Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con người ai sinh ra cũng có tổ tiên ông bà, nhân dân Việt Nam vẫn luôn tự hào khi Tổ Hùng Vương là những người tổ tiên cao cả.Chính vì thế mà bất kì một ai dù ở phương trời nào, hay dang cùng chung sống trên mảnh đất hình chữ S này đều cần phải biết ơn, ghi nhớ đến công lao của những vị anh hùng tổ tiên.
Mỗi một con người đều có tổ tiên. Đối với dân tộc Việt Nam một dân tộc có chiều dài lịch sử lâu đời,họ không bao giờ quên được những công ơn của các vị vua Hùng đã dựng nên đất nước.Là con người Việt Nam, dù có ở một đất nước xa xôi hay một phương trời nào cũng không quên được ngày Giỗ Tổ.Người Việt Nam không bao giờ có thể quên ơn những người xưa,những người đi trước và các vị vua Hùng đã có một công lao to lớn để dựng nên đất nước.Không quên ngày Giỗ Tổ(10/3Âl).
" Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3" có nghệ thuật là gì ạ? Ai giúp em với 😢😢😢
Tham khảo
"Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3", câu ca dao như một lời nhắc nhở thế hệ con cháu luôn phải biết ơn, nhớ tới cội nguồn dân tộc.
tham khảo :
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Hằng năm,cứ đến này giỗ tổ Hùng Vương là em lại được bố mẹ cho đi đến đền Hùng ở Phú Thọ để tham dự buổi lễ này. Hình ảnh buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương đã in đậm trong tâm trí em.Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này là tất cả mọi người từ mọi cùng miền không kể là ở Bắc , Trung , Nam đều đổ về đền Hùng để tham dự buổi lễ thiêng liêng này. Chính vì vậy mà số lượng người tham dự vô cùng đông nên rất nhộn nhịp và tưng bừng. Ai cũng ăn mặc thật đẹp, trang trọng và đầy phù hợp để vào thắp hương vua Hùng. Do số lượng đông nên mọi người đều không đi xe mà sẽ đi bộ một đoạn dài để tránh tắc đường trông như đi trẩy hội. Ai đấy đều tươi cười hớn hở và trên khuôn mặt lúc nào cũng nở một nụ cười thật tươi. Sau đó mọi người sẽ được đi tham quan từng khu đền Hùng, nơi đây đã trở thành khu di tích lịch sử đầy cổ kính và linh thiêng. Đặc biệt, buổi lễ thực sự bắt đầu với hai hoạt động chính lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Những người có nhiệm vụ rước kiệu vua sẽ mặc trên mình những bộ quần áo đầy đủ sắc màu trông rất đẹp và bắt đầu đi đến chỗ đền thờ các vua Hùng. Bên cạnh đó sẽ là kèn trống vang dội rất đông vui nhộn nhịp. Sau lễ rước kiệu vua sẽ là lễ dâng hương dành cho tất cả mọi người tham dự. Ai cũng thắp hương để tỏ lòng thành kính biết ơn vô hạn đến các vị vua Hùng vì đã có công dựng nước và giữ nước. Không chỉ vậy mọi người còn cầu mong được ban phước lành, mong muốn mọi sự đều như ý thành đạt. Bên cạnh hoạt động chính đó thì nơi đây còn diễn ra rất nhiều trò chơi thú vị thấm đẫm chất dân gian như kéo co, thi đấu vật,… và những hoạt động văn nghệ như hát xoan, triển lãm ảnh tư liệu về lịch sử các vua Hùng…Buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương không biết tự bao giờ đã trở thành một hoạt động mang đậm tính thần văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nếu ai chưa từng tham dự buổi lễ này thì hãy thử tham gia một lần, chắc chắn nó sẽ không làm các bạn thất vọng đâu.
Tham khảo:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.
Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc, được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mùng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mùng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.
Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người). Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ. Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời gióng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hòa, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hóa vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.
Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.
Gợi ý cho em dàn ý chung: (Em có thể làm với bất kì lễ hội nào cũng được nha)
MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)
Địa điểm diễn ra
TB: Thời điểm diễn ra lễ hội
Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Phần lễ:
+ Bài phát biểu của các lãnh đạo
+ Đánh trống khai hội
+ Ý nghĩa của lễ hội?
...
Phần hội:
+ Gồm các hoạt động giải trí nào?
+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?
+ Cảm xúc của mọi người?
=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?
KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu ngày Giỗ tổ Hùng Vương
+ Nguồn gốc của Lễ hội này là gì?
Thân bài:
+ Đó là ngày trọng đại gì hàng năm?
+ Lễ hội này diễn ra vào ngày nào?
-> 10/3 hàng năm.
+ Ngày giỗ tổ Hùng Vương có ý nghĩa gì?
-> Tưởng nhớ công lao của những vua Hùng có công lập ra đất nước.
-> Thể hiện lòng biết ơn, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.
+ Vào ngày này, mọi người có những hoạt động gì?
-> Đầu tiên là đi đến đền làm lễ dâng hương, nhiều nơi có rước thần và cuối cùng là tế lễ.
-> Mọi người nghiêm túc làm lễ với lòng tưởng nhớ chân thành.
-> ...
Kết bài:
+ Tình cảm em dành cho ngày Lễ này.
Gợi ý cho em cách viết nhé:
Giới thiệu bao quát về lễ hội đó.
Em đã được tham gia hay chứng kiến lễ hội đó từ khi nào?
Lễ hội đó có những gì
Cảm nhận của em về lễ hội đó
Mong muốn của em về lễ hội đó (Cách thức tổ chức, trò chơi, luật chơi hay là giải thưởng...)
Kết luận.
I. Mở bài
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- Câu ca dao quen thuộc nhắc nhở bất kì người con đất Việt nào nhớ về ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
- Ngày này đã từ lâu là một ngày quốc lễ của đất nước Việt Nam.
II. Thân bài
- Tại đền thờ chính ở Phú Thọ ngày giỗ tổ rất đông vui, dân chúng các nơi trên toàn quốc đổ về (kể cả các em tráng nhi cũng được đi theo), đội lễ vật lên đền dâng lễ nườm nượp, trước là dâng lễ tại đền thờ hai bà Công chúa (Tiên Dung và Ngọc Dung) ờ chân núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Đen).
- Đó là đều Hạ (còn gọi là đền Giếng vì có một giếng mạch nước trong và mát). Sau mới lên dâng lễ đền thờ Quốc tổ ở lưng chừng núi là đền Trung (trước đền có nhà Bia và gần đền có chùa của xã Hy Cương) và cuối cùng là lên dâng lễ ở đền Thượng, tại đỉnh núi thờ 18 vị vua Hùng Vương, trước đền có bức hoành phi đề Nam triều tổ. cạnh đền là Ngôi mộ tổ Hùng Vương (không rõ của vị vua nào).
- Từ đền Hạ lên đền Thượng phải leo 296 bực (bậc) đá.
- Hội đền Hùng mở từ đầu tháng đón hết mùng 10 tháng 3 mới rã đám.
- Trong thời gian Hội có rước sách và các buổi tế lễ. mà lễ chính là buổi Quốc tế (Tế chính của Quốc gia) do đại diện của triều đình thường là vị chủ tỉnh Phú Thọ chủ tế có đông đủ quan chức địa phương tham dự và có các cuộc bách hí cố tri. gồm leo dây, múa roi, đánh cờ, thi diều sáo, treo đèn (thắp đèn dọc từ đền Hạ tới Thượng tại chùa và các lăng miếu, ban đêm rất rực rỡ), đu tiên và đánh còn.
- Tại lễ hội quốc Tổ, đặc sắc nhất là có các tục nam thanh nữ tú trẩy hội vui vẻ tha hồ.
Nhưng nếu có thanh niên nào bờm son làm trò khiếm nhã để trêu chọc phụ nữ, nhất là các cô thôn nữ ở Phú Thọ, sẽ bị bắt bỏ rọ lợn vứt trước cửa đền Hạ 2 giờ trong ngày.
- Sau 1975 một thời gian dài, lễ giỗ Tổ Hùng Vương không được coi là quốc lễ, nhưng kể từ năm 2003, Quốc hội thông qua việc coi giỗ tổ Hùng Vương là ngày Giỗ quốc tổ và đến 2007 nhà nước mới có nghị định chính thức coi lễ Giỗ tổ Hùng Vương là quốc lễ được nghỉ làm việc một ngày.
- Bây giờ ngày giỗ này lại được chính quyền địa phương (Phú Thọ) tổ chức long trọng vừa để thu hút khách du lịch vừa để dân chúng kể cả giới chức chính quyền (UBND tỉnh) có dịp đến chính thức kính lễ Quốc tổ như trước.
Ai về Phú Thọ Phủ Lâm Thao
Gửi nén tâm hương thỏa ước ao
Rừng núi Hy Cương còn vẫn đó
Cháu con Hồng Lạc há quên sao
Dân hai nhăm triệu dân như một.
III. Kết bài
- Lễ giỗ Tổ là biểu hiện của sự nhớ ơn tổ tiên của mọi người dân Việt Nam.
- Cần phải giữ gìn và phát huy nó nhiều hơn.
Tham khảo:
Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỉ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.
Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.
Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…
Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để
cầu may.
Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.
Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…
Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…
Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…
Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".