 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác