K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Tên bệnh

Biểu hiện

Đề xuất

các biện pháp phòng chống

a) Bệnh tiểu đường

Đói và mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên và liên tục khát nước, khô miệng và ngứa da, nhìn mờ, vết loét hoặc vết cắt lâu lành, tê bì hoặc mất cảm giác ở chân, sụt cân bất thường,…

- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

- Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

- Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.

b) Bệnh bướu cổ do thiếu iodine

Có u ở phía trước cổ; có cảm giác vướng cổ họng, đau cổ họng; khó nuốt; khó thở; mệt ỏi; thay đổi giọng nói;…

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đảm bảo đủ lượng iodine bằng cách sử dụng các loại thức ăn giàu iodine như cá biển, nước mắm, muối biển,…

- Kiểm tra sức khỏe định kì.

 
3 tháng 9 2023

Tham khảo

Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan khi tham gia thực hiện nâng một vật: Sự sắp xếp của xương, khớp, cơ ở tay hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Trong đó, khớp hình thành nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể, kết quả là vật được nâng lên.
9 tháng 12 2023

Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính bằng công thức:

F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)

Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.

   

Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.

29 tháng 3

F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)

Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.

   

Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.

4 tháng 9 2023

a) Vanadium(V) oxide là chất xúc tác trong phản ứng tổng hợp sulfur trioxide.

b) Sau phản ứng, khối lượng của vanadium(V) oxide không thay đổi. Do chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng chứ không tham gia chuyển hoá cùng vì thế sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hoá học.

15 tháng 10 2023

Biến đổi vật lý:

a) Hòa tan bột sắn dây vào nước: bột sắn dây không tan mà chỉ lơ lửng trong nước, khi để lâu thì bột sắn dây lắng xuống, đó là huyền phù.

d)  Đá viên chảy thành nước đá: đó chỉ là sự chuyển thể của nước, không có sự tạo thành chất mới.

e) Nghiền gạo thành bột gạo: hạt gạo chỉ thay đổi về kích thước, không có sự tạo thành chất mới

Biến đổi hóa học:

b) Thức ăn bị ôi thiu: Có sự tạo thành chất mới do nấm móc, vi khuẩn, nhận biết khi thây mùi thối, màu sắc thay đổi.

c) Hòa tan vôi sống vào nước để tôi vôi: vôi sống và vôi tôi là 2 chất khác nhau, do đó có sự tạo thành chất mới sau biến đổi (vôi tôi).

Biểu diễn phản ứng: \(CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\)

g) Đốt than để sưởi ấm: Có sự tạo thành chất mới, khi đốt than (chủ yếu là carbon) sẽ tạo ra khí carbon dioxide.

Biểu diễn phản ứng: \(C+O_2\rightarrow^{t^o}CO_2\)

15 tháng 4

Ỳ8ft7

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Khi ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay, sẽ cảm nhận được hiện tượng mạch đập.

- Giải thích hiện tượng: Những vị trí cảm nhận được hiện tượng mạch đập là những vị trí có có động mạch nằm trên xương và dưới lớp da. Mạch đập không phải là do máu chảy tới nơi bắt mạch mà là do sóng rung động phát sinh ở động mạch chủ, khi tim co.

Tham khảo!

- Khi ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay, sẽ cảm nhận được hiện tượng mạch đập.

- Giải thích hiện tượng: Những vị trí cảm nhận được hiện tượng mạch đập là những vị trí có có động mạch nằm trên xương và dưới lớp da. Mạch đập không phải là do máu chảy tới nơi bắt mạch mà là do sóng rung động phát sinh ở động mạch chủ, khi tim co.

13 tháng 12 2023

Đổi 2 lít = 2 dm3 = 0,002m3 ; 3 lít = 3dm3=0,003m3

Khối lượng của 2 lít nước:

\(m_{nước}=V_{nước}.D_{nước}=0,002.1000=2\left(kg\right)\)

Khối lượng của 3 lít dầu hoả:

\(m_{dầu}=V_{dầu}.D_{dầu}=0,003.800=2,4\left(kg\right)\)

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:

Môi trường

ô nhiễm

Biểu hiện

Nguyên nhân

Môi

trường

nước

Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,…

Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;…

Môi

trường

đất

Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,…

Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;…

Môi

trường không khí

Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;…

Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;…

2.

- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…

- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng là: Carbohydrate (chất đường bột), protein (chất đạm), lipid (chất béo), vitamin và khoáng chất.

b)

- Loại thực phẩm cần ăn nhiều nhất là ngũ cốc. Vì ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin, khoáng chất, chứa ít chất béo và đặc biệt không chứa cholesterol nên vừa đảm bảo nhu cầu của cơ thể vừa không gây hại cho sức khỏe của cơ thể.

- Loại thực phẩm cần ăn ít nhất là đường và muối. Vì đường và muối là loại cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ, nếu ăn quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể.