Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)
Tình cảm anh em trong gia đình là một tình cảm rất thiêng liêng nhưng lại rất ít người quan tâm đến nó. Vậy tình cảm anh em trong gia đình là gì?Đó trước hết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trong một gia đình. Nhưng đó không đơn giản như thế mà nó còn là tình cảm yêu thương quý trọng nhau chia sẻ cho nhau giữa những anh em trong một gia đình. Đó là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cá nhân mỗi con người không hề giả dối lợi dụng nhau. Đó là một tình cảm gắn bó mật thiết và đôi khi đó còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tình toán thiệt hơn. Từ những ngày còn thơ bé chúng ta đã được cha mẹ ông bà dậy dỗ là phải yêu thương kính trọng anh chị và nhường nhịn thương yêu em nhở. Đến khi lớn lên chút nữa chúng ta lại được các thầy cô dậy dỗ về tình cảm anh em trong gia đình qua những câu chuyện như sự tích trầu cau hay truyện cổ tích cây khế. Tuy mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng qua đó ta đều thấy được nhân dân ta cha ông ta đã nhắn nhủ một tình cảm một đạo đức rất cao đẹp đó là phải biết yêu thương anh em với nhau.
4)
Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.
Chúc bạn học tốt!
2)Gợi ý
- Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên
- Là nơi con cái tìm kiếm sự an ủi, chở che từ người lớn
- Mang đến sự ấm áp và niềm vui đồng thời xoa dịu những nỗi đau
- Là cái nôi giáo dục nên nhân phẩm và tính cách của con trẻ.
- Là yếu tố tác động đến tâm lý và lối sống của các thành viên trong gia đình.
- Gia đình có nhiều tranh chấp, bất hòa khiến các thành viên dễ bị tổn thương và mặc cảm.
- Con trẻ nếu không được gia đình bảo bọc và dạy dỗ sẽ dễ gục ngã trước khó khăn, cám dỗ từ xã hội....
Tham Khảo !
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân trọng và một trong những điều ấy đó chính là tình cảm gia đình .Vậy đã có ai tự hỏi mình rằng tình cảm gia đình là gì chưa và tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến như vậy? Bởi tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc. Nhưng đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm quý báu ấy, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng đón lấy mình, mình đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc mỗi sáng, một bữa cơm ấm cúng ,…, chỉ những việc làm nhỏ đó thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này.
Tham khảo:
Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc". Vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng quan trọng, dù cuộc đời bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó vẫn chỉ là cuộc đời bất hạnh.
Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Cho ta một không gian sống để bước những bước đầu tiên trong cuộc đời, khi ta còn quá non nớt và bé bỏng, gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho ta được an toàn lớn lên. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người.
Ai chẳng muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời được sống bên người thân yêu, được sống trong tình cảm yêu thương, tránh xa mọi bộn bề và bon chen của cuộc sống, có gia đình để nương tựa lúc về già là hạnh phúc lớn lao. "Gia đình giống như một cái cây", mỗi cá nhân chúng ta giống như cành cây, trưởng thành theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn chung một cội rễ. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người cho chúng ta, mái ấm gia đình cũng là mái trường đầu tiên ta được học, học từ những thứ căn bản, đơn sơ nhất trong nếp sống, sinh hoạt đến cách đối nhân xử thế. Chính vì vậy, người ta thường nói gia đình phải có gia phong, lễ nghĩa, nề nếp và nếp sống của gia đình sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách của chúng ta. Một gia đình gia giáo, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn sẽ trở thành những người có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, ngược lại nếu gia đình thường bất hòa, mâu thuẫn và chia rẽ sẽ khiến con cái lớn lên trong ác cảm, tự ti và thù hận. Nếu điều hạnh phúc nhất là có gia đình thì điều tồi tệ nhất chính là sự tan vỡ gia đình. Đối với người đã trưởng thành, đó là một mất mát to lớn, khiến họ mất đi chỗ dựa, chẳng còn bến đỗ bình yên để trở về, nhưng đã trưởng thành vẫn còn may mắn hơn là trẻ thơ, nếu trẻ thơ mất đi gia đình sẽ trở thành trẻ mồ côi, cơ nhỡ, không người chăm sóc, lang thang đầu đường xó chợ. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu tổn thương và bất hạnh nhất. Đối với xã hội, khi gia đình tan vỡ giống như mất đi một tế bào có lợi, sản sinh ra thêm nhiều tế bào có hại, bởi không có gia đình con người ta khó được giáo dục nên người, khi ra ngoài xã hội chỉ gây ra những tệ nạn, thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến mọi người và bộ mặt xã hội.
Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và những người yêu thương mình.
3)
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó."Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)
Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
Tham khảo
Mặc dù hiện tại tôi đã là một cậu học sinh cấp 2 nhưng mỗi khi tháng 9 đến lòng tôi lại bồi hồi, xúc động khi nghĩ về ngày khai giảng đầu tiên của mình đó là năm bước vào lớp 1.
Sáng hôm đó, bầu trời nắng nhẹ và có những cơn gió mát khẽ lay động cành cây, cũng dễ hiểu thôi vì đã vào mùa thu. Tới dậy sớm hơn mọi lần vì hôm nay là ngày khai giảng bước vào lớp 1, bước ngoặt đến trường của mỗi cô cậu học sinh. Mẹ chở tôi trên chiếc xe đạp cũ, khung cảnh hai bên đường với những hàng cây, ngôi nhà ngày thường rất đỗi quen thuộc nhưng hôm nay sao lạ quá, trong lòng tôi bỗng có cảm xúc bâng khuâng đôi chút lo lắng và hồi hộp không biết có phải vì quá căng thẳng hay không mà tôi khẽ nép vào sau lưng mẹ. Đi đường một quãng dài cũng đến ngôi trường tôi sắp học, đó là một ngôi trường nhỏ với cánh cổng màu xanh, cánh cổng hoen rỉ bởi màu của thời gian. Bên trong cánh cổng là từng nhóm người tụ họp, phụ huynh và cả các bạn xa lạ đang nắm tay người thân như không rời. Mẹ tôi dừng xe và dắt tôi vào cổng, cảm giác lo lắng lại quay trở lại và bước chân của tôi như chậm lại, mẹ hiểu cảm giác đó và trấn tĩnh tôi: “Đây là nơi con sẽ học tập, nơi này có bạn bè và thầy cô giáo yêu quý”. Chưa kịp suy nghĩ chuyện gì khác thì cô giáo xuất hiện và cất lời: “Kính chào các bậc phụ huynh cùng các em học sinh, hôm nay là ngày khai trường đầu tiên, kính chúc phụ huynh sức khỏe và các thầy cô trong trường sẽ chăm lo cho các em giúp các em thành người”. Tiếng vỗ tay vang lên khắp mọi nơi, các em bắt đầu xếp hàng chuẩn bị vào lớp, các thầy cô giáo về khu vực lớp chủ nhiệm. Tôi phải rời vòng tay ấm áp của mẹ, cảm giác sợ hãi, lo lắng nhưng khi cô giáo đến gần và xoa đầu tôi, sự xa lạ bỗng nhiên biến mất. Cô giáo bắt đầu phân chia chỗ ngồi cho các bạn, tôi ngồi gần một bạn nam ở giữa lớp. Cô giáo chuẩn bị giảng bài, tôi mở cặp lấy sách vở đặt ngay ngắn trên bàn và háo hức trông đợi những điều mới mẻ của buổi học đầu tiên.
Tham khảo:
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.
Tham khảo nha:
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.
Tham khảo!
Câu 1:
Quãng đời học sinh của ai cũng đều phải trải qua rất nhiều buổi lễ khai trường. Nhưng đối với tôi, ngày khai trường đầu tiên lại để lại những ấn tượng thật tốt đẹp. Trong bộ đồng phục mới tinh đã được mẹ giặt sạch sẽ, tôi được bố đưa đến trường. Khi đến nơi, tôi cảm thấy ngôi trường hôm nay sao mà khác. Sân trường được quét dọn sạch sẽ và được phủ đầy các hàng ghế dành cho học sinh. Phía trên sân khấu, dòng chữ: “Lễ khai giảng năm học 2020 - 2021” được in chính giữa tấm băng rôn trông vô cùng nổi bật. Đúng bảy giờ ba mươi phút, lễ khai giảng chính thức bắt đầu. Tôi cảm thấy ấn tượng nhất với phần diễu hành của chúng tôi - những học sinh khối lớp một. Các lớp xếp thành hai hàng ngay ngắn, đi từ phía bên trái cánh gà qua sân khấu. Rồi cũng đến lượt lớp tôi diễu hành, tiếng nhạc rộn rã, tiếng vỗ tay rào rào. Khi đi qua trước lễ đài, tôi có cảm giác cả trường đang nhìn vào chúng tôi: các thầy cô giáo, các vị khách mời, các anh chị lớp trên… Sau khi diễu hành, chúng tôi trở về hàng để tham dự buổi lễ. Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng đến giờ vẫn khiến tôi nhớ mãi. Buổi lễ khai trường đầu tiên diễn ra thật trạng trọng.
Tham khảo!
Câu 2:
Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Trong cuộc đời mỗi người chúng ta có biêt bao ngày khai trường từ mầm non đến tiểu học đến trung học cơ sở đến trung học phổ thong hay cả đại học ,nhưng có ý kiến cho rằng:"Ngày khai trường để vào lớp 1 là 1 ngày có dấu ân sau đậm nhất trong tâm hồn mỗi người học sinh".
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình.
Bỗng hồi trống tập trung vang lên, các bạn nhanh chân về vị trí lớp mình, chỉ loáng một cái, cả trường đã xếp hàng thẳng đều tăm tắp. Em ngỡ như mình đang đứng trong hàng ngũ của nghìn chiến sĩ nhí đã sẵn sàng cho một cuộc hành quân.
Bắt đầu chương trình, cô tổng phụ trách lên tuyên bố lí do và ngay sau đó, tiếng nhạc nổi lên như một sức hút mãnh liệt hướng mọi ánh nhìn về phía sân khấu, những tiết mục văn nghệ chào mừng diễn ra vô cùng hấp dẫn và sôi động. Tiếng hát, điệu nhạc rộn ràng hòa theo gió bay xa, vang mãi và đọng lại trong tim mỗi người. Gió cùng những cây xanh trong sân trường cũng không chịu đứng ngoài cuộc, rung rinh những lùm cây như những chiếc bông cổ vũ hòa cùng điệu nhảy của các bạn trong đội văn nghệ. Những quả bóng bay đầy màu sắc cũng nhún nhảy trên tay các bạn học sinh như muốn hát, muốn múa mừng ngày khai trường.
Những tiết mục văn nghệ vừa kết thúc là bắt đầu lễ chào cờ. Quốc ca và đội ca của các bạn học sinh toàn trường vang lên, mạnh mẽ hòa quyện vào nhau làm cho những khúc ca thêm hào sảng. Cảnh vật cũng như hiểu đang diễn ra nghi lễ, cây như lặng, gió như ngừng, cũng nghiêm trang cùng chúng em. Mọi ánh mắt hướng về lá cờ đỏ sao vàng và Bác Hồ kính yêu đang mỉm cười trìu mến. Em thầm hứa với Bác, với lòng mình sẽ nỗ lực không ngừng trong năm học này để đạt được thành quả cao nhất kính dâng lên Bác Hồ và dường như các bạn học sinh trường Lê Quý Đôn cũng đang tự nhắc mình điều đó.
Nối tiếp phần nghi lễ, cô Văn Mai Hương, Liên đội trưởng của nhà trường lên đọc thư của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Những lời dặn dò, nhắn nhủ trong thư giúp chúng em dần nhận ra tầm quan trọng lớn lao của việc học tập.
Có thể nói giây phút xúc động nhất của buổi lễ là lúc cô hiệu trưởng Nguyễn Phương Thảo đọc diễn văn khai giảng phát động thi đua chào mừng năm học 2010 – 2011 và tuyên bố bắt đầu năm học mới. Bài diễn văn ngắn gọn, súc tích được thể hiện qua một giọng đọc trầm ấm, chứa đựng đầy hào khí, khơi dậy lòng quyết tâm học tập của chúng em. Ngay sau đó,Cô hiệu trưởng lên đánh trống khai giảng năm học mới.:”Tùng! Tùng! Tùng!...”
Tiếng trống ngân vang xuyên qua từng vạt nắng, từng lùm cây, lên đến tận mây xanh và đọng mãi giữa trời thu tháng 9. Những chùm bóng bay nối nhau bay cao mãi mang theo những ước nguyện của tuổi thơ chúng em... Trong buổi lễ khai giảng trọng đại này, hội trưởng hội phụ huynh học sinh cũng lên chia sẻ cảm xúc với những lời chúc tốt đẹp nhất cùng bó hoa tươi thắm tặng cho trường Tiểu học Nghi Hải. Kết thúc buổi lễ khai giảng . Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài...
Những ngày đầu tiên ấy, rồi cũng qua, nhưng nó để lại trong lòng tôi 1 kỉ niệm đẹp mà dường như suốt đời không quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên thưở ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.
Khác với các ngày khai trường khác.Cái ngày bước vào ngôi trường tiểu học lần đầu tiên là một kí ức đẹp trong em. Buổi sáng cuối thu hôm ấy, mẹ chở em đến trường. Mẹ dặn dò, động viên em rất nhiều nên em cũng bớt lo lắng đôi chút. Cảm giác háo hức, hồi hộp xen lẫn lo lắng vẫn còn in lại rất rõ rệt. Mẹ thấy em vui vẻ như vậy nên rất vui. Mẹ kể cho em nhiều thứ lắm, nhất là lần đầu mẹ đến trường giống em bây giờ. Mẹ bảo rằng khi ấy mẹ rất lo sợ nhưng khi vào trường thì cứ như một thế giới mới vừa chào đón mẹ vậy. Em im lặng lắng nghe kĩ từng chút. Lâu lâu, em cất tiếng hỏi những thắc mắc mà chỉ có cái lứa tuổi đó mới có thể nghĩ ra được. Nào là "Mẹ ơi, cô giáo có dữ ko ? Cô giáo có đánh con hay các bạn có ăn hiếp con ko ?" mẹ thì thở dài và mỉm cười trc sự ngây ngô, ngốc nghếch của em. Khi mẹ bảo rằng sắp đến trường rồi, tim em bỗng đập nhanh hơn bình thường. Em ôm chặt lấy mẹ, rúc đầu vào tấm lưng người như sợ bị ai đánh. Mẹ cứ mỉm cười, thì thầm câu hát :"Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em đến trường. Em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương". Khi mẹ đỡ em xuống xe, em vẫn ôm mẹ như đứa con nít lên 3.
Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 7 của trường trung học cơ sở. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc. Nhớ lại những câu nói lúc nãy, em lấy hết can đảm bước vào ngôi trường mới với câu nói "mẹ tin con sẽ làm đc tất cả" cứ vang vảng bên tai. Mẹ ơi, hãy yên tâm nhé. Con sẽ bước đi, bằng đôi chân nhỏ bé này. Cho dù đây chỉ là bước khởi đầu nhg đến một lúc nào đó, con sẽ tự tin quyết định ước mơ và tương lai của mình. Hãy tin con, mẹ nhé!!!Quả thật ý kiến trên là hoàn toàn đúng.Ngày khai trường lớp 1 vô cùng ý nghĩa.
Trong không khí vui tươi rộn ràng bạn nào cũng cảm thấy thêm yêu trường, yêu lớp, thêm hào hứng trên con đường khám phá tri thức tuổi học trò.
Em về, em gửi lại yêu thương
Khắc trong gió, quyện trong từng vạt nắng
Từng góc sân trường, từng trang giấy trắng
Khung trời này bỗng chốc hóa yêu thương.
2)Bạn tham khảo nha:
· Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó. Đó chính là những tác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát triển cho xã hội. Nghiên cứu giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội và một hệ thống được tổ chức đặc biệt, ta thấy giáo dục có ba chức năng quan trọng, đó là: Chức năng kinh tế - sản xuất, chức năng chính trị - tư tưởng và chức năng văn hóa - xã hội.
Sự phát triển xã hội được đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế. Mọi xã hội được xây dựng trên nền tảng của các nền kinh tế và được tạo ra bởi các yếu tố kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển về kinh tế cũng cần có rất nhiều nguồn lực như nguồn lực nhân lực, nguồn lực nguồn vốn, nguồn lực tài nguyên ….; trong đó nguồn lực nhân lực (người lao động) là quan trọng nhất. Bởi vì,nếu muốn đưa xã hội càng phát triển, đòi hỏi phải có những người có trình độ cao, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn lao động sản xuất, có những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Muốn có nguồn nhân lực như vậy thì xã hội cần phải có giáo dục. Bởi vì giáo dục thông qua hệ thống giáo dục và dạy học, bằng bằng nhiều hình thức khác nhau, giáo dục trực tiếp đào tạo ra đội ngũ người lao động đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có trình độ cao, một mặt, để thay thế cho những lao động đã mất; mặt khác , để bổ sung, nâng cao và đáp ứng nguồn nhân lực cho yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất (mở rộng các khu vực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, hiện đại hóa, công nghiệp hóa …). Chất lượng nguồn nhân lực được đặc trưng bởi trình độ được đào tạo (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật, năng lực công nghiệp,…). Tất cả đều do giáo dục quyết định. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tốt là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Giáo dục đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các nguồn lực cần thiết cho xã hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Thông qua các quá trình giáo dục và dạyhọc, bằng nhiều hình thức khác nhau; giáo dục đã:
+ Đào tạo ra những con người mới, là những người có trình độ văn hóa, am hiểu về khoa học kỹ thuật – khoa học công nghệ; có khả năng vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật – công nghệ vào quá trình sản xuất lao động. Nhờ vậy làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo động lực cho xã hội phát triển.
+ Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra nguồn nhân lực mới để thay thế những sức lao động cũ bị mất đi do ốm đau, bệnh tật, tuổi già, tai nạn …
+ Hiện nay hầu như các nước trên thế giới đều ý thức được tầm quan trọng, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế. Vì thế các nước trên thế giới đều coi trọng giáo dục, ưu tiên cho giáo dục, đầu tư cho giáo dục , xây dựng hệ thống giáo dục hoàn thiện đáp ứng nhu cầu xã hội.Như: tăng ngân sách cho giáo dục, trang bị thiết bị giáo dục cho các trường …. Hầu như nước nào quan tâm đến giáo dục thì nước đó đều có sự phát triển mạnh về kinh tế, điển hình như Nhật Bản, Singapore. Đầu tư giáo dục là đầu tư cho tương lai, vì thế không những là các nước trên thế giới mà Việt Nam chúng ta cũng đang đầu tư rất lớn cho giáo dục. Đã chú trọng đến những chính sách phù hợp để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho người lao động như:Đưa người sang các nước bạn để học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của các nước khác; mở các lớp chuyên tu, tại chức, cao học, …. Giáo dục đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển cho các nền kinh tế. Vì thế muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải tập trung mọi nổlực để phát triển giáo dục, dựa vào giáo dục và lấy giáo dục làm động lực.
3)Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh.