K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2018

Bài thơ:

Thầy và chuyến đò xưa 
Lặng xuôi năm tháng êm trôi 
Con đò kể chuyện một thời rất xưa 
Rằng người chèo chống đón đưa 
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều 
Bay lên tựa những cánh diều 
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên 
Rời xa bến nước quên tên 
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười 
Giọt sương rơi mặn bên đời 
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông 
Mắt thầy mòn mỏi xa trông 
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian... 
Nguyễn Quốc Đạt 
Con với thầy 
Con với thầy 
Người dưng nước lã 
Con với thầy 
Khác nhau thế hệ 
Đã nhiều lần tôi tự hỏi mình 
Mười mấy ngàn ngày không gặp lại 
Những thầy giáo dạy tôi ngày thơ dại 
Vẫn bên tôi dằng dặc hành trình 
Vẫn theo tôi những lời động viên 
Mỗi khi tôi lầm lỡ 
Vẫn theo tôi những lời nhắc nhở 
Mỗi khi tôi tìm được vinh quang... 
Qua buồn vui, qua những thăng trầm 
Câu trả lời sáng lên lấp lánh 
Với tôi thầy ký thác 
Thầy gửi tôi khát vọng người cha 
Đường vẫn dài và xa 
Thầy giáo cũ đón tôi từng bước! 
Từng bước một tôi bước 
Với kỷ niệm thầy tôi... 
Phạm Minh Dũng

Lời ru của thầy 
Mỗi nghề có một lời ru 
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này 
Lời ru của gió màu mây 
Con sông của mẹ đường cày của cha 
Bắt đầu cái tuổi lên ba 
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em 
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm 
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! 
Thầy không ru đủ nghìn câu 
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời 
Tuổi thơ em có một thời 
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm 
Như ru ánh lửa trong hồn 
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây 
Thầy ru hết cả mê say 
Mong cho trọn ước mơ đầy của em. 
Mẹ ru em ngủ tròn đêm 
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày 
Trong em hạt chữ xếp dày 
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm 
Từ trong vòm mát ngôi trường 
Xin lời ru được dẫn đường em đi 
(Con đường thầy ngỡ đôi khi 
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!) 
Hẳn là thầy cũng già thôi 
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em 
Thì dù phấn trắng bảng đen 
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình 
Đoàn Vị Thượng
Xin lỗi các em 
Tôi đâu phải người làm nông 
Cày xong đánh giấc say nồng một hơi 
Chuông reo tan buổi dạy rồi 
Còn nghe ray rứt nỗi đời chưa yên. 
Trách mình đứng trước các em 
Dửng dưng cả tiếng hồn nhiên gọi: Thầy! 
Rụng dần theo bụi phấn bay 
Ước mơ một thuở căng đầy tuổi xanh 
Dẫu là lời giảng của mình 
Cơn ho chợt đến vô tình cắt ngang 
Dẫu là tiết học vừa tan 
Bước qua cửa lớp đôi lần hụt hơi! 
Hiểu dùm tôi các em ơi 
Giấu bao ám ảnh khôn nguôi từng giờ 
Cảnh đời chộn rộn bán mua 
Áo cơm nào dễ chi đùa với ai. 
Vờ quên cuộc sống bên ngoài 
Nhiều điều xa lạ nói hoài riết quen 
Dở hay, yêu ghét, trắng đen 
Còn bao sự thật đã nhìn thẳng đâu 
Ai còn dằn vặt đêm sâu 
Trong từng sợi tóc bạc màu truân chuyên 
Thật lòng tạ lỗi các em 
Hiểu ra khi đã lớn lên mai này! 
Trần Ngọc Hưởng
Bụi phấn xa rồi 
Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai 
Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn 
Một mình thơ thẩn đi tìm lại 
Một thoáng hương xưa dưới mái trường 
Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương, 
Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me 
Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ 
Bụi phấn xa rồi... gửi chút hương! 
Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm 
Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi! 
Cuộc đời cũng tựa như trang sách 
Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!! 
Nước mắt bây giờ để nhớ ai??? 
Buồn cho năm tháng hững hờ xa 
Tìm đâu hình bóng còn vương lại? 
Tôi nhớ thầy tôi, nhớ... xót xa! 
Như còn đâu đây tiếng giảng bài 
Từng trang giáo án vẫn còn nguyên 
Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo 
Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!! 
Thái Mộng Trinh
Nhớ cô giáo trường làng cũ 
Bao năm lên phố, xa làng 
Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê 
Nhớ bài tập đọc a ê 
Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ 
Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ 
Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em. 
Vở ngày thơ ấu lần xem 
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì. 
Tờ i nguệch ngoạc bút chì 
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề 
Thương trường cũ, nhớ làng quê 
Mơ sao được một ngày về thăm Cô ! 
Nguyễn Văn Thiên
Hoa và ngày 20-11 
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy 
Còn rung rinh sắc thắm tươi 
20-11 ngày năm ấy 
Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi 
Cô tôi mặc áo dài trắng 
Tóc xanh cài một nụ hồng 
Ngỡ mùa xuân sang quá 
Học trò ngơ ngẩn chờ trông... 
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy... 
Xuân sang, thầy đã bốn mươi 
Mái tóc chuyển màu bụi phấn 
Nhành hoa cô có còn cài? 
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy... 
Tà áo dài trắng nơi nao, 
Thầy cô - những mùa quả ngọt 
Em bỗng thành hoa lúc nào. 
Phạm Thị Thanh Nhàn
Nghe thầy đọc thơ 
Em nghe thầy đọc bao ngày 
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà 
Mái chèo nghe vọng sông xa 
Êm êm như tiếng của bà năm xưa 
Nghe trăng thuở động tàu dừa 
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời 
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười 
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra… 
Trần Đăng Khoa
Nắng ấm sân trường 
Cây điệp già xòe rộng tán yêu thương 
Lá lấp lánh cười duyên cùng bóng nắng 
Giờ đang học, mảng sân vuông lặng vắng 
Chim chuyền cành buông tiếng lạnh bâng qươ 
Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ 
Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa 
Và cả gió cũng biết mê thơ nữa 
Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm. 
Cả lớp say theo từng nhịp bổng trầm 
Điệp từng bông vàng ngây rơi xoay tít 
Ngày vẫn xuân, chim từng đôi ríu rít 
Sà xuống sân tắm nắng ấm màu xanh 
Em ngồi yên uống suối mật trong lành 
Thời gian như dừng trôi không bước nữa 
Không gian cũng nằm yên không dám cựa 
Ngại ngoài kia nắng ấm sẽ thôi vàng 
Sân trường căng rộng ngực đến thênh thang 
Kiêu hãng khoe trên mình màu nắng ấm 
Lời thơ thầy vẫn nhịp nhàng sâu lắng 
Nắng ấm hơn nhờ giọng ấm của người... 
Nguyễn Liên Châu

Thầy 
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay 
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng 
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn 
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi 
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ... 
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại 
Mái chèo đó là những viên phấn trắng 
Và thầy là người đưa đò cần mẫn 
Cho chúng con định hướng tương lai 
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi 
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa 
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

HƠI DÀI BẠN THÔNG CẢM

31 tháng 10 2018

THANK BẠN NHIỀU NHA (-_-)!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

31 tháng 1 2019

I. Mở bài: giới thiệu món ăn yêu thích
Vào mỗi dịp tết, chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như: bánh tét, bánh giày, mứt,…. Những môn ăn này luôn có mặt trong tất cả các lễ tết. một món bánh truyền thống có từ lâu đời, có vào các ngày lễ. một món ăn mà em rất yêu thích là bánh chưng. Món ăn này rất ngon và bổ ích, em rất thích ăn bánh chưng.

II. Thân bài: thuyết minh về bánh chưng
1. Nguồn gốc bánh chưng:

- Sự tích bánh chưng:
+ Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6
+ Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.
- Quan niệm truyền thống của bánh chưng:
+ Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa
+ Bánh chưng tượng trưng cho trời
2. Nguyên liệu làm bánh:
- Lá gói bánh
- Lạc buột
- Gạo nếp
- Đỗ xanh
- Gia vị khác
- Phụ màu
3. Quy trình chuẩn bị gói bánh:
- Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô
- Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm
- Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nguyễn, trộn với thịt
- Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị
4. Quy trình thực hiện:
- Gói banh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cmx 25cm
- Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng
- Sử dụng bánh
+ Bánh được dung để cúng vào ngày tết
+ Bánh dược dung để đón tết
+ Bánh được dung để biếu người thân

III. Kết bài: cảm nghĩ của em về món ăn em yêu thích
- Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc

31 tháng 1 2019

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” . Mỗi khi đến Tết cổ truyền thì hình ảnh về chiếc bánh chưng lại không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt.

Trước tiên ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc bánh chưng. Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện ở đời vua Hùng thứ 16 do con trai vua là Lang Liêu làm ra để làm lễ tiên vương. Nhờ loại bánh này mà vua cha đã truyền ngôi cho chàng và thứ bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất được nhà vua đặt tên là “ bánh chưng”. Để tạo ra một chiếc bánh chưng thì khâu chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Bao gồm: thịt lợn ( thường là thịt ba chỉ), gạo nếp ( ngon nhất là nếp thầu dầu), đỗ xanh, lá dong, lạt và các gia vị như hạt tiêu, hành, thảo quả, muối đường. Những nguyên liệu ấy vừa quen thuộc, vừa gần gũi với chúng ta mà cũng vô cùng ý nghĩa bởi trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Tiếp theo ta cần biết cách sơ chế nguyên liệu cho hợp lý. Lá dong mua hoặc cắt từ vườn về rồi rửa sạch sau đó dùng khăn lau khô, cắt bớt phần cuống cho vừa với khuôn bánh. Lá gói bánh phải là lá dong tươi, lá to bản và không bị rách, có màu xanh mướt. Những lá bé hơn hoặc bị rách thường làm lá độn. Gạo nếp để gọi bánh thường là gạo thu hoạch vào vụ mùa bởi gạo mùa này có hạt to, tròn, thơm và dẻo hơn gạo vụ chiêm. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước trong thời gian từ 12 – 14 tiếng, sau đó vớt ra xóc lại với nước sạch rồi để cho ráo. Đỗ xanh cũng là nguyên liệu cần lựa chọn công phu. Người ta thường mua loại đỗ tiêu, hạt nhỏ, lòng vàng để gói bánh. Đỗ xanh được vỡ đôi ngâm với nước ấm 40 độ trong khoảng 2 giờ cho mềm và nở, sau đó vớt ra đãi sạch vỏ và để ráo nước. Người ta thường bung đỗ nên cho chin rồi nắm thành từng nắm cho tiện gói bánh. Thịt lợn mua về rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái thịt thành từng miếng khổ lớn rồi ướp với hành tím thái mỏng, muối tiêu, thảo quả để khoảng 2 tiếng cho ngấm. Người ta dùng thịt ba chỉ để gói bánh vì loại thịt này vừa có mỡ vừa có nạc sẽ khiến cho bánh có vị ngậy, béo. Khi ướp thì không nên dùng nước mắm vì sẽ nhanh bị ôi thiu. Để có lạt gói bánh, người ta mua ống giang về chẻ thành từng nan mỏng. Trước khi gói, nhiều người còn cầu kì ngâm lại với nước muối hoặc hấp lên cho mềm ra.

Để gói bánh chưng đẹp thì không phải là một việc dễ dàng.Trước hết ta xếp hai chiếc lá lồng lên nhau tạo thành hình chữ thập, sau đó đặt khuôn bánh lên sao cho phần giao nhau của hai chiếc lạt nằm ở khoảng giữa của khuôn bánh. Dùng bốn chiếc lá mặt gấp vuông góc với bốn góc của khuôn bánh, xếp vào kín bốn góc sau đó cho thêm các lớp lá độn. Lần lượt xúc một bát gạo trải đều lên lớp lá, bẻ nửa nắm đỗ trải đều lên lớp gạo. Lấy hai, ba miếng thịt đặt lên trên lớp đỗ làm nhân. Sau đó lại tiếp tục trải nửa nắm đỗ còn lại rồi đổ tiếp một bát gạo nữa cho đầy mép khuôn. Gấp lần lượt lá độn rồi lá mặt sao cho tạo thành mặt phẳng so với các mép khuôn rồi gỡ khuôn ra khỏi bánh, buộc lạt thật chặt. Gói bánh cần bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận để gói ra chiếc bánh vuông vắn dâng lên bàn thờ tổ tiên. Khâu cuối cùng là luộc bánh. Muốn lá bánh sau khi luộc vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt, người ta thường dùng nồi tôn để luộc. Bánh luộc khoảng 10- 12 tiếng là chin. Trong quá trình luộc phải đảm bảo nước ngập đầu bánh để bánh không bị sượng. Bánh chín vớt ra dùng nước lạnh rửa sạch sau đó để nơi khô ráo, sạch sẽ, dùng vật nặng để ép cho bánh được chắc.

Bánh chưng là món ăn cổ truyền của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông, với đất trời. Người ta thường chọn những cặp bánh đẹp nhất để dâng lên bàn thờ lễ gia tiên. Một chiếc bánh đạt yêu cầu khi ép xong có hình vuông vức, không bị lòi gạo ra ngoài, lá vẫn giữ được màu xanh, khi ăn phải mềm có vị dẻo thơm, béo ngậy hòa quyện của các nguyên liệu.

Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Hình ảnh chiếc bánh chưng mang ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ, gợi không khí gia đình gần gũi, ấm áp.

24 tháng 2 2017

phần lí thuyết bài này trên hoc24h có hưỡng dẫn soạn mà bạn

27 tháng 2 2017

vvv

26 tháng 4 2016

Qua tác phẩm "Đi bộ ngao du" của Ruxô, người đọc đã biết được rất nhiều tác dụng từ việc đi bộ. Một ttrong những tác dụng đó là đi bộ rất có lợi cho sức khỏe. Khi đi bộ, gân cốt của chúng ta phải làm việc. Nếu như đi bộ đường dài thì chắc hẳn sẽ rất mệt mỏi. Nhưng nếu như đi bộ một cách kiên trì ngày qua ngày và chú ý đi bộ theo sức lực của mình thì đến một ngày nào đó, gân cốt và cơ thể của chúng ta sẽ trở nên dẻo dai, bền bỉ. Việc naỳ không chỉ rèn luyện cho chúng ta có sức chịu đựng tốt mà còn rèn luyện cho chúng ta cả lòng kiên trì và quyết tâm nữa. Đi bộ mang lại cho ta hơi thở điều hòa, khí huyết lưu thông tốt. 

Chọn câu cuối cùng. Giải thích: khi đi bộ, chúng ta trước hết là phải hít thở oxi, bất kể việc nào ta làm cũng phải hít thở, vì vậy ta sẽ có hơi thở điều hòa do rèn luyện cùng với việc đi bộ. Còn khí huyết lưu thông nghĩa là phải luôn luôn vận chuyển máu có chứa oxi đi khắp các tế bào trong cơ thể thì cơ thể mới có thể hoạt động bình thường được.

Chúc bạn học tốt.haha

14 tháng 10 2019

Xe Buýt Cuộc Đời....(Còn Dài Lắm)

Xe buýt giống như chuyến xe cuộc đời, mang trên đó nhiều mảnh đời lớn nhỏ, người trẻ, cụ già, bà bầu, người đi chữa bệnh, nhiều nhất là sinh viên, học sinh lứa còn non mặt, cười đùa đùa, giỡn giỡn, lắm lúc nhoi nhoi, nghe ngao ngao....mà vui vui.Thi thoảng người ta nhường chỗ cho nhau như một lẽ của việc tử tế...hoặc là có mấy anh giả bộ nhường cho cô gái xinh đẹp hay một bà cụ nào đó để được thu hút các cô gái hay là vì gì khác?  

Thế...

Biết bao câu chuyện kể, bao nhiêu tiếng vùng miền trên chuyến xe buýt - chắc nhiều lắm?

Xe buýt xập xình ở mấy trạm đèn đỏ, lướt qua những bảng đèn neon đủ màu sắc, ngồi bên cửa, mang tai nghe bật nhạc Ballad, Indie mà thấy thích thú, bao nhiêu hồn phách, bấy nhiêu tâm tư thả bay lơ lửng đâu đó... Ai diễn tả hết cảm xúc có buồn, có vui, có chút miên man trong đó?
-------
Có phải xe buýt đang lao về phía quê hương gặp ba mẹ? 
Có phải xe buýt đưa con rời xa ba mẹ quê hương?
Xe buýt đã chở đi đến đi về bao nhiêu mảnh đời, bao nhiêu số phận rồi?

Viết mà thấy lòng buồn buồn, chứ chẳng vui. 

Chắc....

Còn dài lắm....nên khó viết ra hết câu trả lời...

#Heng #Xe_buýt

14 tháng 10 2019

Mưa.... 

Mưa cho những người dưng không hề quen biết bỗng nhiên túm tụm ké một cái áo mưa, một cây dù trên tay dang rộng để băng qua đường ra chỗ lấy xe. Tự hỏi "họ gần lại nhau khi nào? Chợt thấy đời hay làm sao. Hổng lẽ cứ mưa mãi cho cuộc đời này vai sát vai?

Mưa cho anh chàng lạ hoắc, cho anh sinh viên, cho anh học sinh chạy đến trú mưa cùng cô bé có mái tóc dài, đôi mắt đẹp mơ màng nào đó. Không hỏi tên, cũng không xin số điện thoại, và cũng không xin info, chỉ ngắm nhìn quên cả tiếng sấm, quên cả trời tạnh. Vậy mà lại hay. Có duyên rồi sẽ gặp lại mà. Mưa có phải một lần đâu. Mỗi lần trú mưa, mắt lại tìm nhau.

Mưa cho những người trú bên hiên nhà bỗng nhiên mở lòng ngồi bắt chuyện trò với nhau, từ người lạ thành người quen từ khi nào? Từ cơn mưa mang đến hả?

Mưa bỗng nhiên thấy đói, bụng kêu ụ ụe ụ rồi thấy bà lão bán gánh hàng rong bánh với đôi mắt buồn hiu, rầu rầu thế là mua cái bánh ủng hộ bà cụ đang ủ rũ không biết khi nào bán hết. 

Mưa cũng gợi cho con người ta nhiều nỗi buồn, tràn ngập nỗi buồn mênh mang không tên, những cảm xúc tưởng chừng đã ngủ yên nay lại trở về, nhắc thật nhiều những chuyện đã qua vì mưa, vì sao những ngày nắng không về, hay vì cái gì khác nữa... những cảm xúc tưởng chừng đã ngủ yên nay lại trở về, nhắc thật nhiều những chuyện đã qua chẳng hạn nhiều người cũng có cảm giác đó. 
 
#Mưa

11 tháng 10 2018

cô hỏi hiểu bài hông??

nó trả lời...

cô bắt ghi bảng kiểm điểm.

tội thật>>

nó nghĩ: "biết hồi đó nói hiểu mặc dù lòng ko hiểu"

11 tháng 10 2018

dựa trên câu chuyện có thật