K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2017

Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố.

   Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng... Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ: Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hoà. Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, đo huyết áp cho bệnh nhân. Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào sổ khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cổ ra để kiểm tra tim mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh. Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Cô Nga đúng là một “lương y như từ mẫu”.

   Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô

31 tháng 12 2017

Lần sau bạn đặt 1 đề thôi nhé nhiều thế này chúng mình làm sao mà trả lời hết được.

25 tháng 12 2017

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè
Khi ve ve
Đã nghỉ
Tôi lắng nge
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

25 tháng 12 2017

Sáng chủ nhật, em được theo mẹ ra đồng màu Lạc Thổ đưa nước cho thợ cày. Các ruộng lúa mới gặt xong độ một tuần đã bắt đầu cày vỡ, làm đất trồng màu vụ đông.

Trong làng, một số gia đình đã có máy cày, máy bừa, nhưng phần đông các hộ vẫn nuôi trâu, bò vừa để cày bừa, vừa lấy phân chuồng bón ruộng. Gia đình em chỉ có 6 sào ruộng, mẹ chỉ dùng hình thức đổi công.

Bác Huấn vẫn cày bừa, làm đất cho nhà em. Nhìn thấy hai mẹ con em đứng trên bờ, bác giơ nón vẫy rồi lại xăm xăm cày. Bác Huấn ngót 50 tuổi, bác nói tuổi bác là tuổi Sửu, “ cái tuổi làm hùng hục như trâu bò”. Tính bác vui, cởi mở, vừa nói vừa cười rất dễ mến. Bác to khỏe, quần nâu xắn cao, áo lính bạc màu, sau lưng giắt cái điếu cày mà bác gọi là “ đại bác”. Người lực lưỡng, bắp chân bắp tay cuồn cuộn. Nước da màu nâu sẫm, đúng là vóc dáng của một con người quanh năm chân lấm tay bùn, quen dầm mưa dãi nắng.

Con trâu mộng to béo, da đen nhánh kéo cày đi trước. Bác Huấn, tay trái nắm thừng để điều khiển, tay phải cầm đốc cày, theo sau. Đường cày thẳng, bác nhoai người về phía trước. Đến hai đầu bờ, bác nhấc cày lên, cho trâu quay lại cày tiếp. Bác nhấc cày nhẹ nhàng như không. Lâu lâu, bác lại cất tiếng “ tắc,rì..họ”, lần đầu tiên em mới nghe thấy những tiếng ấy của thợ cày. Bác chia ruộng thành nhiều khoảnh, mỗi khoảnh là một luống cày, mỗi luống cày có nhiều đường cày. Ruộng đồng màu, đất xốp vừa độ ẩm, những luống cày lượn sóng úp vào nhau, trông thật đẹp.

Xong một luống cày, bác cho trâu đứng nghỉ. Bác lên bờ đến chỗ hai mẹ con em đứng đợi. Mẹ em lấy ra bốn củ khoai lang bày ra trên đĩa, rót chè xanh ra bát mời bác. Bác lấy chiếc nón đang đội trên đầu quạt một lúc rồi đặt xuống làm “ ghế” ngồi rất thoải mái. Vừa nói chuyện với hai mẹ con em, bác vừa bật lửa rít thuốc lào. Tiếng rít thuốc giòn tan. Cặp mắt lờ đờ, bác phun khói ra cả mũi miệng, làm em ngạc nhiên quá. Cả con người bác toát ra một vẻ sảng khoái kì lạ. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo hai vai áo. Trán lấm tấm mồ hôi. Cặp lông mày sâu róm nhíu lại. Bác xoay hai tay vào nhau, vỗ vỗ mấy cái, cầm lấy củ khoai mẹ em mời, bác bóc vỏ ăn một cách ngon lành. Bác uống liền một lúc hai bát nước, rồi nói:

-Chè chị mua ở chợ Đồng à ? Thơm và đậm lắm. Cứ để tất cả mọi thứ lại, hai mẹ con chị cứ ra về kẻo nắng. Tôi sẽ lo liệu hết.

Bác lại xăm xăm bước đến chỗ con trâu. Tiếng “ tắc…rì…” nghe rất rõ. Trâu kéo cày băng băng. Lúc thì bác Huấn khom lưng, lúc thì nhoài người ra phía trước , tay phải nắm đốc cày một cách thiện nghệ. Những đường cày thẳng tăm tắp, những luống cày lượn sóng. Đi theo sau người và trâu là đàn sáo mỏ vàng năm, sáu con, lúc bay lúc nhảy để tìm mồi.

Cả cánh đồng màu chuyển động. Những luống cày màu nâu óng ánh dưới nắng tháng mười. Trâu và người cặm cụi, mải miết làm việc. Đi được một quãng, ngoái lại nhìn, em vẫn còn nhìn thấy bóng nón trắng của bác Huấn đang nhấp nhô trên thửa ruộng gia đình em.

Mẹ vừa đi vừa nói : “ Bác Huấn chỉ học hết lớp 7, rồi đi thanh niên xung phong. Bác chất phác, cày bừa giỏi, cả làng ai cũng quý. Cuối tuần bác lại bừa và làm luống giúp để nhà ta trồng đậu cô ve giống mới. Bố bác Huấn ngày xưa là lão nông tri điền, 70 tuổi mà còn đi cày quanh năm…”

25 tháng 12 2017

Đồng hồ đã điểm 12 giờ, cái lạnh đêm nay như cắt da, cắt thịt vậy mà mẹ tôi vẫn ngồi đếm nhẩm từng con số, kiểm tra tài liệu. Cái dáng của mẹ tôi đang ngồi làm việc khiến tôi nhớ đến hình ảnh của cô giáo mình đang ngồi chấm bài cho chúng tôi.

Cả một ngày đứng trên bục giảng bài cho chúng tôi, chắc cô cũng mệt lắm rồi. Gió ngoài trời cứ rít lên từng hồi. Dù có nhắm mắt lại, tôi vẫn có thể tưởng tượng ra mái tóc xoăn, đen nhánh của cô. Đôi mắt cô chắc đang chăm chú đọc từng dòng, từng chữ, từng câu thật kĩ để chỉnh sửa bài cho chúng tôi. Chồng vở trên bàn cô chắc là chưa vơi được một nửa. Bên cạnh việc giảng dạy, cô còn dành số thời gian còn lại ít ỏi của mình cho gia đình. Chẳng thế mà cô rất đảm đang.

Những lúc trả bài cho học sinh, ánh mắt cô vừa buồn lại vừa vui. Buồn khi cô gặp những bài làm yếu, ý văn vụng về, lủng củng. Vui vì cô thấy một số bạn có tiến bộ, những hình ảnh ngộ nghĩnh khiến cô bật cười.

Nhiều hôm, cô đọc những chi tiết ấy lên, khiến chúng tôi cũng phải bật cười. Trong đêm lạnh, cô vẫn ngồi chấm bài. Cô đọc từng trang, đọc từng dòng, từng chữ. Chắc cô đang đăm chiêu suy nghĩ, có câu cô phải cân nhắc mãi nê thế nào cho đúng hay sai, điểm cao hay điểm thấp.

Đọc từng dòng phê của cô, tôi hiểu đó là biết bao quan tâm, chăm chút, yêu thương của cô dành cho chúng tôi. Nằm trong chăn, tôi cảm nhận được cái lạnh đang hoành hành như thế nào. Chắc hẳn cô đang xoa bàn tay cho ấm hơn. Chồng vở trên bàn cô chắc đã vơi được một nửa.

Nghĩ đến đó, tôi lại càng thương cô nhiều hơn. Cuốn vở của chúng tôi mà nhiều lời phê bình, điểm thấp thì chắc hẳn, cô sẽ buồn và lo lắng lắm. Dù bài làm của chúng tôi có được hay không nhưng tôi tin chắc rằng cô sẽ tìm thấy được niềm vui trong mỗi bài làm của chúng tôi. Bởi cô yêu nghề, yêu tất cả chúng tôi.

Chúng tôi yêu thương cô, yêu những miệt mài từng đêm làm việc, yêu cái nét chữ đầu tiên cô dạy chúng tôi. Mong rằng, các bạn và tôi sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng cô đã tin tưởng.

25 tháng 12 2017

Bài làm
Bác em tên là Ngọc. Bác làm nghề bác sĩ trong quân đội.
Hằng ngày, bác đi làm từ lúc năm giờ sáng đến mười hai giờ đêm mới về. Bác khám và chữa bệnh cho mọi người. Có khi, bác còn phải trực, bác còn tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân. Bác đã chữa khỏi cho bao nhiêu chiến sĩ. Nhờ được tận tình chăm sóc mọi người đã qua cơn nguy hiểm , giờ đây mọi người rất quý bác.
Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm bác sĩ giỏi.

Em tham khảo:Đó là một buổi sáng mùa thu, tiết trời ấm áp, em đã được quan sát cô giáo chấm bài tập làm văn. Dáng cô nghiêng nghiêng bên chồng vở cao ngất. Mái tóc dài óng ả của cô bay bay theo làn gió mùa thu. Có lẽ đôi mắt cô tập trung cao độ vào việc châm bài, đọc bài viết cùa học sinh. Đôi mắt màu hạt dẻ ấy đăm đăm nhìn vào từng bài làm, cô đọc từng câu, từng chữ. Đọc xong mỗi bài, cây bút bi quen thuộc hằng ngày lại cùng cô làm việc, nó là bạn đồng hành với cô. Bàn tay thon thả của cô ghi điểm nhanh thoăn thoắt. Những quyển vở chấm xong cô xếp sang một bên. Bỗng cô nhíu mày lại, vầng trán cao của cô lại xuất hiện những nếp nhăn. Em nghĩ mỗi nếp nhăn ấy là một chuỗi ngày cô vất vả vì chúng em. Có lẽ, cô không hài lòng bởi những bài văn sơ sài, thiếu ý, trình bày thiếu cẩn thận... Cô ghi điểm và ghi lời nhận xét rất tỉ mỉ, rồi cô lại đặt quyển vở ấy riêng một góc bàn. Em đoán chắc cô muốn gặp riêng chủ nhân quyển vở ấy để sửa sai, uốn nắn. giúp các bạn tiến bộ hơn.

26 tháng 8 2018

Đúng 7 giờ kém 5 phút, cô giáo Thủy đã ôm cặp đứng trước cửa lớp. Ngoài 30 tuổi, cô mang vẻ đẹp đoan trang trong chiếc quần âu màu đen, áo sơ mi hoa rất nhã. Ba tiếng trống trường vang lên, cô liền bước vào lớp. Cô đứng thẳng, nở nụ cười tươi đáp lại chúng em khi cả lớp đứng nghiêm trang chào cô. Cô đặt cặp sách lên bàn, đi một vòng quanh lớp xem xét. Cô khen tổ trực nhật làm tốt, lớp rất sạch.

Hôm nay học Tập đọc bài thơ "hành trình của bầy ong". Cô cầm phấn nắn nót viết lên bảng tên bài thơ và tên tác giả. Rồi cô đọc mẫu, cô lưu ý cách đọc. Bạn Quỳnh, bạn Thông, bạn Vĩnh được cô lần lượt gọi đọc. Cô khen, cô cho điểm tốt. Sau đó, cô gợi ý cho chúng em cảm thụ, tìm hiều bài thơ. Cô giảng về hành trình và những nơi ong đến tìm hoa. Cô nói con ong là hiện thân của tinh thần lao động cần cù, của đức tính kiên nhẫn , tích lũy và sáng tạo:

Nối rừng hoang với biển xa

Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào

Cô nói: Hoa nở rồi hoa tàn; hết mùa hoa này sẽ tiếp đến mùa hoa khác. Cái quý của con ong là tích lũy cho người bao mật ngọt sau mỗi mùa hoa:

Bầy ong giữ hộ cho người

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Ánh mắt, nụ cười, giọng đọc, lời giảng của cô Thủy trong giờ Tập đọc làm em nhớ mãi.

Lê Thùy Trang

Trường Tiểu học Thái Thịnh – Hà Nội

21 tháng 7 2019

Mẹ bảo em tự dọn dẹp phòng của mình, cất dọn đồ chơi cho gọn để mẹ chuẩn bị lau nhà. Vừa nói vừa làm, tay mẹ thoăn thoắt dọn dẹp phòng khách, phòng ngủ và nhà bếp. Để gọn lại chồng sách vở của ba, quét sạch bụi ở bàn ghế và sàn nhà, sau đó mẹ mới lau. Mẹ đưa từng sải tay dài, khom lưng đưa cây chùi nhà vào từng gầm bàn, chân ghế, vai mẹ cử động nhịp nhàng theo từng sải tay. Trán mẹ hơi nhíu lại, lấm tấm mồ hôi... cây lau nhà cứ đưa đi đưa về đều đặn. Qua một lượt lau, mẹ lại xả nước để cây lâu nhà sạch lại. Chỉ một lát sau, căn nhà đã sạch bóng. Mẹ luôn dạy em “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.

5 tháng 12 2019

bạn em đang chơi với con cờ hó

5 tháng 12 2019

Chi là bạn thân của em và là lớp trưởng lớp em. Chi có vóc người nở nang cân đối, cao ráo rất xinh. Bạn ấy nhanh nhẹn, tháo vát, nhất là trong việc ổn định đội hình của lớp lúc tập trung sinh hoạt trường. Hằng ngày, Chi còn có công tác gõ trống cho các bạn tập thể dục giữa giờ vì bạn ấy là Đội trưởng đội Sao Đỏ của trường. Bằng ba tiếng “cắc” gõ vào tang trống và một hồi còi tu huýt, Chi ổn định ngay đội hình của cả trường. Mắt Chi to và xếch, nhìn ai là nhìn xoáy vào nên bạn rất tinh tường với mọi diễn biến của đội hình thể dục. Đứng cạnh cái trống trường, bạn ấy gõ trống cho chúng em tập thể dục. Xong bài thể dục, Chi hô lớn: “Học sinh”, toàn trường đáp lại: “Khoẻ, khoẻ, khoẻ”. Lúc ấy, trông Chi mới chững chạc làm sao. Khuôn mặt Chi tươi rói, hồng hào, thanh tú với ánh mắt lúc nào cũng nhìn thẳng vào người đối diện. Chi học giỏi nhất khối lớp năm nên bạn ấy rất có uy tín với các bạn lớp khác. Em chơi thân và yêu mến Chi.

Nguồn : mạng.

=))

12 tháng 12 2017

Chủ nhật, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn, mẹ lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức. Tiếp theo là mẹ nấu canh, luộc rau, xào rau. Mẹ làm việc rất tập trung. Khuôn mặt mẹ đỏ hồng, rạng rỡ và tràn ngập niềm vui. Trán lấm tấm mồ hôi, mấy sợi tóc xoà xuống trông mẹ rất xinh. Các món ăn đã được nấu xong, mẹ nhanh nhẹn cho đồ ăn ra đĩa và trang trí thật đẹp mắt. Mùi thơm của các món ăn toả ra thơm phức làm cho cả nhà ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà ngồi vào bàn ăn thưởng thức thành quả lao động của mẹ.

chúc bn hok tốt!!!!!!!!!!

19 tháng 4 2018

Sáng sớm tinh mơ của một ngày chủ nhật, em vừa thức dậy, tuy vẫn còn ngái ngủ nhưng đã thấy bố trồng cây ở khoảnh đất sau nhà. Bố đang hì hục cuốc đất. Với vóc người cao lớn da ngăm ngăm lại thêm trang phục bộ quần áo công nhân xanh đậm nên trông bố thật khỏe. Bố quại những nhát cuốc chắc nịch xuống đất, lớp đất cứng đã được đào lên, cỏ dại rạp mình run rẩy. Bố giũ cỏ rồi bỏ thành đống. Đôi tay rắn chắc ấy lại giữ vững cán cuốc, đưa lên rồi giáng xuống. Phụp! Phụp! Chỉ một lát, khoảng vườn đã sạch cỏ, lớp đất cứng đã tơi xốp. Bố đào hố và bỏ phân xanh xuống, rải một lớp đất mỏng, rồi bố đặt cây con vào hố lấp đất lại. Trồng xong bố dùng cọc tre rào xung quanh mỗi cây, rồi bố dùng bình tưới phun nước lên cây con, tưới cho gốc ướt. Những chiếc lá xoè ra như dang rộng bàn tay đón lấy những giọt nước mát lành. Nhìn lại hàng cây, đôi mắt bố ánh lên một niềm vui khó tả.

12 tháng 12 2018

Sáng sớm tinh mơ của một ngày chủ nhật, em vừa thức dậy, tuy vẫn còn ngái ngủ nhưng đã thấy bố trồng cây ở khoảnh đất sau nhà. Bố đang hì hục cuốc đất. Với vóc người cao lớn da ngăm ngăm lại thêm trang phục bộ quần áo công nhân xanh đậm nên trông bố thật khỏe. Bố quại những nhát cuốc chắc nịch xuống đất, lớp đất cứng đã được đào lên, cỏ dại rạp mình run rẩy. Bố giũ cỏ rồi bỏ thành đống. Đôi tay rắn chắc ấy lại giữ vững cán cuốc, đưa lên rồi giáng xuống. Phụp! Phụp! Chỉ một lát, khoảng vườn đã sạch cỏ, lớp đất cứng đã tơi xốp. Bố đào hố và bỏ phân xanh xuống, rải một lớp đất mỏng, rồi bố đặt cây con vào hố lấp đất lại. Trồng xong bố dùng cọc tre rào xung quanh mỗi cây, rồi bố dùng bình tưới phun nước lên cây con, tưới cho gốc ướt. Những chiếc lá xoè ra như dang rộng bàn tay đón lấy những giọt nước mát lành. Nhìn lại hàng cây, đôi mắt bố ánh lên một niềm vui khó tả.