Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TÓM TẮT VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TUỔI TRẺ VỪ A DÍNH Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp. Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện. Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo. Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949. Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc. Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước. Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội. Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước. Chúc bạn học tốt ~ |
Kim Đồng là một tấm gương sáng để các em nhi đồng noi theo
Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng và em mong ước sẽ học thật giỏi để làm đàn em của anh Vừ A Dính
Bài làm
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính.
Vừ A Dính (1934 - 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Dù chỉ mới 13 tuổi nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.
Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt và bị bắn trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Không những không khai ra Việt Minh ở đâu mà anh còn lừa quân địch khiêng mình đi loanh quanh các ngọn núi, khu rừng rồi lại trở về vị trí ban đầu khiến bọn chúng rất tức giận. Anh trở thành một tượng đài bất tử về sự mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam. Những hành động của anh khiến tôi rất nể phục và tự hào. Anh thà hi sinh tính mạng của mình chứ nhất định không cung cấp bất cứ thông tin gì về các đồng đội với quân địch.
Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng ấy vẫn in đậm trong tâm trí của tôi. Với tinh thần ham học, kiên cường bất khuất của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập.
Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.
Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
# Chúc bạn học tốt #
Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là hai cuộc kháng chiến gian khổ và khó khăn nhất của dân tộc ta. Trong hai cuộc kháng chiến đó, chúng ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu tấm gương thiếu niên anh dũng, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc. Trong những tấm gương kiên trung nhỏ tuổi ấy, người đã truyền cho em nguồn cảm hứng vô tận từ trong suy nghĩ, hành động và mơ ước là người anh hùng Vừ A Dính.
Vừ A Dính là một người dân tộc Mông, sinh năm 1934 tại tỉnh Lai Châu. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã được gia đình giáo dục lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược. Chính những bài học ấy đã đi sâu vào trong tâm trí anh, là động lực để cho anh hoạt động cách mạng từ khi còn rất nhỏ. Mới mười ba tuổi, nhưng Vừ A Dính đã thoát ly để trở thành một cán bộ liên lạc cho đội Vũ trang huyện Tuần Giáo. Tháng sáu năm 1949, giặc Pháp tràn về khu căn cứ Pú Nhung càn quét. Vừ A Dính là một trong những liên lạc viên nhỏ tuổi nhất của đội ngũ kháng chiến của Tuần Giáo. Trong một lần đi liên lạc, anh bị giặc bắt và trói, tra tấn ở gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, Bản Chăn. Địch đã tra tấn và bắt anh khai ra địa điểm của căn cứ đóng quân của Việt Minh, nhưng anh chỉ trả lời đúng một câu “không biết”. Giặc Pháp lúc ấy đã điên cuồng xả súng vào anh khiến anh hi sinh khi vừa tròn mười lăm tuổi. Anh đã được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang và Huân chương anh hùng hạng Ba.
Cũng như những người anh hùng thiếu niên khác, Vừ A Dính đã để lại trong lòng thế hệ sau chúng em sự ngưỡng mộ, kính trọng trước một tấm gương anh dũng, kiên cường, không thể nào quên. Chúng em không chỉ khâm phục về sự bất khuất của anh trước kẻ thù mà còn khâm phục tinh thần hiếu học của anh. Chúng em đã được nghe kể về tinh thần hiếu học của anh khi các đồng đội của anh đã kể lại rằng, mặc dù trong gian khổ của cuộc kháng chiến, kề cận với bao nguy hiểm nhưng anh vẫn luôn luôn rèn giũa cho mình tinh thần học hỏi với một quyển sách luôn được giữ trong túi áo.
Ở anh, em đã học được một tinh thần bất khuất, kiên trung, không bao giờ chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù xâm lược của mình. Anh đã truyền cho em những suy nghĩ tốt đẹp với lòng yêu nước vô bờ bến. Tấm gương anh dũng của anh đã dạy cho em thế nào là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Chúng em là những thiếu niên được lớn lên trong hòa bình, được xây dựng lên từ mồ hôi, xương máu của anh và các anh hùng khác của đất nước. Chính các anh là người đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp vô tận từ trong suy nghĩ của mình. Có thể chúng em không được chứng kiến sự ác liệt chiến tranh nhưng nhờ có anh, chúng em mới có thể hiểu thế nào là tấm lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước của anh đã truyền cho chúng em những nguồn cảm hứng để chúng em biết tự hào về dân tộc của mình.
Không chỉ truyền cho chúng em bao nhiêu cảm hứng tốt đẹp về lòng yêu nước, yêu dân tộc, anh còn để lại cho chúng em tấm gương về sự hiếu học. Được sinh ra trong hoàn cảnh đủ đầy, được sống trong nền hòa bình dân tộc, được trang bị những hành trang học tập tốt nhất, nhưng đôi khi chúng em vẫn bị xao nhãng mà quên đi nhiệm vụ chính của mình là học tập. Chính tinh thần học hỏi không ngừng của anh Vừ A Dính, dù trong hoàn cảnh gian khó đã giúp cho chúng em có thêm những nguồn động lực phấn đấu noi gương anh, chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước sau này. Cũng chính anh đã là người mở đường nêu gương cho lớp thiếu niên chúng em biết được trách nhiệm của mình đối với tương lai của Tổ quốc. Nếu như anh gánh trên vai trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trước quân thù xâm lược thì ở thế hệ chúng em, chúng em lại gánh trên mình trách nhiệm lớn lao là xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển thịnh vượng hơn. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm đó, chúng em không ngừng cố gắng hành động để hoàn thiện bản thân mình, trở thành một lớp thiếu niên có ích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Anh hùng Vừ A Dính hi sinh khi mới vừa mười lăm tuổi. Với số tuổi của mình, anh có lẽ là người anh hùng nhỏ tuổi nhất hi sinh trên chiến trường kháng chiến. Thế nhưng, anh lại để lại cho chúng em nguồn sức mạnh động lực to lớn vô vàn. Những ước mơ của anh đang còn dang dở, ước mơ được đi học, được vui chơi, được cống hiến sức lực cho Tổ quốc. Noi gương anh, chúng em cũng luôn luôn học tập theo tinh thần bất khuất của anh
Chúng em ngày nay được sống trong nền hòa bình độc lập. Chúng em sẽ phải luôn cố gắng học tập rèn luyện nhiều hơn nữa để xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn, và không phụ lòng mong mỏi của anh. Chúng em sẽ mãi noi theo gương anh, truyền cho nhau sức mạnh, động lực, cảm hứng mà anh đã truyền cho chúng em để phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp, những khát vọng, ước mơ xây dựng và bảo vệ đất nước quê hương Việt Nam tươi đẹp.
tk cho mìnhSinh ra trong gia đình có mẹ là Trưởng khoa Dược Bệnh viện Da liễu Trung ương, Đức Anh sớm tiếp xúc với bộ môn khoa học tự nhiên này. Khi còn học mẫu giáo cũng là lúc mẹ làm nghiên cứu sinh về tổng hợp hữu cơ, Đức Anh nhiều lần được đưa tới phòng thí nghiệm, quan sát phản ứng đầy màu sắc, cách dòng nước chuyển từ ống này sang ống khác. Đức Anh dần thích thú và muốn được làm những điều giống mẹ.
Đến năm 2008, khi đang học lớp 2, Đức Anh được ra sân bay Nội Bài đón anh trai thi Olympic Hóa học lần thứ 40 từ Hungary trở về, quyết tâm theo đuổi Hóa học một lần nữa bùng lên trong lòng cậu bé 8 tuổi. Em nhớ hôm đó, với chiếc huy chương đồng, anh trai được chào đón nồng hậu. Trong mắt thầy cô và bạn bè, anh như người hùng dù không đạt giải cao nhất. “Đức Anh cảm giác anh đã làm một điều gì đó rất to lớn và muốn sau này được như anh”, Đức Anh nhớ lại.
Được tiếp xúc với Hóa học từ sớm, bản thân cũng thấy Hóa là môn có nhiều liên hệ thực tế, nhiều màu sắc đa dạng, Đức Anh quyết định chọn học chuyên môn này. Từ năm lớp 8, khi Hóa trở thành môn học riêng, được chọn tham gia nhiều cuộc thi của quận, thành phố và không lần nào là không đạt giải nhất.
Với ước mơ đổi màu huy chương cho anh trai, Đức Anh thi vào trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) để có cơ hội được tiếp xúc với nhiều giáo sư giỏi đầu ngành. Dưới sự kèm cặp của thầy cô và chính anh trai, Đức Anh tiếp tục giành nhiều giải thưởng liên quan đến Hóa học. Lớp 11, đã giành huy chương vàng quốc tế. Một năm sau, trong kỳ thi Olympic được đánh giá khó hơn, Đức Anh một lần nữa giành vàng và đó là huy chương vàng duy nhất của đoàn Việt Nam.
Đức Anh thông tin kỳ thi năm nay diễn ra tại Séc và Slovakia, nơi Olympic Hóa học đầu tiên được tổ chức. Ngay từ đầu, đội tuyển Việt Nam đã dự đoán đề thi khó và phức tạp hơn mọi năm. “Nhờ có kinh nghiệm giành vàng năm ngoái nên không gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, đề thực hành năm này rất dài và khó. Cả thế giới chỉ có ba thí sinh làm được, trong đó có Đức Anh
Sớm giành được huy chương vàng Olympic quốc tế từ năm lớp 11, Đức Anh có đủ thời gian nếu muốn chuẩn bị hồ sơ xin học bổng du học, nhưng không mấy quan tâm. Tiếp tục ôn luyện để giành huy chương vàng thứ hai, cơ hội học tập tại các trường hàng đầu thế giới chưa bao giờ rộng mở đến như vậy với chàng trai Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn gạt phăng mọi lời mời gọi và bàn tán của mọi người, quyết định học trường trong nước.
“ nhận được tin nhắn, email từ các trung tâm tư vấn du học hàng ngày. Họ giới thiệu về những trường có thể trúng tuyển, nói về các khóa học để làm đẹp hồ sơ. Đức Anh đã chọn học trong nước và khi đã quyết định thì sẽ kiên định với lựa chọn của mình. Hai huy chương vàng chứ 10 tấm vẫn vào Đại học Y Hà Nội”, Đức Anh thẳng thắn nói.
Giống anh trai, Đức Anh thích học Hóa nhưng có niềm đam mê đặc biệt với nghề bác sĩ. Được sự ủng hộ của gia đình, dễ dàng để đưa ra lựa chọn nhập học trường Y Hà Nội. Chàng trai sinh năm 2000 tâm sự có nhiều người khuyên nên du học vì cơ hội vào những trường top đầu thế giới là rất hiếm và việc học ở Việt Nam là rất phí. Nhưng với Đức Anh, được theo nghề đam mê và hợp với mình thì không thể nói là phí được
Chị Nguyễn Thị Kim Thu, mẹ của Đức Anh, cho biết gia đình luôn ủng hộ mọi quyết định của con trai. Là tiến sĩ Dược, có nhiều cơ hội đi công tác nước ngoài và tham khảo rất nhiều về du học ở các trường Mỹ, Anh, Pháp hay Singapore, chị vẫn đánh giá cao danh tiếng và chất lượng của một số trường trong nước.
"Trong mắt tôi, trường Y Hà Nội không khác gì Harvard của Mỹ. Vậy tại sao cứ phải gò ép con ra nước ngoài học", chị Thu đặt câu hỏi và cho rằng sau khi hoàn thành chương trình đại học và bác sĩ nội trú ở Việt Nam, Đức Anh vẫn còn rất nhiều cơ hội tham gia các khóa tu nghiệp ngắn hạn ở nước ngoài nên không cần phải nuối tiếc.
Để chuẩn bị cho 6 năm học ngành Y, Đức Anh đã sớm tìm hiểu trước về những kiến thức trong ngành học. Bên cạnh việc trau dồi tiếng Anh, thường xuyên đọc các sách Y khoa của anh trai, đồng thời lên mạng xem video bác sĩ phẫu thuật. Dù hai năm đầu chưa được tiếp cận trực tiếp với bệnh nhân, dự định xin theo các thầy hoặc anh trai để làm quen dần.
Với Đức Anh, một bác sĩ giỏi phải có tâm, có đức, có sức khỏe, chuyên môn vững và phải luôn coi sức khỏe của bệnh nhân là niềm vui của mình. “Gần đây, có một số sự việc không hay xảy ra, theo đó chỉ là thiểu số, không thể đánh đồng tất cả. Nhưng đó cũng là lời cảnh tỉnh giúp rút ra được nhiều bài học, đặc biệt là sự cẩn thận”, Đức Anh nói và khẳng định bản thân sẽ cố gắng để trở thành một bác sĩ "có tâm và có tầm" trong tương lai.
Trong cuộc sống, có biết bao người tài người giỏi, trong số họ, có mấy mươi người lành lặn, khoẻ mạnh ? Những tấm gương vượt lên chính mình, vượt qua sự tật nguyền của mình để đạt tới ước mơ luôn để lại trong tôi một cảm xúc sâu sắc, một sự khâm phục khó diễn tả bằng lời. Nhất là phải kể đến bạn Trần Văn Lạc.
Tôi biết đến Lạc qua một bài báo. Lạc sinh ra tại huyện Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cậu được một Trung tâm Bảo trợ xã hội của huyện nuôi dưỡng và chăm sóc. Cha mẹ cậu bỏ rơi cậu từ lúc cậu mới sinh ra, còn đỏ hỏn. Đáng buồn thay, cậu không có tay và chỉ có nửa bàn chân trái, Lạc nhiều lần muốn khóc vì sự khiếm khuyết của mình. Một, hai tuổi, Lạc đã tự dùng hai cùi tay để kẹp đồ chơi, kẹp thức ăn, bánh kẹo đưa lên miệng. Lúc chập chững đòi đi, Lạc được lắp hai bàn chân giả và đi lại như những đứa trẻ bình thường. Ba tuổi, Lạc được rèn luyện tự xúc cơm ăn một cách thành thạo. Bản thân bị khuyết tật nhưng Lạc vẫn giúp các mẹ bảo mẫu trông những đứa trẻ khác bằng chính cùi tay của mình. Mọi sinh hoạt hàng ngày của cậu không có gì trở ngại, khó nhất là lúc tập viết. Nếu bạn bè cùng trang lứa có thể cầm bút bằng một tay dễ dàng thì cậu lại loay hoay với 2 cùi tay của mình…chỉ để cầm bút không bị rơi. Lạc phải “lên gân”, tập trung chú ý kẹp bút thật chắc nhưng cứ sơ ý một chút là bút lại rơi ngay. Tuy buồn nhưng Lạc không chịu thua, cậu tập viết mọi lúc mọi nơi để luyện cách cầm bút không bị rơi. Rồi cậu cũng cắp sách đến trường như các bạn, lòng đầy tự tin, không mặc cảm về ngoại hình của mình. Thậm chí cậu còn là học sinh khá giỏi nhiều năm liền. Tôi rất khâm phục nghị lực của Lạc, chưa bao giờ tôi thấy một đứa trẻ mười mấy tuổi lại có ý chí, nghị lực phi thường đến vậy. Viết chữ thành thạo, Lạc lại thử sức với việc học vi tính. Lần đầu tiên được thực hành máy tính, Lạc bấm một chữ lên bàn phím, màn hình hiện ra bốn, năm chữ, vì cùi tay quá lớn so phím chữ. Cậu đã phải tập trung dùng đầu nhô nhỏ ở cùi tay để đánh phím, luyện mã cũng ấn được. Nhờ sự nỗ lực, kiên trì bền bỉ, hè năm 2009, cậu bạn cùng với 2 anh ở Trung tâm Bảo trợ xã hội được chọn đi thi chương trình Tin học trẻ không chuyên cấp tỉnh dành cho cấp I và giành được giải khuyến khích.
Các bạn thấy đấy, trên cuộc đời này, không ai là hoàn hảo cả. Nếu bản thân chúng ta là những người lành lặn thì các bạn nên cố gắng hơn nữa. Lạc chính là tấm gương cho những người tật nguyền và những người lành lặn. Cuộc sống vốn không dễ dàng, chỉ cần bản thân cố gắng và cố gắng hết mình thì nhất định bạn sẽ thành công. Tôi sẽ mãi không bao giờ quên 3 chữ : “Trần Văn Lạc” như là lời động viên, giúp tôi đứng dậy trước khó khăn.
bạn có thể tham khảo nha. Học tốt :D
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.
Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…
Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.
Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.
Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.
Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.
Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.
Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.
Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.