K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2018

Bài thơ:

Thầy và chuyến đò xưa 
Lặng xuôi năm tháng êm trôi 
Con đò kể chuyện một thời rất xưa 
Rằng người chèo chống đón đưa 
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều 
Bay lên tựa những cánh diều 
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên 
Rời xa bến nước quên tên 
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười 
Giọt sương rơi mặn bên đời 
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông 
Mắt thầy mòn mỏi xa trông 
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian... 
Nguyễn Quốc Đạt 
Con với thầy 
Con với thầy 
Người dưng nước lã 
Con với thầy 
Khác nhau thế hệ 
Đã nhiều lần tôi tự hỏi mình 
Mười mấy ngàn ngày không gặp lại 
Những thầy giáo dạy tôi ngày thơ dại 
Vẫn bên tôi dằng dặc hành trình 
Vẫn theo tôi những lời động viên 
Mỗi khi tôi lầm lỡ 
Vẫn theo tôi những lời nhắc nhở 
Mỗi khi tôi tìm được vinh quang... 
Qua buồn vui, qua những thăng trầm 
Câu trả lời sáng lên lấp lánh 
Với tôi thầy ký thác 
Thầy gửi tôi khát vọng người cha 
Đường vẫn dài và xa 
Thầy giáo cũ đón tôi từng bước! 
Từng bước một tôi bước 
Với kỷ niệm thầy tôi... 
Phạm Minh Dũng

Lời ru của thầy 
Mỗi nghề có một lời ru 
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này 
Lời ru của gió màu mây 
Con sông của mẹ đường cày của cha 
Bắt đầu cái tuổi lên ba 
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em 
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm 
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! 
Thầy không ru đủ nghìn câu 
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời 
Tuổi thơ em có một thời 
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm 
Như ru ánh lửa trong hồn 
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây 
Thầy ru hết cả mê say 
Mong cho trọn ước mơ đầy của em. 
Mẹ ru em ngủ tròn đêm 
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày 
Trong em hạt chữ xếp dày 
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm 
Từ trong vòm mát ngôi trường 
Xin lời ru được dẫn đường em đi 
(Con đường thầy ngỡ đôi khi 
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!) 
Hẳn là thầy cũng già thôi 
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em 
Thì dù phấn trắng bảng đen 
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình 
Đoàn Vị Thượng
Xin lỗi các em 
Tôi đâu phải người làm nông 
Cày xong đánh giấc say nồng một hơi 
Chuông reo tan buổi dạy rồi 
Còn nghe ray rứt nỗi đời chưa yên. 
Trách mình đứng trước các em 
Dửng dưng cả tiếng hồn nhiên gọi: Thầy! 
Rụng dần theo bụi phấn bay 
Ước mơ một thuở căng đầy tuổi xanh 
Dẫu là lời giảng của mình 
Cơn ho chợt đến vô tình cắt ngang 
Dẫu là tiết học vừa tan 
Bước qua cửa lớp đôi lần hụt hơi! 
Hiểu dùm tôi các em ơi 
Giấu bao ám ảnh khôn nguôi từng giờ 
Cảnh đời chộn rộn bán mua 
Áo cơm nào dễ chi đùa với ai. 
Vờ quên cuộc sống bên ngoài 
Nhiều điều xa lạ nói hoài riết quen 
Dở hay, yêu ghét, trắng đen 
Còn bao sự thật đã nhìn thẳng đâu 
Ai còn dằn vặt đêm sâu 
Trong từng sợi tóc bạc màu truân chuyên 
Thật lòng tạ lỗi các em 
Hiểu ra khi đã lớn lên mai này! 
Trần Ngọc Hưởng
Bụi phấn xa rồi 
Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai 
Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn 
Một mình thơ thẩn đi tìm lại 
Một thoáng hương xưa dưới mái trường 
Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương, 
Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me 
Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ 
Bụi phấn xa rồi... gửi chút hương! 
Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm 
Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi! 
Cuộc đời cũng tựa như trang sách 
Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!! 
Nước mắt bây giờ để nhớ ai??? 
Buồn cho năm tháng hững hờ xa 
Tìm đâu hình bóng còn vương lại? 
Tôi nhớ thầy tôi, nhớ... xót xa! 
Như còn đâu đây tiếng giảng bài 
Từng trang giáo án vẫn còn nguyên 
Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo 
Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!! 
Thái Mộng Trinh
Nhớ cô giáo trường làng cũ 
Bao năm lên phố, xa làng 
Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê 
Nhớ bài tập đọc a ê 
Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ 
Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ 
Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em. 
Vở ngày thơ ấu lần xem 
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì. 
Tờ i nguệch ngoạc bút chì 
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề 
Thương trường cũ, nhớ làng quê 
Mơ sao được một ngày về thăm Cô ! 
Nguyễn Văn Thiên
Hoa và ngày 20-11 
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy 
Còn rung rinh sắc thắm tươi 
20-11 ngày năm ấy 
Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi 
Cô tôi mặc áo dài trắng 
Tóc xanh cài một nụ hồng 
Ngỡ mùa xuân sang quá 
Học trò ngơ ngẩn chờ trông... 
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy... 
Xuân sang, thầy đã bốn mươi 
Mái tóc chuyển màu bụi phấn 
Nhành hoa cô có còn cài? 
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy... 
Tà áo dài trắng nơi nao, 
Thầy cô - những mùa quả ngọt 
Em bỗng thành hoa lúc nào. 
Phạm Thị Thanh Nhàn
Nghe thầy đọc thơ 
Em nghe thầy đọc bao ngày 
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà 
Mái chèo nghe vọng sông xa 
Êm êm như tiếng của bà năm xưa 
Nghe trăng thuở động tàu dừa 
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời 
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười 
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra… 
Trần Đăng Khoa
Nắng ấm sân trường 
Cây điệp già xòe rộng tán yêu thương 
Lá lấp lánh cười duyên cùng bóng nắng 
Giờ đang học, mảng sân vuông lặng vắng 
Chim chuyền cành buông tiếng lạnh bâng qươ 
Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ 
Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa 
Và cả gió cũng biết mê thơ nữa 
Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm. 
Cả lớp say theo từng nhịp bổng trầm 
Điệp từng bông vàng ngây rơi xoay tít 
Ngày vẫn xuân, chim từng đôi ríu rít 
Sà xuống sân tắm nắng ấm màu xanh 
Em ngồi yên uống suối mật trong lành 
Thời gian như dừng trôi không bước nữa 
Không gian cũng nằm yên không dám cựa 
Ngại ngoài kia nắng ấm sẽ thôi vàng 
Sân trường căng rộng ngực đến thênh thang 
Kiêu hãng khoe trên mình màu nắng ấm 
Lời thơ thầy vẫn nhịp nhàng sâu lắng 
Nắng ấm hơn nhờ giọng ấm của người... 
Nguyễn Liên Châu

Thầy 
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay 
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng 
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn 
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi 
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ... 
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại 
Mái chèo đó là những viên phấn trắng 
Và thầy là người đưa đò cần mẫn 
Cho chúng con định hướng tương lai 
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi 
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa 
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

HƠI DÀI BẠN THÔNG CẢM

31 tháng 10 2018

THANK BẠN NHIỀU NHA (-_-)!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

12 tháng 4 2022

Tham khảo
Sắp xếp các luận điểm:

a) Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt , làm vui lòng thầy cô, cha mẹ, xứng đáng là tấm gương để chúng ta noi theo.

c) Thế nhưng vẫn còn một số bạn trong lớp chểnh mảng trong học tập.

b) Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh lớp ta đang rất lo buồn.

e) Nếu bây giờ các bạn ham vui chơi, không chịu học hành để tích lũy tri thức thì sau này khó có được thành công trong cuộc sống.

d) Vậy thì ngay từ lúc này, các bạn hãy chuyên cần học tập hơn.

Vì: Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí, làm cho bài văn đứt mạch, thiếu mạch lạc

12 tháng 4 2022

hay lắm :))))

11 tháng 10 2018

cô hỏi hiểu bài hông??

nó trả lời...

cô bắt ghi bảng kiểm điểm.

tội thật>>

nó nghĩ: "biết hồi đó nói hiểu mặc dù lòng ko hiểu"

11 tháng 10 2018

dựa trên câu chuyện có thật

1 tháng 1 2020

- Có luận điểm còn chứa đựng những nội dung không phù hợp với luận đề (Luận đề nêu : "phải chăm chỉ học tập hơn", luận điểm lại nói đến khỏe mạnh, lao động tốt…). Cần phải dứt khoát loại bỏ những nội dung không phù hợp đó.

- Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và luận đề không được hoàn toàn sáng rõ (cần thêm những luận điểm như : đât nước rất cần những người tài giỏi, hay : phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài…)

- Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí (vị trí của luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm đ không thế đứng sau luận điểm d…).

Có thể sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên như sau :

Câu a) -> câu c) -> câu e) -> câu b) -> câu d).

câu 1

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

câu 2

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện loài người trước nhất". Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.

câu 3

Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta phải nhắc đến chính là Nhớ rừng. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bức tranh tứ bình hiện lên trong nỗi nhớ của chú hổ. Mở đầu bức tranh là bốn cảnh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí chú hổ, đó là: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?" Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc sâu trong tâm trí bạn đọc về một cuộc sống đã từng tươi đẹp của chú hổ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho nền văn học Việt Nam.

꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂

4 tháng 3 2022

1) Sao chuyện này kỳ thú, huyền ảo thế?

2) Chuyện này xúc động làm sao!

3) Bạn hãy rút ra bài học: Nên biết sẻ chia, giúp đỡ người khác.

21 tháng 7 2016

bài nào

21 tháng 7 2016

1,3

 

6 tháng 2 2022

Mọi người giúp mình với ạ

6 tháng 2 2022

Chúng ta đang sống trong thế giới phẳng- tg điện tử.Xã hội mà nhân loại ngày càng phát triển và tiến bộ đòi hỏi con nguoif cần phải cố gắng nỗ lực, học tập nhiều hơn để áp dụng và học hỏi thành tựu khoa học- kĩ thuật vào cuộc sống.Tuy nhiên, Một số thành phần học sinh trong xã hội hiện ay đang rất ham chơi, không chịu học hành. Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này khó có được niềm vui trong cuộc sống.. Nhưng nếu quá ham chơi, không để ý học hành thì tương lai sau này không tốt, sau này sẽ khó có thể có được niềm vui vẻ vì trong người đang tràn ngập nỗi bất hạnh đến tột cùng. Nên chăm chỉ học hành ngay từ bây giờ, đừng ham chơi nữa, nếu có cố gắng thì sau này sẽ được hưởng sự hạnh phúc, vui vẻ nhưng nếu cứ ham chơi, đua đòi thì sẽ chỉ là thành phần xấu trong xã hội, không bao giờ có nổi 1 niềm vui ! Đúng vậy, học hành là một điều vô cùng quan trọng để quyết định tương lai sau này cho con người, tri thức chính là ngọn đèn so rọi đường đi cho con người.  Các bạn ấy đang làm cho tương lai của bản thân các bạn xấu đi, vui chơi thì cũng vui đấy nhưng sau này nếu không có tri thức thì không ai có thể nở một nụ cười vui vẻ được đâu. . Nhưng nếu quá ham chơi, không để ý học hành thì tương lai sau này không tốt, sau này sẽ khó có thể có được niềm vui vẻ vì trong người đang tràn ngập nỗi bất hạnh đến tột cùng.Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao,trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức.Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường."Học vân có nhứng trùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào". Có cố gắng, rèn luyện thì moi đạt được kq mong muốn.Vì vậy, chúng ta nên chăm chỉ học hành ngay từ bây giờ, đừng ham chơi nữa, nếu có cố gắng thì sau này sẽ được hưởng sự hạnh phúc, vui vẻ nhưng nếu cứ ham chơi, đua đòi thì sẽ chỉ là thành phần xấu trong xã hội, không bao giờ có nổi 1 niềm vui ! Từ đó, tôi đã rút ra cho mình bài học ý nghĩa, để có một tương lai tốt đẹp và hp, chúng ta cần cố gắng học tập để sau này đưa tg ngày một phát triển, khám phá những chân trời mới.

22 tháng 7 2016

1)Bài nào vậy.

 

22 tháng 7 2016

toi di do