K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2019

Cũng từ phương diện này, mà nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá cao về phong trào Thơ mới, cho "Thơ mới là một cuộc cách mạng vĩ đại trong thi ca".
Lịch sử phát triển của thơ ca nhân loại là lịch sử tiến hóa của sự thay đổi các thang giá trị. Các nhà Thơ mới đã đưa ra một tuyên ngôn về cái đẹp hòan toàn mới, nếu không nói là đối lập với quan điểm thẩm mỹ của thơ ca truyền thống. Nếu thơ cổ điển hướng đến cái đẹp hữu ích, cái đẹp chuẩn mực, cân đối; thì Thơ mới đề cao cái đẹp siêu thoát (vượt lên cái bình thường, tẻ nhạt) cái đẹp kỳ dị, cái đẹp "phi chuẩn mực". Quan điểm này được bộc lộ qua cuộc đấu tranh giữa "Thơ cũ" và "Thơ mới"; cuộc tranh luận giữa hai phái: Nghệ thuật vị...; cùng một số sáng tác có tính chất tuyên ngôn của Thế Lữ, Xuân Diệu..., và nhóm Xuân Thu nhã tập.
1 - Các nhà Thơ mới ảnh hưởng sâu sắc quan điểm thẩm mỹ của văn học lãng mạn phương Tây, đặc biệt Baudelaire, Valéry, Gautier... Họ cho rằng, thơ ca muốn đẹp, muốn kỳ diệu, cần phải thoát ly cuộc sống, thoát ly cái hữu ích, vụ lợi của sinh hoạt trần tục. Họ chủ trương thơ phải tách rời với thực tiễn chính trị, kinh tế, đạo đức. Nhiệm vụ của văn học là tìm kiếm cái đẹp: "Tìm cái đẹp trong thiên nhiên là nghệ thuật. Tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình" (Hoài Thanh). Thế Lữ tuyên ngôn: Tôi chỉ là một người khách tình si/ Ham vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ/ Mượn lấy bút nàng Li Tao tôi vẽ/ Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca. (Cây đàn muôn điệu).
Nhìn chung, họ đặt nghệ thuật lên trên cuộc sống, hướng nghệ thuật đến chỗ siêu thoát, tách rời đời sống vật chất: "Nghệ thuật cao cấp phải đài các. Phải đem ta xa với đời sống thường về vật chất".
Nhóm Xuân Thu nhã tập (1) đồng nghĩa thơ với Đạo, với cái Đẹp. Với họ, thơ là một thứ rung động, xa vời, vô tư lợi. "Thơ trước hết phải là một sự trong trẻo, sự vô tư, sự khêu gợi không cùng, sự rung động tức khắc, sự gặp gỡ đột nhiên, sự hiến dâng không nghĩ đến sự trở về - "Văn" nói chuyện đời, nhưng "thơ " phải là tiếng đời u huyền, trực tiếp". Thơ được những người trong nhóm Xuân Thu nhã tập biểu thị theo công thức sau: THƠ = TRONG = ĐẸP = THẬT. Và theo họ: "Cái gì trong trẻo là đẹp: hương hoa, chất ngọc, lòng băng, một ý tưởng vô tư lợi, một cử chỉ vô lý do; không cần cho cái gì, để làm gì, biết thế nào; tự nó có ý nghĩa, có cứu cánh ở nó; tự túc, tòan năng. Và cái gì thật là đẹp. Một chiếc lá, một lời đau, một khóe mắt, một nhịp đờn... Ai bảo là hư ảo? Đó là sự thật, ta cảm thông bằng trực giác, khi đã nằm trong chiếc lá, trong lời đau, trong khóe mắt, trong nhịp đờn... Ta đã thấy THƠ? ".
Nhìn chung, quan niệm về cái đẹp trong thơ của các nhà Thơ mới gặp gỡ với quan điểm của các nhà thơ lãng mạn Pháp. Gautier quan niệm: "Chỉ có cái gì không có ích mới thật đẹp... Làm thơ không cần có mục đích, hay có mục đích cũng chỉ để chơi, để phát dương cái đẹp mà thôi". Khi đặt ra mối quan hệ giữa văn học và đời sống xã hội, các nhà Thơ mới đã đặt cái đẹp của thơ ca lên trên cuộc sống. Họ đều đồng nhất với nhau trong quan điểm: người cầm bút phải vượt qua những thành kiến, phép tắc, khuôn khổ, biết hòa hợp và rung động tự trong lòng trước cái đẹp của tự nhiên. Nghệ thuật không thể vụ lợi, không để đời sống vật chất chi phối - phải biết vươn lên những cái đó, để "tìm cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh người ta". Và bằng cái "văn tài" của mình, giúp cho người đọc cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm trước cái đẹp, cái hay. Muốn vậy, khi sáng tác nghệ thuật phải cố sức giúp người ta phản động lại với hoàn cảnh cùng bẩm thụ của tự nhiên.
Cuộc đấu tranh giữa phái "Nghệ thuật vị nghệ thuật" (2) (đứng đầu là Hòai Thanh) và phái "Nghệ thuật vị nhân sinh" (đứng đầu là Hải Triều) đã bộc lộ rõ thái độ của nhà phê bình Hoài Thanh và các nhà Thơ mới về thơ. Đối lập với quan điểm "Nghệ thuật vị nhân sinh", họ chủ trương tách nghệ thuật ra khỏi mối liên hệ với đời sống, thời đại và lợi ích giai cấp. Họ nhấn mạnh vai trò sáng tạo chủ quan của nghệ sĩ, tính không vụ lợi, nhất thời của nghệ thuật. Nghệ thuật phải khát vọng vươn tới cái đẹp vĩnh cửu. Hoài Thanh ví văn chương như một bông hoa, nó đem đến cho người đọc những giây phút say sưa, thoát tục để quên đi những nhọc nhằn của hiện thực. "Một bài văn hay là một bông hoa, làm sao người ta cứ ép bông hoa phải thành quả là nghĩa lý gì". Thiếu Sơn cho rằng: "Văn chương chỉ có một nghĩa là tìm kiếm và phô bày cái đẹp". Còn Phan Văn Dật cho: "Nghệ thuật tức là các phương pháp người ta dùng để gây ra cái cảm giác, cảm tình, và nhất là cái mỹ cảm".
Trong cuốn “Văn chương là văn chương” Hoài Thanh đặc biệt chú trọng đến cái đẹp của nghệ thuật. “Tìm cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh người ta, rồi mượn câu văn, tấm đá, bức tranh làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm, đó là nhiệm vụ tối cao của nghệ thuật". Hoài Thanh còn phân biệt hai dạng người: người cầm bút và nhà văn. Người cầm bút có thể nói chuyện chính trị, luân lý, xã hội; còn nhà văn chỉ nói đến văn chương thuần túy. "Nhà văn là người sống giữa xã hội, cố nhiên phải tùy sức mình làm hết phận sự của một người cầm bút mà thôi. Ta nên nhớ rằng, cầm bút chưa phải là viết văn. Văn chương là vật quý, có đâu được được nhiều thế".
Các nhà Thơ mới cũng như Hoài Thanh đã nhận thấy được cái đẹp - một đặc trưng cơ bản của thơ nói riêng, nghệ thuật nói chung. Nếu đánh mất đặc tính này, vô hình chung, ta đã dung hòa nó với các hình thái xã hội khác (đạo đức, triết học, tôn giáo, chính trị). Đây là một mặt tích cực trong quan niệm nghệ thuật của Thơ mới. Nhưng đề cao cái đẹp quá mức, tuyệt đối hóa cái đẹp một cách cực đoan, thì sẽ đánh mất chức năng xã hội, cắt đứt mối liên hệ của nó với cuộc đời (mà nói cho cùng, cái đích của văn chương là hướng đến cuộc đời, hướng đến con người, vì con người).
2 - Một trong những chuẩn mực về cái đẹp trong thơ của các nhà Thơ mới, là gắn thơ với cái tĩnh lặng, cái buồn, cái mong manh, hư ảo. Tĩnh lặng, buồn, cô đơn, với Thơ mới là một cái đẹp huyền diệu, thanh khiết. Cái đẹp trong văn học lãng mạn nói chung và Thơ mới nói riêng đều hướng đến cái mộng tưởng, thoát ly, cái mong manh, mờ ảo. Quan điểm thẩm mỹ này hoàn toàn đối lâp với các nhà thơ cách mạng. Cái đẹp trong văn học cách mạng luôn hướng đến cái sôi nổi, cái vui tươi, lạc quan.
Mộng tưởng (một thế giới khác với hiện thực đang sống) là một đặc tính quan trọng của thơ ca lãng mạn. Dẫu thế giới đó chưa có hoặc không thể có, nhưng nó là miền trú ẩn thiêng liêng, dịu ngọt trong tâm hồn họ Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi. (Xuân Diệu)...
Cả một "Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ" đã choáng ngợp tâm hồn. Dường như thi sĩ chỉ sống trong cõi mơ, cõi "lặng chìm", cõi hư ảo:. .. Cả trời say nhuộm một màu trăng/ Và cả lòng tôi chẳng nói rằng/ Không một tiếng gì nghe đụng chạm/ Dẫu là tiếng vỡ của sao băng. (Đà Lạt trăng mờ - Hàn Mặc Tử).
Cái đẹp trong Thơ mới còn gắn với ánh sáng, hương thơm và nhạc điệu. Xuân Diệu đã lấy câu thơ có tính chất tuyên ngôn của Baudelaire làm đề từ cho bài thơ "Huyền diệu" của mình: Les parfumes, les couleurs et les sons se répondent". (Những mùi hương, những màu sắc và những âm thanh tương ứng với nhau) (Baudelaire).
Sự giao động giữa âm thanh, màu sắc và ý nghĩa đã trở thành một nguyên tắc sáng tạo quan trọng của Thơ mới (Ảnh hưởng từ câu định nghĩa của Valéry: "Thơ là sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa").
Đoàn Phú Tứ đã cảm nhận "màu thời gian tím ngát" trong tình duyên (Theo Hoài Thanh, người Pháp cho thời gian là màu xanh):... Duyên trăm năm đứt đoạn/ Tình một thuở còn vương/ Hương thời gian thanh thanh/ Màu thời gian tím ngát. (Màu thời gian).Đây không chỉ là màu của thời gian, mà còn là màu của hương thơm, màu của ánh sáng và nhạc điệu. Nói như R.Jakobson, vai trò chủ âm thuộc về âm nhạc. Âm nhạc đã trở thành một sức hấp dẫn đầy ma lực. Họ viết về nhạc như cả một thế giới kỳ diệu. Trong "Huyền diệu", Xuân Diệu đã mang đến một thế giới âm nhạc đầy mơ màng, quyến rũ: Hãy tự buông cho khúc nhạc hường/ Dẫn vào thế giới của dudương/Ngừng hơi thở lại xem trong ấy/Hiển hiện hoa và phảng phất hương. (Huyền diệu).
Bích Khê có hẳn một bài thơ với tựa đề là "Nhạc": Nàng ơi! Đừng động... có nhạc trong dây/Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mây/ Nhạc lên cung hường, nhạc vô đào mộng/ Ô nàng tiên nương! - Hợp nhạc đầy hương. (Nhạc - Bích Khê).
Hàn Mặc Tử cho rằng: "Thi sĩ Bích Khê có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo, nhìn vào thực tế thì sự thật sẽ trở thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại xô sang địa hạt huyền diệu" (Huyền diệu được các nhà Thơ mới đồng nghĩa với âm nhạc).
Âm nhạc đã trở thành một chuẩn thẩm mỹ trong thơ ca, không phải yếu tố âm nhạc chỉ có trong Thơ mới, các nhà thơ cổ điển đã nhận thấy: "Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc" (Trong thơ có họa, trong thơ có nhạc). Nhưng phải đến Thơ mới, yếu tố âm nhạc mới được xem là chuẩn mực của cái đẹp, một trong những hình tượng trung tâm của sáng tác thơ ca. Các nhà Thơ mới đã sáng tạo những câu thơ mong manh, hư ảo, huyền hồ, nhiều câu thơ hay, có thể xem là tuyệt bút: Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông. (Bích Khê); Long lanh tiếng sỏi vang vang hận/ Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người. (Xuân Diệu).
3 - Cái đẹp trong Thơ mới, còn gắn với cái kỳ dị. Và có thể nói, lần đầu tiên, trong thơ ca Việt xuất hiện yếu tố này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, quan điểm thẩm mỹ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tập thơ: "Les fleurs du mal" (Những bông hoa tội lỗi) của Baudelaire. Baudelaire cho rằng: Cái ác, cái kinh khủng chính là cái đẹp. Trong bài: "Ca ngợi cái đẹp", ông viết: "Hỡi sắc đẹp! Hỡi con quái vật kếch xù, khủng khiếp, ngây thơ! Dầu em đến từ thiên đường hay địa ngục, điều đó có hề chi; miễn sao con mắt, nụ cười, bàn chân em mở cánh cửa của một cõi vô tận mà ta hằng yêu và chưa hề biết tới". Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê... đều gặp gỡ quan niệm này. Họ xóa nhòa ranh giới giữa cái đẹp với cái ghê tởm.Trong bài tựa cho tập thơ "Tinh huyết” của Bích Khê, Hàn Mặc Tử viết :"Thi sĩ khát khao hoài vọng cái mới, cái đẹp, cái gì rung động hồn phách chàng đến tê liệt, dại khờ, dù cái đẹp đó cao cả hay đê tiện, tinh khiết hay nhơ bẩn, miễn là có tính chất gây nên những đê mê, khoái lạc". Cái đẹp kinh dị đó đã xuất hiện qua hàng loạt bài thơ của Bích Khê, nhiều bài thơ trong tập "Tình huyết" nhuộm đầy máu huyết. Hình ảnh sọ người đầy kinh khủng, rùng rợn, nhưng với Bích Khê là: "Hồ nguyệt động nhiều trăng lấp lánh; chứa bao chất ngọt ngào say dại, uống đến lịm người đi những tủy thơm và não mát". Ta tìm thấy trong thơ Chế Lan Viên những hình ảnh kinh dị như vậy: nào "xương vỡ máu trào",... nào: "những bóng ma Hời sờ soạng trong đêm". Nhất là trong thơ Hàn Mặc Tử (vào thời gian bị bệnh tật, điên loạn cuối đời), ta thường thấy xuất hiện những hình ảnh ghê rợn: Ôi ta mửa ra từng búng huyết/ Khi say sưa với lượn sóng triền miên. (Máu cuồng và hồn điên)
Tuy vậy, giữa "cái đẹp kinh dị" trong thơ Hàn Mặc Tử không đồng nhất với cái đẹp trong thơ Baudelaire. Hàn Mặc Tử không thừa nhận cái đẹp đến từ địa ngục, từ quỷ sa tăng như Baudelaire. Cái đẹp ấy, theo Hàn Mặc Tử, được sinh ra từ tôn giáo: "Đức Chúa Trời tạo ra trăng hoa, nhạc, hương là để cho người đời hưởng thụ... Chúa Trời cho ra đời... một loài thi sĩ. Loài thi sĩ này là bông hoa rất quý và rất hiếm, sinh ra ở đời với một sứ mạng rất thiêng liêng... phải biết tận hưởng những công trình châu báu của Đức Chúa Trời... và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê, nhưng rất thơm tho, trong sạch". Yếu tố "trong sạch” này đã làm xuất hiện trong thơ như một phạm trù thẩm mỹ mới, mà không thể tìm thấy trong thơ cổ điển. Tuy nhiên, về sau, Thơ mới đã đẩy địa hạt này sang sự điên loạn và thần bí, người đọc khó có thể chấp nhận.
Cần phải thấy rằng, để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này, Thơ mới phải có sự cộng hưởng của hai yếu tố: nội sinh (truyền thống) và ngoại nhập (văn hóa phương Tây). Ngoài "cú hích" quan trọng của chủ nghĩa phương Tây, Thơ mới là kết quả của một cuộc vận động tự thân đầy thầm lặng và đau đớn của thơ ca truyền thống.
Nguyễn Văn Siêu có nói: "Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương". Nhìn bề măt, Thơ mới thuộc loại thứ hai. Nhưng thực ra, ẩn sau cái “chỉ chuyên chú ở văn chương” ấy, nó rất con người, rất nhân văn. Chính Huy Cận - một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới đã bộc lộ: "Đi sâu vào tâm hồn ta với cả những làn sóng ngầm, chúng ta gặp hồn dân tộc; đi thật sâu vào tâm hồn dân tộc, chúng ta sẽ gặp hồn nhân loại. Quá trình 'thâm canh' của Thơ mới là như vậy. Cái chung và cái riêng của Thơ mới hòa hợp biện chứng, rất sáng tạo, rất thơ". Từ những cách tân trong quan niệm về cái đẹp, Thơ mới đã thay đồi về chất so với thơ ca truyền thống; giúp thơ ca Việt đi vào quỹ đạo chung của thơ ca nhân lọai

2 tháng 2 2019

các bạn giúp mik vs

Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo định hướng đó.Yêu cầu:- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan...
Đọc tiếp

Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo định hướng đó.

Yêu cầu:

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm.

- Nêu được chủ đề của tác phẩm.

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…)

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

1
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa:

Nguyễn Thành Long là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm: Giữa trong xanh (1972), Ly Sơn mùa tỏi (1980)... Truyện ngắn Lặng lẽ  Sa Pa rút trong tập Giữa trong xanh. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc và có trái tim nhân hậu.

Một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất thơ. Lào Cai miền Tây Bắc của Tổ quốc không hề hoang vu mà trái lại, rất hữu tình, tráng lệ. Khi xe vừa "trèo lên núi" thì "mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng". Trạm rừng là nơi "con suối có thác trắng xóa". Giữa màu xanh của rừng, những cây thông "rung tít trong nắng", những cây tử  kinh "màu hoa cà " hiện lên đầy thơ mộng. Có lúc, cảnh tượng núi rừng vô cùng tráng lệ, đó là khi "nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn". Sa Pa với những rặng đào, với đàn bò lang cổ đeo chuông... như dẫn hồn du khách vào miền đất lạ kì thú.

Trên cái nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sống của con người nơi miền Tây Tổ quốc thân yêu càng thêm nồng nàn ý vị: "nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo". Có thể nói đó là những nét vẽ rất tinh tế và thơ mộng.

Trên cái nền thơ mộng hữu tình ấy là sự xuất hiện của những con người đáng yêu, đáng mến. Thiên nhiên, cảnh vật dù đẹp đến mấy cũng chỉ là cái nền tô điểm, làm cho con người trở nên đẹp hơn.

Đó là bác lái xe vui tính, cởi mở, nhiệt tình với hành khách. Đó là ông họa sĩ già say mê nghệ thuật, "xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối tuần sau" để ông đi thực tế chuyến cuối cùng lên Lào Cai trước lúc về hưu. Lúc nào ông cũng trăn trở "phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích". Đó còn là cô kĩ sư trẻ mới ra trường đã hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cùng làm cho cô hào hứng. Cô khao khát đất rộng trời cao, cô có thể đi bất kì đâu, làm bất cứ việc gì.

 

Và cả những nhân vật không trực tiếp xuất hiện: ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa suốt đời nghiên cứu và lai tạo giống su hào to củ và ngọt để phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Đồng  chí cán bộ nghiên cứu khoa học "suốt ngày dự sét", ngày đêm mưa gió hễ nghe sét là "choàng choàng chạy ra", mười một năm không một ngày xa cơ quan, "không đi đến đâu mà tìm vợ", lo làm một bản đồ sét riêng cho nước ta", cái bản đồ ấy "thật lắm của, thật vô giá". Trán đồng chí ấy cứ hói dần đi!

Và, tiêu biểu nhất có lẽ là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, “một trong những người cô độc nhất thế gian". Anh có nhiệm vụ "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất" góp phần dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Những đêm bão tuyết, rét ghê gớm, một mình một đèn bão ra "vườn" lấy số liệu vào lúc nửa đêm cả thân hình anh "như bị gió chặt ra từng khúc", xong việc, trở vào nhà, "không thể nào ngủ lại được". Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, với ý chí và nghị lực to lớn để vượt qua gian khổ và đơn độc giữa non xanh. Chí tiến thủ là một nét đẹp ở anh: đọc sách, tự học, cần cù và chịu khó: nuôi gà lấy trứng, trồng hoa... làm cho cuộc sống thêm phong phú. Rất khiêm tốn khi nói về mình, dành những lời tốt đẹp nhất ngợi ca những gương sáng nơi Sa Pa lặng lẽ. Rất hiếu khách, anh mừng rỡ, quý mến khi khách lạ đến chơi. Một bó hoa đẹp tặng cô kĩ sư trẻ, một làn trứng gà tươi hiếu ông họa sĩ già, một củ tam thất gửi biếu vợ bác lái xe mới ốm dậy... là biểu hiện của một tấm lòng yêu thương, đối xử chân tình với đồng loại. Anh sống và làm việc vì lý tưởng cao đẹp, vì quê hương đất nước thân yêu, như anh thổ lộ với ông họa sĩ già: "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Vì thế sau khi vẽ xong chân dung anh cán bộ khí tượng, họa sĩ nghĩ về anh: "Người con trai ấy đáng yêu thật...”

 

Tóm lại, những nhân vật trên đây là hình ảnh những con người mới đã sống đẹp, giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân, sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại, cuộc đời của họ vô cùng sôi nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: "Đất nước ta là một vườn hoa đẹp. Mỗi người là một bông hoa đẹp". Nhà văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Mỗi người nơi non xanh ấy là một gương sáng, là một bông hoa ngát hương.

Truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên... rất gần gũi và mến yêu.

14 tháng 9 2023

* Yêu cầu

- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.

- Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.

- Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ.

- Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

23 tháng 11 2023

ummmmmmmmmmmm

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 9 2023

Bài tham khảo:

Trong nền văn học hiện đại nếu như chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương thì chắc hẳn rằng sẽ thấy được sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ “Qua đèo Ngang” tiêu biểu cho phong cách ấy.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được sáng tác khi tác giả vào Phú Xuân (Huế) nhận chức và đi qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, nhớ quê hương và thương cho thân gái nơi đường xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú với cấu trúc đề, thực, luận kết.

Chỉ 8 câu thơ nhưng nó đã diễn tả được hết cái thần thái, cái hồn của cảnh vật cũng như của con người khi đứng trước cảnh trời núi hiu quạnh và lòng người man mác như thế này. Hai câu đề gợi lên trước mắt người đọc khung cảnh hoang sơ nơi đèo Ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, lá chen hoa

Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ "bóng xế tà". Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Trong ca dao, dân ca, chúng ta vẫn bắt gặp thời điểm chiều tả để đặc tả nỗi buồn không biết bày tỏ cùng ai. Mặt trời xuống núi, hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này.

Cảm giác cô đơn, lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá đang quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau để sống, sinh sôi.

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hiu quạnh của đèo Ngang.

Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn. Sang đến hai câu thơ luận thì cảm xúc và tâm sự của tác giả bỗng nhiên trỗi dậy:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái da da

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe văng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quạnh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương.

Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt. Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm:

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Chỉ bốn chữ “dừng chân nghỉ lại” cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chồn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn “một mảnh tình riêng”. Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Những hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ: rạng đề, dòng sông uốn lượn ven đê, cồn xanh, bãi tía, đường làng, trời xanh, phơi xác lá bàng và cả những người xới cà, ngô bộn bề, đoàn người gánh khoai làng.

- Nhận xét: ta thấy được những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh,... Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh đầy bình yên và ấm áp. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng.

Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?b. Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của...
Đọc tiếp

Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:

a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?

b. Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cho thấy tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về điều gì?

c. Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều gì sẽ làm em hứng thú nhất và đâu là điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết tác phẩm này?

d. Sau khi đã tìm hiểu kĩ tác phẩm, em nhận thấy nhan đề có mối liên quan như thế nào với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm?

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Hoàn cảnh ra đời: viết tại Huế (1/1981), in trong tập bút ký cùng tên => khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm.

b. Tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm.

c.

- Điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm.

- Điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương.

d.

- Nhan đề dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.

- Bài bút kí đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung.

- Lấy tên nhan đề dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở.

- Nhan đề cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

15 tháng 9 2023

Một số văn bản nghị luận về tác phẩm Nắng mới:

https://www.qdnd.vn/van-hoa/sach/nang-moi-thi-pham-hay-ve-nguoi-me-709974

https://sachgiai.com/Toan-hoc/binh-giang-bai-tho-nang-moi-cua-luu-trong-lu-13976.html

1.1. Khi phân tích tác phẩm văn học, trước hết, cần xác định thể loại của tác phẩm đó (truyện, thơ, kí, kịch) để vận dụng những tri thức về thể loại trong việc phân tích tác phẩm. Trong Bài 6, các em đã học cách phân tích một tác phẩm truyện; trong Bài 7 đã học cách phân tích một tác phẩm thơ; Bài 9 tập trung hướng dẫn các em cách phân tích một tác phẩm hài...
Đọc tiếp

1.1. Khi phân tích tác phẩm văn học, trước hết, cần xác định thể loại của tác phẩm đó (truyện, thơ, kí, kịch) để vận dụng những tri thức về thể loại trong việc phân tích tác phẩm. Trong Bài 6, các em đã học cách phân tích một tác phẩm truyện; trong Bài 7 đã học cách phân tích một tác phẩm thơ; Bài 9 tập trung hướng dẫn các em cách phân tích một tác phẩm hài kịch.

Đối tượng phân tích có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc một phần của tác phẩm; cần chú ý phân tích cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; chỉ ra được tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,...) trong việc biểu đạt nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa; tình cảm, thái độ của tác giả,...).

1.2. Để viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười, các em cần chú ý:

- Xác định rõ yêu cầu nghị luận (nếu là bài làm theo đề đã cho thì yêu cầu này được thể hiện ở đề bài).

- Đọc lại tác phẩm hài kịch là đối tượng phân tích.

- Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ tập trung làm sáng rõ.

- Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận.

- Chú ý lựa chọn, sử dụng bằng chứng trong tác phẩm để lí giải, phân tích, đưa ra nhận xét, góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm.

- Bài viết cần tránh việc chỉ kể lại đơn thuần nội dung hay nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật một cách chung chung, thiếu thuyết phục.

0
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Tuy có điểm gặp gỡ, nhưng mỗi bài thơ thu vẫn có vẻ đẹp riêng. Các luận điểm và lý lẽ, bằng chứng tiêu biểu mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ vẻ đẹp của từng bài:

- Thu điếu: hay và điển hình nhất cho mùa thu Việt Nam trong ba bài:

+ Cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện lên sống động, chân thật

+ Cái thú vị nằm ở điệu xanh, ở những cử động, ở các vần thơ và cách kết hợp với từ, với nghĩa chữ,...

- Thu ẩm: tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu

+ Có đêm sâu, ngõ vắng và đom đóm lập lòe

+ Cảnh chiều quê, có khói bếp quấn quýt lưng giậu

+ Bầu trời buổi chiều xanh ngắt

- Thu vịnh: mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, mang cái thần của cảnh mùa thu

+ Cái thần, cái hồn của cảnh thu nằm ở trời thu

+ Cây tre Việt Nam hợp với hồn thu

13 tháng 9 2023

Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.

Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.