K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Nguyên phân là gì?

Trong sinh học tế bào, nguyên phân hay phân bào nguyên nhiễm  một phần của chu kỳ tế bào khi các NST kép được tách và đi về hai nhân tế bào mới.

2.Quá trình của nguyên phân?

Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào phổ biến ở sinh vật nhân thực. Quá trình này bao gồm 2 giai đoạn, đó là phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

27 tháng 1 2022

Nguyên phân là một loại phân chia tế bào trong đó một tế bào gốc phân chia để tạo ra hai tế bào mới giống hệt nhau về mặt di truyền.
Trong bối cảnh của chu kỳ tế bào, nguyên phân là một phần của quá trình phân chia trong đó DNA của nhân tế bào được phân chia thành hai bộ nhiễm sắc thể bằng nhau.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 9 2023

a, Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản của quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là để nhuộm màu nhiễm sắc thể trong tế bào. Từ đây, ta có thể quan sát được hình thái, số lượng, vị trí của các nhiễm sắc thể và đoán được tế bào đang ở giai đoạn nào của phân bào.

b, Ở bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản của quá trình nguyên phân của tế bào lại cần đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm mà không được đun sôi do:

- Đun nóng nhẹ: giúp cấu trúc thành và màng tế bào trở nên linh động hơn, giúp thuốc nhuộm dễ dàng đi qua 2 cấu trúc này và vào trong nhân tế bào gặp nhiễm sắc thể.

- Không đun sôi do: Đun sôi có thể làm tế bào vỡ ra, giải phóng các nhiễm sắc thể ra ngoài dung dịch. Khi đó, sẽ không thể xác định được kì phân bào của các tế bào ban đầu.

c, Trong quy trình làm tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào cần phải ngâm ống sinh tinh của châu chấu trong dung dịch nhược trương KCl và loại bỏ các phần mỡ bám xung quanh các ống sinh tinh do:

- Bình thường, việc đếm nhiễm sắc thể trong tế bào thường gặp trở ngại ở loài có số lượng hoặc kích thước nhiễm sắc thể trong tế bào lớn bởi nhiễm sắc thể có thể nằm chồng chéo lên nhau, khó quan sát.

- Trong dung dịch nhược trương KCl thì tế bào ống sinh tinh sẽ là ưu trương so với dung dịch. Do đó, nước từ môi trường ngoài sẽ đi vào trong tế bào, làm tế bào trương lên và dẫn tới sự phân tán của nhiễm sắc thể trong tế bào. Khi đó, ta có thể quan sát và đếm các nhiễm sắc thể đã được nhuộm dễ dàng hơn. Nhờ đó, việc xác định giai đoạn của phân bào cũng dễ dàng hơn.

- Cần loại bỏ các phần mỡ bám xung quanh ống sinh tinh để tránh mỡ phủ lên các tế bào, dẫn tới không quan sát được hình thái, nhiễm sắc thể trong tế bào và khó khăn trong xác định giai đoạn giảm phân của tế bào.

26 tháng 4 2021

a.

Số lần nguyên phân là:

2k = 16 

-> k = 4

b.

Số NST có ở kì giữa của NP là 8 NST kép

5 tháng 5 2023

Đây là đáp án của mình, bạn tham khảo và nhấn like cho mình nhé ! 

a) Số lần nguyên phân có thể tính bằng công thức: 2^n = số tế bào cuối cùng sau quá trình nguyên phân. Trong trường hợp này, số tế bào cuối cùng là 16, nên ta có:

2^n = 16

Từ đó ta có:

n = log2(16) = 4

Vậy số lần nguyên phân là 4.

b) Để tính số NST ở kì giữa của quá trình nguyên phân, ta có thể áp dụng công thức sau:

Số NST ở kì giữa = 2^(n-1)

Trong đó n là số lần nguyên phân. Trong trường hợp này, ta đã tính được n là 4, nên ta có:

Số NST ở kì giữa = 2^(4-1) = 2^3 = 8

Vậy số NST ở kì giữa của quá trình nguyên phân của tế bào ruồi giấm là 8.

7 tháng 8 2017

I à  sai. Vì xảy ra 2 lần phân bào là của giảm phân.

IV à  sai. Vì NST đơn tồn tại ở kỳ sau và kỳ cuối của quá trình nguyên phân.

Đáp án B

14 tháng 1 2018

Đáp án B

5 tháng 3 2022

- Kỳ Trung gian : 2n NST đơn tự x2 thành 2n NST kép

Giảm phân I : 

Kì đầu : 2n NST kép bắt đầu đóng xoắn, đính vào thoi phân bào, có thể xảy ra quá trình tiếp hợp và trđ chéo

Kì giữa : 2n NST kép xếp thành 2 hàng trên mp xích đạo, đóng xoắn cực đại

Kì sau : 2n NST kép tách thành 2.n NST kép, phân ly độc lập về 2 cực tb 

Kì cuối : n NST kép nằm gọn trong nhân mới, duỗi xoắn

Giảm phân II :

Kì đầu : n NST kép bắt đầu đóng xoắn, đính vào thoi phân bào

Kì giữa : n NST kép xếp thành 1 hàng trên mp xích đạo, đóng xoắn cực đại

Kì sau : n NST kép tách thành 2.n NST đơn, phân ly đồng đều về 2 cực tb 

Kì cuối : n NST đơn nằm gọn trong nhân mới, duỗi xoắn

* So sánh : 

+ Giống : 

- Đều là hình thức phân bào, có một lần x2 ADN.

- Đều có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

- NST đều có các hoạt động : tự nhân đôi, đóng xoắn, duỗi xoắn,...

+ Khác : 

              Nguyên phân                 Giảm phân
- Xảy ra ở tb sdưỡng, sdục sơ khai, hợp tử- Xảy ra ở tb sdục chín
- Kì đầu 2n NST kép ko có quá trình tiếp hợp, trđ chéo- Kì đầu I 2n NST kép có thể xảy ra tiếp hợp, trđ chéo
- Kì giữa 2n NST kép NST xếp thành 1 hàng trên mp xíc đạo- Kì giữa I 2n NST kép xếp thành 2 hàng trên mp xíc đạo
- Kì sau 4n NST đơn phân li đồng đều về 2 cực tb- Kì sau I 2n NST kép phân li độc lập về 2 cực tb
-  Kì cuối 2n NST đơn nằm gọn trong nhân mới- Kì cuối I n NST kép nằm gọn trong nhân mới
- Kết quả : từ 1 tb mẹ tạo ra 2 tb con giống nhau và giống hệt mẹ- Kết quả : từ 1 tb mẹ tạo ra 4 tb con giống nhau và bằng 1 nửa số NST của tb mẹ
- Là cơ sở duy trì nòi giống cho loài ss vô tính- Là cơ sở duy trì nòi giống cho loài ss hữu tính
- Ko tạo ra Biến dị tổ hợp- Tạo ra Biến dị tổ hợp
5 tháng 3 2022

trđ là chi

 

22 tháng 3 2023

Nguyên nhân gây rối loạn quá trình điều hòa phân bào dẫn đến phát sinh ung thư là:

- Tác nhân gây đột biến ở môi trường bên ngoài cơ thể như khói thuốc lá, các độc tố của vi sinh vật có trong các thực phẩm bị mốc, tia tử ngoại, nhiều loại hóa chất như chất độc màu da cam, tia phóng xạ,... 

- Tác nhân gây đột biến bên trong cơ thể như một số loại virus gây bệnh mãn tính (virus viêm gan B, virus gây viêm tử cung); các gốc tự do trong tế bào, sản phẩm của quá trình chuyển hóa và các chất độc hại mà cơ thể hấp thụ qua thức ăn hoặc từ các vi sinh vật sống kí sinh trong cơ thể.

Hầu hết các bệnh ung thư là do đột biến gen phát sinh trong tế bào của cơ thể nên không di truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chỉ khoảng hơn 10% bệnh ung thư là do gen đột biến được di truyền từ bố mẹ.