K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2019

Phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan

- Giống nhau: Viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật

- Khác:

+ Bài thơ Hồ Xuân Hương dùng từ ngữ ngôn ngữ bình dị hàng ngày (tiếng gà, chuông sầu, mõ thảm, tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm…)

+ Sử dụng những chữ có âm khó dùng : duyên mõm mòm, già tom

+ Ngược lại, thơ bà Huyện Thanh Quan mang màu sắc trang trọng khi sử dụng nhiều từ Hán Việt (hoàng hôn, ngư ông viễn phố, mục tử cô thôn lữ…)

+ Sử dụng từ ngữ mang tính ước lệ, hình ảnh trong thơ cổ

⇒ Thơ Hồ Xuân Hương gần gũi với đám đông, có nét tinh nghịch phá cách. Thơ của bà Huyện Thanh Quan mang phong cách trang trọng, đài các.

22 tháng 7 2017

ð Đáp án B

4 tháng 9 2019

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, có sức biểu đạt cao tư tưởng và tâm trạng của nhân vật trữ tình như: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí, con con...

- Sự kết hợp giữa những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) làm nổi bật sự bướng bỉnh và ngang ngạnh.

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp trong hai câu luận:

- Nghệ thuật sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa, góp phần biểu lộ trạng thái bế tắc: say – tỉnh, khuyết – tròn, đi – lại.

- Nghệ thuật lặp từ (lại, xuân) và phép tăng tiến (san sẻ - tí – con con).

5 tháng 11 2021

Hai bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan đều là thể loại thơ thất ngôn bát cú, tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối. Cả hai bài đều là những dòng tâm trạng, những nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nhẹ nhàng mà sâu lắng.Đó là nỗi buồn về tình duyên lỡ làng của Hồ Xuân Hương và nỗi nhớ thương quê hương của Bà Huyện Thanh Quan.

Tuy nhiên, giữa hai bài thơ có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách dùng từ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày như: tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiềng rền rĩ, khắp mọi chòm…; kể cả những từ ngữ rất khó dùng như: cớ sao om, duyên mõm mòn, già tom. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt là: Tài tử văn nhân ai đó tá?. Trong khi bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn… nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như : ngàn mai, dặm liễu. Mặc dù vậy, ngôn ngữ của hai người vẫn có những nét tương đồng đó là những chi tiết mang đậm những nét dân tộc, nó mang một âm điệu nhẹ nhàng và cũng tạo nên cho tác giả những chi tiết đặc sắc và hình ảnh được sử dụng cũng ngày càng phong phú hơn.

Chính những sự khác nhau trên đã tạo ra sự khác nhau về phong cách: Đó chính là bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách, có xu hướng gần gũi với đám đông hơn. Trong khi đó bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan thì nhã nhặn, đài các, sang trọng nó thể hiện tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu. 

Hai bài thơ là hai tâm trạng của hai con người về những nỗi niềm riêng, chứa đựng những tình cảm sâu sắc của họ. Với phong cách sử dụng ngôn ngữ hay và độc đáo cả hai bài thơ đều là những bài thơ hay, độc đáo và nói lên được tâm trạng của biết bao con người. 

17 tháng 10 2018

Đáp án A

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Các ý cần trình bày là:

- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Tự tình (bài II) được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hoà trong:

+ Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.

+ Sử dụng nhiều từ ngữ thuần Việt.

+ Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao,...

- Cảm nghĩ: Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh thi sĩ là Bà Chúa thơ Nôm.



 

28 tháng 10 2021

1. Mở bài

- Giới thiệu về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương: “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

2. Thân bài

– Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ

+ Hoàn cảnh:

Thời gian nghệ thuật: đêm khuya.

Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian.

+ Tâm trạng buồn tủi của nữ sĩ:

Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận.

 

“Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn.

– Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất

+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá hiên ngang tồn tại đầy mạnh mẽ: “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”.

+ Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu:

Làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây.

Ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả.

– Bài thơ kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi.

+ “Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm.

+ Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân.

+ Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại.

3. Kết bài

Khái quát giá trị của bài thơ: Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữa vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.

21 tháng 1 2017

1. Phân tích đề

- Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương

- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận

- Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ.

- Thao tác nghị luận là phân tích, cảm nghĩ, khái quát.

2. Lập dàn ý

a, Mở bài: Giới thiệu bài thơ “Tự tình” hoặc “Bánh trôi nước” cùng tài năng của Hồ Xuân Hương

b, Thân bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua

- Sử dụng thơ Nôm một cách nhuần nhuyễn

- Sử dụng các từ ngữ thuần Việt:

    + Bánh trôi nước: Trầu hôi, quệt, vôi, xanh, lá, vôi, của, ...

    + Tự tình II: Trống canh, dồn, trơ, xế, xiên, đâm toạc, hòn...

- Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu: “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám – Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

- Sử dụng câu so sánh: Xanh như lá, bạc như vôi”

c, Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ đó

28 tháng 10 2016

rất đẹp(mình biết thế thôi)bucminh