K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

a. Lời thoại của Kiều trong văn bản có yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự.

b. Đoạn thơ từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756:

– Thuý Kiều đang nói với Thuý Vân mà như đang nói với Kim Trọng (đối thoại với người nghe vắng mặt, vẽ thực chất cũng gần như độc thoại): Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

– Thuý Kiều đang nói Kim Trọng mà như đang nói với chính mình (độc thoại trong khi đối thoại): Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

– Thuý Kiều đang nói với bản thân rồi lại đột nhiên nói vọng tới Kim Trọng (đối thoại mà như độc thoại): Ơi Kim Lang! Hơi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

⇒ Cuối cuộc “trao duyên, dường như Thuý Kiều đã quên đi Thuý Văn đang trước mặt để chỉ nghĩ đến Kim Trọng và sự mất mát lớn lao của bản thân. Lời thoại cho thấy tâm trạng phức tạp của Thúy Kiều trong cuộc trao duyên.

27 tháng 8 2023

- Đoạn Trao duyên là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân, với chính mình và với Kim Trọng.

- Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại: tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng khi không trọn vẹn trong tình yêu và lời thề với Kim Trọng. Trò chuyện với chính mình, Kiều đã trách thân phận, có duyên mà không có phận với chàng Kim “phận bạc như vôi” và xác định rằng cuộc đời mình sẽ là “nước chảy hoa trôi lỡ làng”. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Đây là độc thoại nội tâm.

- Nội tâm Hăm-lét đang chất chứa những băn khoăn day dứt, chàng khát khao đợi chờ sự mách bảo, soi sáng của trí tuệ anh minh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Đoạn Trao duyên là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân, với chính mình và với Kim Trọng.

- Đoạn trích là một đoạn lời thoại hoàn chỉnh của nhân vật. Nhưng tính chất đối thoại đổi thay dần theo diễn biến tâm lí và cảm xúc của Kiều. Ban đầu Kiều đau đớn khi trao duyên cho em. Sau đó, cho dù Thuý Vân vẫn còn ngồi ở đó, nhưng lời của Kiều không hướng tới nàng. Kiều lúc này chỉ sống với chính mình, với người yêu của mình nên lời nàng hướng vào nội tâm, thể hiện nỗi đau đớn đến quằn quại của riêng nàng. Ở vào trạng thái đau đớn đến cùng cực, người ta mất luôn ý thức về thực tại. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Đây là lời độc thoại nội tâm khi nghe những lời của Pô-lô-ni-út về thói đời lừa mị như đánh trúng tim đen của mình. → Clô-đi-út là một hôn quân mang mặt nạ minh quân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Lời “ân cần hỏi han” của Thuý Vân là một cách mang lại tình cảm chị em ấm áp đối với người chị đang rất mực cô đơn với gánh nặng tinh thần chưa biết chia sẻ cùng ai.

- Lời của Thuý Vân đã tạo một tình huống, cơ hội tự nhiên cho Thuý Kiều kể chuyện, bày tỏ nỗi lòng.

- 'Thuý Kiều được lời như cởi tấm lòng, mạnh bạo, tự tin để trao duyên, nhờ em thay mình lấy Kim Trọng.

- Thuý Vân chỉ ăn cẩn hỏi han rồi lặng lẽ, chăm chú lắng nghe (không ngắt lời chị), nhờ đó câu chuyện và ý nguyện “trao duyên” của Kiều được biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn (đến mức nói xong nàng ngất đi).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Số dòng thơ biểu đạt lời nhân vật Thúy Kiều: 38 dòng (719 - 756)

- Số dòng thơ biểu đạt lời nhân vật Thúy Vân: 4 câu (715 - 718)

=> Độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của Thúy Kiều lớn hơn nhiều Thúy Vân.

- Lí do: Thúy Kiều là nhân vật, người nói chính, nhờ cậy, gửi gắm, do vậy cần một câu chuyện có đầu có đuôi, đầy tâm trạng và nỗi niềm. Lời của Kiều nhằm thực hiện mục đích thuyết phục một vấn đề hết sức tế nhị, khó khăn. Trong khi đó, Thúy Vân là người nghe, chia sẻ; chỉ cần “hỏi han” gợi chuyện cho Kiều bày tỏ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Lời nói của Hăm-lét với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại có sự đối lập với nhau.

- Lời nói của Ô-phê-li-a chứa đầy sự quan tâm, lo lắng dành cho chàng

- Lời nói của Hăm – lét chứa đựng sự ghét bỏ, thờ ơ và thi thoảng có phần cay nghiệt khiến nàng phần nào bị tổn thương sâu sắc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhận xét: Tâm trạng của Hăm – lét rất hỗn loạn, chàng không biết mình nên đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất.

- Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia ra làm 3 phần:

+ Phần 1: Từ “Sống, hay không sống-đó là vấn đề… quý hơn?”

→ Đặt ra lời mở đầu cho màn độc thoại bằng một câu hỏi tu từ

+ Phần 2: Tiếp… chưa hề biết tới?

→ Định nghĩa khái niệm cái chết và những suy ngẫm về cuộc đời của Hăm-lét

+ Phần 3: còn lại

→ Lời kết thể hiện rõ nội tâm đang giằng xé, đấu tranh kịch liệt của Hăm-lét trong hoàn cảnh éo le của chính mình.