K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2018

CUNHX ĐƯỢC

LÀN SAU KO ĐĂNG LINH TIH NX

đẹp lắm lun

k nha

5 tháng 4 2019

khi minh bat no se vay nhung khi dung may khac thi se thay anh moi thoi    

minh cung giong nhu ban do

5 tháng 4 2019

Mk cx bị y chang =))) Bạn làm như vầy , giống mình thì chắc là sẽ đc nè :

+ Đầu tiên , bạn cứ bấm vào phần thay ảnh đại diện và chọn ảnh mình muốn thay

+ Sau đó bạn làm y như vậy tầm 5-6 lần , nếu có thể thì ngày nào bạn vào bạn cx làm như vậy từ 1-2 lần( Nhớ là chỉ đc chọn 1 ảnh thui nhé ^^ )

+ Sau vài ngày , ảnh đại diện của bn sẽ đc cập nhật nhé ^^ Mk toàn làm vậy à ^^\

#NPT

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Bài tham khảo:

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.

Thất bại có giúp chúng ta nỗ lực vươn lên trong cuộc sống? Thất bại là thứ không thể thiếu và có thể xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Giống như khi đi thi đạt được điểm thấp, được đại diện đi thi cờ vua, bóng đá, học sinh giỏi nhưng không được một giải thưởng hay kết quả tốt đẹp nào... Đó là những thứ sẽ khiến bạn tuyệt vọng, muốn từ bỏ. Nhưng một số người khác không coi...
Đọc tiếp

Thất bại có giúp chúng ta nỗ lực vươn lên trong cuộc sống?

Thất bại là thứ không thể thiếu và có thể xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Giống như khi đi thi đạt được điểm thấp, được đại diện đi thi cờ vua, bóng đá, học sinh giỏi nhưng không được một giải thưởng hay kết quả tốt đẹp nào...

Đó là những thứ sẽ khiến bạn tuyệt vọng, muốn từ bỏ. Nhưng một số người khác không coi đó là sự thất bại, họ coi chúng là một bài học để từ đó cố gắng hoàn thiện, vươn lên. Nhiều người thành công trong cuộc sống này chắc chắn cũng gặp vài ba lần thất bại.

Biết là thế nhưng không phải ai cũng dám đương đầu với thất bại, họ suy nghĩ rằng dù cố gắng như thế nào chăng nữa thì thất bại cũng đến lại với họ - không phải sự cố gắng nào cũng đem lại kết quả tốt đẹp, thế là họ không còn cố gắng nữa, chính vì trốn tránh sự thất bại mà họ cũng từ bỏ luôn sự bắt đầu.

Và mình cũng đã va vấp với thất bại rất nhiều lần, lúc mình lớp 7 năm trước. Mình cũng đã tham gia thi rất nhiều cuộc thi như tin học trẻ (được thầy giáo của mình ôn từ lúc lớp 6), đại sứ văn hoá đọc nhưng rồi cũng chẳng đạt được giải thưởng nào, cảm giác buồn lắm các bạn. Nếu mình đã dành hết sức để tham gia các cuộc thi nhưng rồi cũng không nhận lại được gì thì rõ ràng nó là vô ích. Rồi lúc đó mình cũng cố gắng học tập để đạt được điểm cao và xứng đáng với học sinh giỏi nhất lớp, nhưng mấy ngày trước mình có đọc danh sách giải thưởng những học sinh điểm cao nhất các lớp thì mình cũng không có trong danh sách đó. (*)

*Từ lúc mình mới vào cấp 2 thì thầy cô ai và bạn bè ai nấy cũng tin tưởng mình là người học giỏi, có một số thầy cô còn nói mình là giỏi nhất/nhì lớp nữa mà. Nhưng bây giờ mình không đạt được thành tích nổi bật cả. Và điều đó đã khiến mình buồn suốt cả tuần cho tới bây giờ (chính xác là rất buồn). Và mình nghĩ rằng năm lớp 8 này mình có nỗ lực để thi lại những cuộc thi ấy vẫn chưa chắc là đã tiến bộ hơn.

Những người thành công họ sẽ gặp thất bại, nhưng những người gặp thất bại vẫn chưa chắc họ sẽ gặp được thành công.

Vậy thất bại có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta không? Liệu nếu chúng ta gặp phải thất bại thì chúng ta nên làm gì? Hãy viết một bài văn trình bày ý kiến của các bạn.

4
3 tháng 9 2023

Bài viết khá hay và thú vị và bổ ích anh chúc em năm lớp 8 gặp nhiều thành công trong học tập và gia đình nhé nhưng người như em thì thành công chắc chắn sẽ đến thôi 

(* Anh tặng em 5 coin nhé *)  

3 tháng 9 2023

Vậy thất bại có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta không?

Thất bại có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ là một phần tự nhiên của quá trình thành công, mà còn là một cơ hội để học hỏi, phát triển và trưởng thành. Thất bại giúp chúng ta nhận ra những điểm yếu của mình, khám phá những cách tiếp cận mới và đạt được sự cải thiện. Nó cũng giúp chúng ta trở nên kiên nhẫn, kiên trì và đối mặt với khó khăn. Quan trọng là chúng ta hãy học cách đối diện và vượt qua thất bại để tiến bước trên con đường thành công.

Liệu nếu chúng ta gặp phải thất bại thì chúng ta nên làm gì?

Khi gặp phải thất bại, chúng ta nên không nản lòng và tiếp tục cố gắng. Đầu tiên, hãy tự đánh giá lại và tìm hiểu nguyên nhân của thất bại. Sau đó, hãy học từ kinh nghiệm đó và điều chỉnh phương pháp  của mình.  Hãy lắng nghe ý kiến và gợi ý từ những người xung quanh,  hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, hãy kiên nhẫn và không bỏ cuộc. Thất bại là một phần tự nhiên của cuộc sống, và chúng ta cần học cách vượt qua nó để đạt được thành công.

 

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong công cuộc xâydựng hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kì quặc mà không hề biết. Hãy hình dungcách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnhcon cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong công cuộc xây
dựng hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kì quặc mà không hề biết. Hãy hình dung
cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh
con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân
mình, ảnh mình trong buồng tắm, lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh
mắt ái ngại, Trên facebook, ái kỉ không những được khuyến khích, nó là mục tiêu chính.”
(Trích “Bức xúc không làm ta vô can” – Phạm Hoàng Giang)

(Chú thích: ái kỉ - yêu bản thân mình một cách thái quá)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của
chính mình trong công cuộc xây dựng hình ảnh cá nhân” của tác giả?
Câu 3. Hãy chỉ ra một vài dẫn chứng về sự khoe khoang kì quặc mà em nhận thấy trên
mạng xã hội hoặc trong đời sống.
Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 01 trang giấy bày tỏ suy nghĩ của em về tác hại của
mạng xã hội đối với giới trẻ trong cuộc sống hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu
hỏi tu từ (gạch chân).

1
25 tháng 3 2020

1. Nghị luận

2. Mỗi người tự quản lí, chỉnh sửa, phô diễn hình ảnh cá nhân của bản thân mình.

3. - Khoe người yêu

- Khoe xe sang, nhà sịn

- Khoe ảnh tình tứ.

12 tháng 7 2017

Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.

Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Người bà cô "Giọng vẫn ngọt'', "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác.

Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điếm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa...

12 tháng 7 2017

Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.

Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Người bà cô "Giọng vẫn ngọt'', "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác.

Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điếm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.



tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.chiếc xe này của bạn đấy à ? – cậu bé hỏi. – anh trai mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. – ồ, ước gì tớ… –...
Đọc tiếp

tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.chiếc xe này của bạn đấy à ? – cậu bé hỏi. – anh trai mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. – ồ, ước gì tớ… – cậu bé ngập ngừng. dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang ước điều gì rồi. cậu ấy hẳn đang ước ao có được một người anh như thế. nhưng câu nói của cậu thật bất ngờ đổi với tôi. – ước gì tớ có thể trở thành một người anh như thế ! – cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi đứa em trai nhỏ tàn tật của cậu đang ngồi và nói : “đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn, em nhé !” a,xác định phương thức biểu đạt b,câu:"đến sinh nhật nào đó của em,anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé" có ý nghĩa gì c,cậu bé ước mơ trở thành người anh như thế nào d,Theo em"Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm" có nghĩa là gì? e,Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì?

0
16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Sự hiện diện của các hình ảnh minh hoạ trong văn bản có ý nghĩa đem tới những hình ảnh chân thật, chính xác và tăng sức thuyết phục cho người đọc

 
16 tháng 9 2023

Tham khảo
Sự hiện diện của các hình ảnh minh hoạ nhằm mang đến những hình ảnh và dẫn chứng chân thật, sinh động nhất. Qua đó giúp người đọc dễ dàng liên tưởng đến vấn đề đang được đề cập, đồng thời tăng tính thuyết phục cho thông điệp được nêu ra.

 

19 tháng 9 2017

Thui, k cần nx đâu các pạn à!!! Mk biết rùi!!!

Chỉ cần vào Thông tin tài khoản - Chọn ảnh hiển thị - Ấn tổ hợp phím Ctrl + F5 là xong!!!

Mk thay đc rùi nè!!!