Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không dùng phép lai phân tích có thể xá định một cơ thể có kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hưpj bằng cách cho cơ thể đó tự thụ phần :
+ Nếu kết quả thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai đồng hợp .
Sơ đồ lai :
Ví dụ : Ở cà chua A - quả đỏ ; a - quả vàng
P : AA (quả đỏ) x AA(quả đỏ)
G : A A
F1: AA (100% quả đỏ )
+ Nếu kết quả thu được là phân tính theo tỉ lệ 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp .
Sơ đồ lai :
Ví dụ : Ở cà chua A - quả đỏ ; a - quả vàng
P : Aa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ)
G : A , a A , a
F1 : 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình : 3 quả đỏ : 1 quả vàng .
Theo đề bài, cây P dị hợp hai cặp gen có kiểu hình lá dài, quăn; mà kiểu gen dị hợp luôn biểu hiện kiểu hình trội. Vậy lá dài và lá quăn là hai tính trạng trội so với lá ngắn và lá thẳng.
Quy ước:
- A- lá dài > a- lá ngắn
- B- lá quăn > b- lá thẳng
Cây P có lá ngắn, thẳng (aa và bb ) tức có kiểu gen ab/ab, cây này chỉ tạo một loại giao tử mang hai gen lặn ab => kiểu hình ở con lai F1 do giao tử của cây P dị hợp quyết định.
+ Xét cây F1 có lá dài, quăn (2 tính trạng trội). Suy ra cây P dị hợp phải tạo được giao tử AB.
+ Xét cây F1 có lá ngắn, thẳng (2 tính trạng lặn). Suy ra cây P dị hợp phải tạo được giao tử ab.
Vậy cây P dị hợp đã tạo được hai loại giao tử là AB và ab; tức có kiểu gen AB/ab
Sơ đồ lai:
P: AB/ab (lá dài, quăn) x ab/ab (lá ngắn, thẳng)
GP: AB, ab ab
F1: kiểu gen AB/ab : ab/ab (kiểu hình 50% lá dài, quăn : 50% lá ngắn, thẳng)
Theo mình là:
+)Nếu P cùng 1 tính trạng => F1: thuần chủng
Vd P cùng kiểu hình là cao thuần chủng => F1 cx là cao thuần chủng
=> F1 thuần chủng cùng kiểu hình lai với nhau => F2 thuần chủng mang kiểu hình của F1 ( hay P)
+)Nếu P khác tính trạng trong cùng 1 cặp tính trạng
=> F1 dị hợp. Kiểu hình của F1 mang kiểu hình của kiểu gen mang tính trạng trội hơn( hoặc mang kiểu hình trung gian nếu trội ko hoàn toàn)
=> F1 lai với F1: +) F2 mang kiểu hình:3:1 nếu tính trạng đó trội hoàn
toàn
+) F2 mang kiểu hình:1:2:1 nếu tính trạng đó ko trội
hoàn toàn
P: AaBbDd x AaBbDd
a. Số loại giao tử ở P là: 23 = 8 giao tử
b. 8 giao tử có tỷ lệ bằng nhau = 1/8
các giao tử là: ABD, abd, ABd, abD, AbD, aBd, aBD, Abd
c. Số loại hợp tử là: 8 x 8 = 64 hợp tử
d. số KG ở F1 là 3 x 3 x 3 = 27 KG
Tỉ lệ phân li KG: (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) =
e. Số KH ở F1: 2 x 2 x 2 = 8 KH
Tỉ lệ phân li KH: (3 : 1) (3 : 1) (3 : 1)
f. P: AaBbDd
+ Tỉ lệ KG giống P là: 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
\(\rightarrow\) tỉ lệ KG khác P là: 1 - 1/8 = 7/8
g. P: AaBbDd: KH: A_B_D_ : trội, trội, trội
+ Tỉ lệ KH giống P là: 3/4 x 3/4 x 3/4 = 27/64
\(\rightarrow\) tỉ lệ KH khác P là: 1 - 27/64 = 37/64
h. Tỉ lệ F1 có 2 cặp đồng hợp trội và 1 cặp dị hợp
+ AABBDd = AABbDD = AaBBDD = 1/4 x 1/4 x 1/2 = 1/32
+ Tổng tỉ lệ F1 có 2 cặp đồng hợp trội, 1 cặp dị hợp là: 1/32 x 3 = 3/32
i. Tỉ lệ F1 có 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn
* Cách 1: liệt kê các KG
+ A_B_dd = A_bbD_ = aaB_D_ = 3/4 x 3/4 x 1/4 = 9/64
Tổng tỉ lệ F1 có 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là: 9/64 x 3 = 27/64
* cách 2 sử dụng công thức:
F1 mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là: (3/4)2 x (1/4)1 x C23 = 27/64
A./ vì bố mẹ có tính trạng thuần chủng tương phản. nếu F1 xuất hiện tính trạng nào thì tính trạng đó trội còn F1 ko xuất hiện tính trạng nào thì tính trạng đó lặn
B/ ví dụ: hạt vàng, trơn * hạt xanh, nhăn
Sơ đồ:
P: vàng, trơn * xanh, nhăn
F1: vàng, trơn( 15 hạt)
F2: 315 vàng, trơn ; 108 xanh, trơn ; 101 vàng, nhăn ; 32 xanh, nhăn
Tỉ lệ kiểu hình: 9 : 3 : 3 :1