K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2016

k bít nak, e linh tao nek....

26 tháng 11 2017

Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm lần đầu xuất hiện vào giai đoạn Âu hóa của thời kỳ Meiji. Cuối thời Taisho (giữa thập niên 1920), người ta đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm bếp lò điện và nồi cơm điện.

Cuối thập niên 1940, công ty điện tử Mitsubishi đã sản xuất ra một loại nồi cơm điện. Thực chất, đó chỉ là một chiếc nồi có gắn thêm dây điện truyền nhiệt không có chức năng tự động. Nó chỉ đơn giản là một chiếc nồi nấu cơm nhờ sức nóng truyền từ dây điện thay vì nấu trên bếp củi hay bếp gas. Thiết bị này rất bất tiện, đòi hỏi người sử dụng phải chú ý theo dõi nó từ khi bật công tắc nấu cho đến khi cơm được nấu xong. Vậy nên, số lượng sản phẩm bán ra rất chậm. Thay vì được xem là bước đi tiên phong cho chiếc nồi cơm điện hiện đại, nó lại bị xem như là dấu chấm hết cho lịch sử các thiết bị điện.

Năm 1952, công ty điện tử Matsush*ta cũng đưa ra một sản phẩm cùng loại với Mitsubishi với kết quả tương tự. Sony cũng chẳng khá hơn.Vào khoảng tháng 7/1951 với niềm tin rằng các thiết bị điện tử rồi sẽ trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật ở Nhật Bản, công ty Toshiba quyết định tiếp tục với thử thách mà các nhà sản xuất hàng đầu như Mitsubishi và Matsush*ta đã thất bại: tạo ra một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh. Dự án do Shogo Yamada, trưởng phòng phát triển thiết bị điện tử, điều hành.

Toshiba đã tiến hành những cuộc thử nghiệm với gạo và phát hiện ra rằng chỉ cần đun gạo trong 20 phút sau khi nó bắt đầu sôi thì sẽ có nồi cơm chín. Họ cũng nhận thấy rằng gạo bắt đầu chuyển sang dạng tinh bột ở nhiệt độ 57,80C. Ở nhiệt độ này, cần phải mất 15 đến 16 giờ để chuyển 1,5 kg gạo sang dạng tinh bột (cơm).Tiếp tục với các thí nghiệm tăng dần nhiệt độ, nhóm nghiên cứu nhận thấy nếu gạo chuyển sang dạng tinh bột ở 730C. Nó sẽ tiếp tục biến đổi ở nhiệt độ đó. Đây chính là nguyên tắc của chiếc nồi cơm điện cách nhiệt.

Họ tiếp tục đun gạo ở nhiệt độ 900C trong 20 phút, với nhiệt độ này gạo sẽ được chuyển hoàn toàn sang dạng tinh bột. Theo đó, thì trên lý thuyết chỉ cần nấu gạo ở nhiệt độ đó trong 20 phút hẹn giờ là có thể có cơm chín ngon.

Vấn đề là làm thế nào để biết khi nào gạo thực sự bắt đầu sôi, và làm thế nào để có thể tắt nút sau đó đúng 20 phút. Giải pháp là một chiếc nồi hai lớp. Với một cốc nước, nồi sẽ làm lượng nước này bốc hơi trong 20 phút. Khi nước bốc hơi, nhiệt độ nồi sẽ vượt 1000C. Một bộ ổn nhiệt lưỡng kim sẽ nhận biết và tự động tắt công tắc. Hơi nước đã được sử dụng như một bộ phận hẹn giờ, một ý tưởng hết sức đơn giản và độc đáo theo phong cách Nhật Bản.

Tháng 10/1956, khoảng năm năm rưỡi sau khi dự án bắt đầu, 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường. Các nhà phân phối đã từng biết đến thất bại trước đây của loại sản phẩm này nên họ tỏ ra hết sức e ngại.Trước tình hình đó, Toshiba đã tự tạo một hệ thống phân phối mới. Lúc đó, tình trạng sản xuất điện dư thừa đang đặt các công ty điện lực vào một tình thế khó khăn. Toshiba đã đề nghị Vonfram giúp làm nhà phân phối cho sản phẩm nồi cơm điện tự động và họ đã vui vẻ hợp tác. Các nhân viên cùng với chiếc nồi cơm điện đã đi đến tận các hộ gia đình để giới thiệu và bán sản phẩm.Nhờ những nỗ lực như vậy, sản phẩm đã bắt đầu bán chạy. Một thời gian ngắn sau đó, công ty đã phải tăng sản lượng lên 200.000 chiếc một tháng. Bốn năm sau, nồi cơm điện đã có mặt ở 50% các gia đình Nhật Bản. Năm 1970, chiếc nồi cơm điện tiện dụng này đã có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.

Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tắt tự động. Cơm chín do sức nóng của mâm lửa đặt trong nồi. Vì vậy, nếu không chú ý bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng. Chọn mua nồi Khi mua, bạn yêu cầu nơi bán cắm điện để thử các bóng đèn (nấc đun, cạn cơm) để xem xét nồi hoạt động tốt hay không. Yêu cầu mở vít đáy nồi, xem có chỗ nào rỉ sét không. Nhìn đáy nồi nếu thấy không còn bằng phẳng là đồ cũ. Nếu ưng bên trong thì tiếp tục xem bên ngoài có bị trầy xước không. Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, nồi cơm điện Trung Quốc giá rẻ nhưng men chống dính kém bền, chỉ dùng vài ba lần đã bị tróc. Sử dụng Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt. Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại. Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon. Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nháp cứng, dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm. Có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch. Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau. Sửa chữa Với loại nồi có dây điện trở quấn trên lõi mica (hình vành khăn tròn), khi dây điện đứt có thể nối, thay mới khá dễ. Loại nồi có dạng thanh điện trở, trong ống hợp kim và manhê hỏng, đứt thì phải thay đáy mới. Nồi bị chạm điện, mát vỏ cần ngưng dùng. Nếu dây cháy hay vỡ công tắc nguồn thì phải thay mới. Nếu do ướt bị chạm thì có thể dùng máy sấy tóc làm khô dây hay chỗ bị ướt. Cầu chì bảo vệ nồi có thể bị cháy do phích cắm lỏng hoặc dây dẫn bị chập bên trong, cần kiểm tra kỹ để thay cái mới

29 tháng 11 2017

MB: bạn hãy giới thiệu về nồi cơn điện
TB:
-cấu tạo:Nồi cơm điên thường được làm bằng gang, thiếp, inox,... Nó gồm có hai phần chính là vỏ nồi và ruột nồi. Vỏ nồi thường được phủ nhựa để cách nhiệt, gồm có bộ phận điều khiển, ổ cắm điện, nắp nồi. Ruột nồi bên trong có một lò xo được cấu tạo rất đặc biệt, được làm để chịu lực và truyền nhiệt tốt, thành nồi được mạ kim loại để làm ấm đều xoong.
-cách sử dụng: ta chỉ cần đặt nhẹ xoong vào nồi, đậy nắp lại, găm phít điện rồi nhấn nút COOK trên bộ phận điều khiển là đã có thể sử dụng được.
-chức năng và đặc điểm: vừa nhỏ gọn, rất dễ đem theo đi xa cho những bữa picnic. Ngoài công dụng nấu cơm, nồi cơn điện còn có thể nấu cháo, luộc khoai,... Thao tác sử dụng đơn giản, vừa tiết kiệm thời gian công sức,....
-cách bảo quản: không được tác dụng lực mạnh lên nồi cơm điện vì sẽ dễ làm mót méo, nên biết sự dụng đúng cách để bảo đảm độ bền của nồi cơm,....
KB: nhấn mạnh về tính năng của nồi cơm điện

29 tháng 11 2017

Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm lần đầu xuất hiện vào giai đoạn Âu hóa của thời kỳ Meiji. Cuối thời Taisho (giữa thập niên 1920), người ta đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm bếp lò điện và nồi cơm điện.

Cuối thập niên 1940, công ty điện tử Mitsubishi đã sản xuất ra một loại nồi cơm điện. Thực chất, đó chỉ là một chiếc nồi có gắn thêm dây điện truyền nhiệt không có chức năng tự động. Nó chỉ đơn giản là một chiếc nồi nấu cơm nhờ sức nóng truyền từ dây điện thay vì nấu trên bếp củi hay bếp gas. Thiết bị này rất bất tiện, đòi hỏi người sử dụng phải chú ý theo dõi nó từ khi bật công tắc nấu cho đến khi cơm được nấu xong. Vậy nên, số lượng sản phẩm bán ra rất chậm. Thay vì được xem là bước đi tiên phong cho chiếc nồi cơm điện hiện đại, nó lại bị xem như là dấu chấm hết cho lịch sử các thiết bị điện.

Năm 1952, công ty điện tử Matsush*ta cũng đưa ra một sản phẩm cùng loại với Mitsubishi với kết quả tương tự. Sony cũng chẳng khá hơn.




Vào khoảng tháng 7/1951 với niềm tin rằng các thiết bị điện tử rồi sẽ trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật ở Nhật Bản, công ty Toshiba quyết định tiếp tục với thử thách mà các nhà sản xuất hàng đầu như Mitsubishi và Matsush*ta đã thất bại: tạo ra một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh. Dự án do Shogo Yamada, trưởng phòng phát triển thiết bị điện tử, điều hành.

Toshiba đã tiến hành những cuộc thử nghiệm với gạo và phát hiện ra rằng chỉ cần đun gạo trong 20 phút sau khi nó bắt đầu sôi thì sẽ có nồi cơm chín. Họ cũng nhận thấy rằng gạo bắt đầu chuyển sang dạng tinh bột ở nhiệt độ 57,80C. Ở nhiệt độ này, cần phải mất 15 đến 16 giờ để chuyển 1,5 kg gạo sang dạng tinh bột (cơm). Tiếp tục với các thí nghiệm tăng dần nhiệt độ, nhóm nghiên cứu nhận thấy nếu gạo chuyển sang dạng tinh bột ở 730C. Nó sẽ tiếp tục biến đổi ở nhiệt độ đó. Đây chính là nguyên tắc của chiếc nồi cơm điện cách nhiệt.

Họ tiếp tục đun gạo ở nhiệt độ 900C trong 20 phút, với nhiệt độ này gạo sẽ được chuyển hoàn toàn sang dạng tinh bột. Theo đó, thì trên lý thuyết chỉ cần nấu gạo ở nhiệt độ đó trong 20 phút hẹn giờ là có thể có cơm chín ngon.

Vấn đề là làm thế nào để biết khi nào gạo thực sự bắt đầu sôi, và làm thế nào để có thể tắt nút sau đó đúng 20 phút. Giải pháp là một chiếc nồi hai lớp. Với một cốc nước, nồi sẽ làm lượng nước này bốc hơi trong 20 phút. Khi nước bốc hơi, nhiệt độ nồi sẽ vượt 1000C. Một bộ ổn nhiệt lưỡng kim sẽ nhận biết và tự động tắt công tắc. Hơi nước đã được sử dụng như một bộ phận hẹn giờ, một ý tưởng hết sức đơn giản và độc đáo theo phong cách Nhật Bản.

Tháng 10/1956, khoảng năm năm rưỡi sau khi dự án bắt đầu, 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường. Các nhà phân phối đã từng biết đến thất bại trước đây của loại sản phẩm này nên họ tỏ ra hết sức e ngại.

Trước tình hình đó, Toshiba đã tự tạo một hệ thống phân phối mới. Lúc đó, tình trạng sản xuất điện dư thừa đang đặt các công ty điện lực vào một tình thế khó khăn. Toshiba đã đề nghị Vonfram giúp làm nhà phân phối cho sản phẩm nồi cơm điện tự động và họ đã vui vẻ hợp tác. Các nhân viên cùng với chiếc nồi cơm điện đã đi đến tận các hộ gia đình để giới thiệu và bán sản phẩm. Nhờ những nỗ lực như vậy, sản phẩm đã bắt đầu bán chạy. Một thời gian ngắn sau đó, công ty đã phải tăng sản lượng lên 200.000 chiếc một tháng. Bốn năm sau, nồi cơm điện đã có mặt ở 50% các gia đình Nhật Bản. Năm 1970, chiếc nồi cơm điện tiện dụng này đã có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.

9 tháng 12 2017
HOME VĂN HỌC Thuyết Minh Về Nồi Cơm Điện Bài Văn Mẫu Lớp 8, 9 VĂN HỌC

Thuyết minh về nồi cơm điện bài văn mẫu lớp 8, 9

Tháng Mười Hai 3, 2017

Hướng dẫn học sinh lớp 8, 9 làm đề văn thuyết minh về nồi cơm điện, các bài văn chủ đề này rất ít vì vậy các em sẽ gặp khó khăn khi thực hiện bài tập làm văn. Một số gợi ý đơn giản từ Lời Giải Hay sẽ giúp thực hiện bài tập làm văn đạt kết quả cao.

Bài văn thuyết minh về nồi cơm điện

Trong những đồ vật được con người phát minh mang lại tình hữu ích cho con người phải nhắc đến nồi cơm điện, chiếc nồi sử dụng điện giúp nấu cơm chín nhanh hơn, cơm ngon và không cần phải tốn thời gian theo dõi.

Từ thế kỷ 20 con người đã có ý định dùng điện để nấu chín gạo, tức là vào giai đoạn Âu hóa kỳ Meiji. vào những năm 1940, công ty Mitsubishi nghiên cứu và sản xuất ra nồi cơm điện sơ khai, chiếc nồi gắn thêm dây điện truyền nhiệt nhưng chưa có chức năng tự động như ngày nay. Chiếc nồi nhờ sức nóng truyền từ dây điện để nấu chín gạo trong nồi. Với thời kì sơ khai này chiếc nồi cơm điện phải tốn thời gian theo dõi vì vậy việc tiêu thụ rất chậm chạp.

Sau thời gian nghiên cứu và phát triển thêm chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh vào năm 1970 và đến tận tay những bà nội trợ trên toàn thế giới. Đây chính là sự nghiên cứu và thành quả của người Nhật Bản, có thể khẳng định nguồn gốc nồi cơm điện từ đất nước Nhật Bản.

Cấu tạo của nồi cơm điện ngày nay chủ yếu gồm các bộ phận:

Thân nồi: bên ngoài cùng có tác dụng bảo vệ xong tránh bị va đập và giúp giữ nhiệt.Thân nồi được làm từ ba lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với xoong tỏa nhiệt, lớp thứ 2 là lớp sứ cách nhiệt giữ nhiệt cho nồi giúp nhiệt độ được duy trì ổn định. Lớp ngoài cùng vỏ nồi tạo tính thẩm mỹ cho chiếc nồi cơm điện.

Mâm nhiệt: bộ phận rất quan trọng giúp tạo nhiệt độ khi nấu. Một mâm có các rãnh truyền nhiệt tạo nhiệt cho đáy xoong khi nấu.

Xoong thường làm từ chất liệu nhẹ, chống dính giúp nấu cơm ngon hơn.

Nồi cơm điện ngoài ba bộ phận chính trên còn có các bộ phân tinh vi khác như bộ điều khiển thông minh, điều khiển đồng bộ hệ thống…đều là các chức năng tự động khi cơm chín.

Khi mua nồi cơm điện chọn lựa rất quan trọng, trước tiên thu các công tắc bật mở, kiểm tra bên ngoài có rỉ sét hoặc bị trầy xước không ? tốt nhất người dùng nên dùng những chiếc nồi cơm xuất xứ từ Nhật Bản sẽ đảm bảo độ an toàn và bền khi sử dụng trong nhiều năm. Với các chiếc nồi cơm điện Trung Quốc giá thành rẻ nhưng nhanh hỏng và tốn kém khi mua mới. Người tiêu dùng cũng có thể mua những chiếc nồi cơm điện xuất xứ từ Việt Nam giá thành rẻ và bền.

Một trong các yếu tố giúp sử dụng nồi cơm điện dài lâu đó là sử dụng đúng cách, khi vo gạo xong nên lau sạch nước bám trên thành xoong và cả dưới đáy xoong, khi nấu chú ý lỗ thông khí trên cùng phải giữ cho thoáng khí. Khi vo gạo phải dàn trải đều khi nấu cơm chín mới ngon, trong khi nấu không nên mở nắp nhiều. Khi cơm chín nhớ mở nắp và xới đều rồi đậy nắp lại.

Sau một đến hai tháng sử dụng, người dùng nên vệ sinh định kỳ để đảm bảo nồi cơm điện hoạt động hiệu quả và sử dụng lâu dài. Khi vệ sinh ngâm vào nước ấm, chà rửa xoong nên dùng giẻ mềm lau nhẹ nhàng, không dùng vật cứng làm trầy lớp men bên trong.

Nồi cơm điện là một phát minh hữu ích của người Nhật Bản đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều gia đình giúp tiết kiệm thời gian và công sức rất lớn cho những người nội trợ.

25 tháng 12 2017

Trong những đồ vật được con người phát minh mang lại tình hữu ích cho con người phải nhắc đến nồi cơm điện, chiếc nồi sử dụng điện giúp nấu cơm chín nhanh hơn, cơm ngon và không cần phải tốn thời gian theo dõi.

Từ thế kỷ 20 con người đã có ý định dùng điện để nấu chín gạo, tức là vào giai đoạn Âu hóa kỳ Meiji. vào những năm 1940, công ty Mitsubishi nghiên cứu và sản xuất ra nồi cơm điện sơ khai, chiếc nồi gắn thêm dây điện truyền nhiệt nhưng chưa có chức năng tự động như ngày nay. Chiếc nồi nhờ sức nóng truyền từ dây điện để nấu chín gạo trong nồi. Với thời kì sơ khai này chiếc nồi cơm điện phải tốn thời gian theo dõi vì vậy việc tiêu thụ rất chậm chạp.

Sau thời gian nghiên cứu và phát triển thêm chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh vào năm 1970 và đến tận tay những bà nội trợ trên toàn thế giới. Đây chính là sự nghiên cứu và thành quả của người Nhật Bản, có thể khẳng định nguồn gốc nồi cơm điện từ đất nước Nhật Bản.



Cấu tạo của nồi cơm điện ngày nay chủ yếu gồm các bộ phận:

Thân nồi: bên ngoài cùng có tác dụng bảo vệ xong tránh bị va đập và giúp giữ nhiệt.Thân nồi được làm từ ba lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với xoong tỏa nhiệt, lớp thứ 2 là lớp sứ cách nhiệt giữ nhiệt cho nồi giúp nhiệt độ được duy trì ổn định. Lớp ngoài cùng vỏ nồi tạo tính thẩm mỹ cho chiếc nồi cơm điện.

Mâm nhiệt: bộ phận rất quan trọng giúp tạo nhiệt độ khi nấu. Một mâm có các rãnh truyền nhiệt tạo nhiệt cho đáy xoong khi nấu.

Xoong thường làm từ chất liệu nhẹ, chống dính giúp nấu cơm ngon hơn.

Nồi cơm điện ngoài ba bộ phận chính trên còn có các bộ phân tinh vi khác như bộ điều khiển thông minh, điều khiển đồng bộ hệ thống…đều là các chức năng tự động khi cơm chín.

Khi mua nồi cơm điện chọn lựa rất quan trọng, trước tiên thu các công tắc bật mở, kiểm tra bên ngoài có rỉ sét hoặc bị trầy xước không ? tốt nhất người dùng nên dùng những chiếc nồi cơm xuất xứ từ Nhật Bản sẽ đảm bảo độ an toàn và bền khi sử dụng trong nhiều năm. Với các chiếc nồi cơm điện Trung Quốc giá thành rẻ nhưng nhanh hỏng và tốn kém khi mua mới. Người tiêu dùng cũng có thể mua những chiếc nồi cơm điện xuất xứ từ Việt Nam giá thành rẻ và bền.

Một trong các yếu tố giúp sử dụng nồi cơm điện dài lâu đó là sử dụng đúng cách, khi vo gạo xong nên lau sạch nước bám trên thành xoong và cả dưới đáy xoong, khi nấu chú ý lỗ thông khí trên cùng phải giữ cho thoáng khí. Khi vo gạo phải dàn trải đều khi nấu cơm chín mới ngon, trong khi nấu không nên mở nắp nhiều. Khi cơm chín nhớ mở nắp và xới đều rồi đậy nắp lại.

Sau một đến hai tháng sử dụng, người dùng nên vệ sinh định kỳ để đảm bảo nồi cơm điện hoạt động hiệu quả và sử dụng lâu dài. Khi vệ sinh ngâm vào nước ấm, chà rửa xoong nên dùng giẻ mềm lau nhẹ nhàng, không dùng vật cứng làm trầy lớp men bên trong.

Nồi cơm điện là một phát minh hữu ích của người Nhật Bản đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều gia đình giúp tiết kiệm thời gian và công sức rất lớn cho những người nội trợ.

26 tháng 11 2017

Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tắt tự động. Cơm chín do sức nóng của mâm lửa đặt trong nồi. Vì vậy, nếu không chú ý bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng.

Chọn mua nồi

Khi mua, bạn yêu cầu nơi bán cắm điện để thử các bóng đèn (nấc đun, cạn cơm) để xem xét nồi hoạt động tốt hay không. Yêu cầu mở vít đáy nồi, xem có chỗ nào rỉ sét không. Nhìn đáy nồi nếu thấy không còn bằng phẳng là đồ cũ. Nếu ưng bên trong thì tiếp tục xem bên ngoài có bị trầy xước không. Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, nồi cơm điện Trung Quốc giá rẻ nhưng men chống dính kém bền, chỉ dùng vài ba lần đã bị tróc.

Sử dụng

Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt. Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại. Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon. Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nháp cứng, dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm. Có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch. Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau.

Sửa chữa

Với loại nồi có dây điện trở quấn trên lõi mica (hình vành khăn tròn), khi dây điện đứt có thể nối, thay mới khá dễ. Loại nồi có dạng thanh điện trở, trong ống hợp kim và manhê hỏng, đứt thì phải thay đáy mới. Nồi bị chạm điện, mát vỏ cần ngưng dùng. Nếu dây cháy hay vỡ công tắc nguồn thì phải thay mới. Nếu do ướt bị chạm thì có thể dùng máy sấy tóc làm khô dây hay chỗ bị ướt. Cầu chì bảo vệ nồi có thể bị cháy do phích cắm lỏng hoặc dây dẫn bị chập bên trong, cần kiểm tra kỹ để thay cái mới.




12 tháng 12 2017

Trong những đồ vật được con người phát minh mang lại tình hữu ích cho con người phải nhắc đến nồi cơm điện, chiếc nồi sử dụng điện giúp nấu cơm chín nhanh hơn, cơm ngon và không cần phải tốn thời gian theo dõi.

Từ thế kỷ 20 con người đã có ý định dùng điện để nấu chín gạo, tức là vào giai đoạn Âu hóa kỳ Meiji. vào những năm 1940, công ty Mitsubishi nghiên cứu và sản xuất ra nồi cơm điện sơ khai, chiếc nồi gắn thêm dây điện truyền nhiệt nhưng chưa có chức năng tự động như ngày nay. Chiếc nồi nhờ sức nóng truyền từ dây điện để nấu chín gạo trong nồi. Với thời kì sơ khai này chiếc nồi cơm điện phải tốn thời gian theo dõi vì vậy việc tiêu thụ rất chậm chạp.

Sau thời gian nghiên cứu và phát triển thêm chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh vào năm 1970 và đến tận tay những bà nội trợ trên toàn thế giới. Đây chính là sự nghiên cứu và thành quả của người Nhật Bản, có thể khẳng định nguồn gốc nồi cơm điện từ đất nước Nhật Bản.

Cấu tạo của nồi cơm điện ngày nay chủ yếu gồm các bộ phận:

Thân nồi: bên ngoài cùng có tác dụng bảo vệ xong tránh bị va đập và giúp giữ nhiệt.Thân nồi được làm từ ba lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với xoong tỏa nhiệt, lớp thứ 2 là lớp sứ cách nhiệt giữ nhiệt cho nồi giúp nhiệt độ được duy trì ổn định. Lớp ngoài cùng vỏ nồi tạo tính thẩm mỹ cho chiếc nồi cơm điện.

Mâm nhiệt: bộ phận rất quan trọng giúp tạo nhiệt độ khi nấu. Một mâm có các rãnh truyền nhiệt tạo nhiệt cho đáy xoong khi nấu.

Xoong thường làm từ chất liệu nhẹ, chống dính giúp nấu cơm ngon hơn.

Nồi cơm điện ngoài ba bộ phận chính trên còn có các bộ phân tinh vi khác như bộ điều khiển thông minh, điều khiển đồng bộ hệ thống…đều là các chức năng tự động khi cơm chín.

Khi mua nồi cơm điện chọn lựa rất quan trọng, trước tiên thu các công tắc bật mở, kiểm tra bên ngoài có rỉ sét hoặc bị trầy xước không ? tốt nhất người dùng nên dùng những chiếc nồi cơm xuất xứ từ Nhật Bản sẽ đảm bảo độ an toàn và bền khi sử dụng trong nhiều năm. Với các chiếc nồi cơm điện Trung Quốc giá thành rẻ nhưng nhanh hỏng và tốn kém khi mua mới. Người tiêu dùng cũng có thể mua những chiếc nồi cơm điện xuất xứ từ Việt Nam giá thành rẻ và bền.

Một trong các yếu tố giúp sử dụng nồi cơm điện dài lâu đó là sử dụng đúng cách, khi vo gạo xong nên lau sạch nước bám trên thành xoong và cả dưới đáy xoong, khi nấu chú ý lỗ thông khí trên cùng phải giữ cho thoáng khí. Khi vo gạo phải dàn trải đều khi nấu cơm chín mới ngon, trong khi nấu không nên mở nắp nhiều. Khi cơm chín nhớ mở nắp và xới đều rồi đậy nắp lại.

Sau một đến hai tháng sử dụng, người dùng nên vệ sinh định kỳ để đảm bảo nồi cơm điện hoạt động hiệu quả và sử dụng lâu dài. Khi vệ sinh ngâm vào nước ấm, chà rửa xoong nên dùng giẻ mềm lau nhẹ nhàng, không dùng vật cứng làm trầy lớp men bên trong.

Nồi cơm điện là một phát minh hữu ích của người Nhật Bản đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều gia đình giúp tiết kiệm thời gian và công sức rất lớn cho những người nội trợ.

5 tháng 1 2021

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ

11 tháng 1 2021

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ

2 tháng 4 2023

Tham khảo:

Trên bàn học của bạn hẵn không thể thiếu một cái ống đựng bút xinh xắn. Nếu mua ngoài hàng thì không nói làm gì, nhưng nếu bạn tự tay làm nó thì sẽ rất độc đáo đấy.

Để làm được một chiếc ống đựng bút, bạn cần chuẩn bị: Một tấm bìa cứng với kích thước 12 X 20 centimét. Một tấm bìa mỏng. Giấy màu. Keo dán, kéo.

Đầu tiên, bạn hãy lấy tấm bìa cứng, cuốn lại thành hình trụ để làm ống đựng rồi dùng keo dính lại. Đặt ống đó lên tấm bìa mỏng. Vẽ một hình tròn quanh đáy ống bơ và vẽ hình cây cỏ liền vào hình tròn đó. Dùng kéo cắt rời hình vừa vẽ. Đặt hình vừa vẽ lên giấy màu xanh lá cây, căn đều và dùng kéo cắt rời, dán hai phần lại với nhau. Tương tự như hình cây cỏ, bạn có thể vẽ nhiều hình khác theo trí tưởng tượng của bạn. Phủ giây màu xanh da trời quanh ống, dán lại. Phần hình tròn dán dưới đáy ống, hình cây cỏ phủ gấp lên trên, cắt một sọc giấy bìa cứng làm thân bông hoa sao cho thân đó cao hơn ống một chút và cắt một bông hoa đính vào thân. Cuối cùng, đặt bông hoa đính vào đáy ống.

Vậy là chúng ta đã có một ống đựng bút xinh xắn (chiếc ống này phải bền, đẹp và các mối nối phải chắc chắn). Tương tự như vậy, bạn có thể làm được nhiều ống đựng bút với hình thù và màu sắc khác nhau. Với chiếc ống này, bạn có thể để những chiếc bút vào đó mà không sợ bị thất lạc.

7 tháng 8 2018

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát)Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dề làm thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

   Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chừ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lừng, thanh và vân, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

   Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do vê thanh, nhưng các tiêng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

   Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

   Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

   Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B-T-B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

   Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là băng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chăng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

   Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thê biên nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

   Ví dụ:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

   Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

   Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thay mà đau đớn lòng.

   Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám .Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đôi thanh trong hai tiêng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

   Ví dụ:

   Đau đớn thay phận đàn bà

                  Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

        Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

   Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ơi hỡi/ người thương

Đi đâu /mà để /buồng hương/ lạnh lùng

   Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đòi chi đây Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống  kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.

   Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mồi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mồi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

   Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vàn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

   Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này đê bày tỏ nôi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sông, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yêu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đông ruộng, đất được, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thê thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyên tải băng lục bát. Việc sáng tạo thê thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...

   Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nên nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

7 tháng 8 2018

Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm… thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mĩ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.

Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.
Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp.

Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.

13 tháng 12 2021

Ngôi trường” hai tiếng gần gũi giản dị, thiêng liêng, chứa đựng bao kỉ niệm gắn bó về một thời áo trắng, hồn nhiên thơ ngây. Ngôi trường như là ngôi nhà thứ hai của em.

Thật tự hào khi ngôi trường em mang tên một anh hùng dân tộc lịch sử. Trường THPT Yên Định 1 được thành lập năm 1908. Sau hòa bình lập lại, trường được tách riêng vào năm 1956. Từ năm đó đến nay, có những thời kỳ gián đoạn do chiến tranh phá hoại, do nhiệm vụ chính trị, xã hội của đất nước, trường ổn định từ năm 1964 đến nay.

 

Ngôi trường nằm trên con đường quốc lộ với nhiều phương tiện xe cộ đi lại. Hai bên cổng trường là cây cối um tùm, cành lá xum xuê nên những bạn học sinh khi đến trường có thể nghỉ ngơi, nghỉ giải lao dưới bóng mát mà không sợ nắng. Cổng trường được sơn màu xanh, với bảng hiệu ghi tên trường, luôn mở rộng chào đón các bạn học sinh, đưa các bạn trở về với thế giới của những tri thức. Hai bên cánh cổng còn được lát gạch đỏ trông rất sang trọng. Bước vào sân trường được đổ bê tông phẳng lì, cây cối to, cao che bóng mát cho cả một khoảng trời trong sân trường. Vào mỗi giờ ra chơi, các bạn thường ra gốc cây tham gia những trò chơi, ngồi nghỉ giải lao, hóng mát sau những giờ học căng thẳng. Trên cành cây những chú chim ca hót líu lo tạo nên những bản nhạc không lời nghe thật vui tai. Ngôi trường với những dãy nhà cao to, khang trang, cao đẹp được sơn màu vàng. Mỗi khi có ánh nắng chiếu vào, ngôi trường càng trở nên lung linh, kì diệu hơn. Trường có rất cả 30 phòng học với những phòng học bộ môn như Vật lý, Hóa học,… với những máy móc, đồ thí nghiệm để học sinh được học tập khoa học. Các lớp học đều được lát nền đá hoa, mùa hè đi vào mát rượi. Mỗi phòng học rộng khoảng 40 mét vuông, được nhà trường trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Trong mỗi lớp học các bạn học sinh còn khéo léo trồng những cây xanh đem đến không khí trong lành, thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh đó, nhà trường còn xây dựng nhà đa năng để học sinh tham gia những hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ.

Được học tập dưới mái trường, chúng em luôn cảm nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô bạn bè. Đội ngũ giáo viên với chuyên môn cao, có kinh nghiệm cao trong nghề. Đặc biệt các giáo viên luôn tâm huyết với nghề, luôn yêu thương học sinh. Truyền thống ấy còn được viết lên bằng những cái tên ưu tú, những nhà giáo, những thế hệ học trò. Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giám đốc sở giáo dục đào tạo, vụ trưởng, phó giáo sư tiến sĩ…Học sinh có truyền thống chăm ngoan, học giỏi, luôn không ngừng tu dưỡng đạo đức. Ở đây ta bắt gặp những tình thầy trò thật đẹp. Chúng em luôn tôn trọng những thầy cô giáo, những người đã tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, như những người lái đò chèo lái cho bao thế hệ học sinh sang sông một cách an toàn. Mai này bài giảng của thầy cô giúp chúng em trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho học sinh nhiều buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp như tiếng anh, hội chợ,… giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện trở nên năng động hơn. Những hoạt động ngoại giờ của nhà trường giúp học sinh có thêm những phút giây thoải mái cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu. Trường có bề dày lịch sử cao về truyền thống học tập, với tỉ lệ đỗ vào các trường cấp ba đứng đầu Tỉnh, cùng với học sinh giỏi chiếm tỉ lệ cao.

Ngôi trường gắn bó biết bao nhiêu kỉ niệm, ngôi trường gắn bó biết bao kỉ niệm về tuổi học trò về thời áo trắng, chắp cánh cho biết bao thế hệ học sinh bay cao, bay xa. Dù có đi đâu xa thì ngôi trường vẫn luôn in đậm trong tâm trí bao thế hệ học sinh: “ Thời gian trôi qua nhanh chỉ còn lại những kỉ niệm”.