K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hiện tượng phá vỡ ngôn ngữ thông thường trong cụm từ "ánh mắt sáng quắc" tạo ra sự mạnh mẽ, hình ảnh đặc biệt và độc đáo trong câu văn. Dưới đây là phân tích về tác dụng của hiện tượng này:

1.Tạo ra hình ảnh sắc nét và gây ấn tượng mạnh mẽ: Thông thường, "ánh mắt sáng" chỉ là cách diễn đạt thông thường về ánh sáng phát ra từ mắt. Tuy nhiên, khi kết hợp với từ "quắc", nó tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và đặc biệt hơn. "Quắc" thường được sử dụng để miêu tả sự sáng chói hoặc mạnh mẽ, tạo ra cảm giác nhấn mạnh và gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.

2.Tạo ra một hình ảnh hấp dẫn và bí ẩn: Việc sử dụng ngôn ngữ không thông thường tạo ra một hình ảnh độc đáo và hấp dẫn. Cụm từ "ánh mắt sáng quắc" có thể gợi lên hình ảnh của một đối tượng bí ẩn, hoặc tạo ra một cảm giác kỳ bí và huyền bí. Điều này giúp tạo ra một không khí huyền bí và kích thích sự tò mò của độc giả.

3.Tạo ra sự tiếp xúc giữa ngôn ngữ và cảm xúc: Việc sử dụng từ ngữ không thông thường như "quắc" có thể kích thích sự phản ứng cảm xúc của độc giả, khiến họ cảm thấy bất ngờ hoặc thích thú. Điều này tạo ra một trải nghiệm đọc độc đáo và đặc biệt, giúp câu chuyện trở nên sống động và hấp dẫn hơn

Như vậy, việc sử dụng ngôn ngữ không thông thường trong cụm từ "ánh mắt sáng quắc" tạo ra một sự tươi mới và sức hút đặc biệt trong văn bản, góp phần làm nổi bật hình ảnh và cảm xúc trong tâm trí của độc giả.

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi...
Đọc tiếp

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 )
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? (0,5 điểm )
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

2
2 tháng 3 2020

1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )

=> Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh ⟶ sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.

+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ

+ Âm điệu: trầm buồn.

- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.



2 tháng 3 2020

3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )

=> Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.


4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

=> Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

30 tháng 4 2017

Hình ảnh leo lét nơi quán hàng chị Tí là biểu tượng cho kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, mù tối của những người nghèo khổ trong màn đêm của xã hội cũ

Đáp án cần chọn là: D

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

   (Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam )

Xác định phương thức biểu đạt được tác giả kết hợp trong đoạn trích?

1
10 tháng 3 2018

Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự, miêu tả,biểu cảm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

   (Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam )

Câu văn: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.” Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?

1
14 tháng 2 2017

Câu văn sử dụng biện pháp: So sánh ( như lửa cháy…như hòn than)

Tác dụng: Gợi những màu sắc vụt sáng lên trước khi sắp tắt. Sự vật đang chuyển dần trạng thái, đang tự nó mất dần đi ánh sáng, sức sống, đang tàn tạ dần trong chiều muộn. Nhà văn đã vẽ nên những hình ảnh vừa tinh tế vừa thân thuộc, gần gũi với những tâm hồn quê.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

   (Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam )

Những màu sắc và âm thanh nào được nhắc đến khi miêu tả bức tranh cảnh chiều tàn?

1
4 tháng 5 2017

- Màu sắc rực rỡ nhưng héo úa:

   + Đỏ rực như lửa cháy

   + Đám mây ánh hồng

   + Dãy tre làng đen lại

- Âm thanh nhỏ bé, tĩnh lặng:

   + Tiếng trống thu không

   + Tiếng ếch nhái kêu ran

   + Tiếng muỗi vo ve

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.Mẹ con bác...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

   (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.

1
30 tháng 9 2017

BPTT so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” [so sánh con người với con vật, lại là con vật chết] → Đây là 1 hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên kh

ông hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

   (Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam )

Tâm trạng của Liên khi chứng kiến cảnh chiều tàn?

1
21 tháng 7 2017

Tâm trạng của Liên: Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần. Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.Mẹ con bác...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

   (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó.

1
24 tháng 11 2019

Tình cảm của nhà văn: Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Cảm xúc, thái độ của tác giả khi nhìn thấy cảnh tượng:

- “Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau”

→ Câu thơ phần nào cho thấy sự phóng túng, sa hoa trong cách ăn mặc của người phương Tây khiến tác giả có phần lạ lẫm

- “Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu/ Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói/ Kéo áo, rì rầm nói với nhau”

→ Hình ảnh người thiếu phụ tựa vai chồng một cách âu yếm, hạnh phúc khiến tác giả có chút ghen tị khi nhìn lại hoàn cảnh của mình

- “Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay/ Gió bể, đêm sương, thổi lạnh thay!”

Khung cảnh ban đêm tĩnh lặng, gió lạnh khiến nỗi buồn của tác giả càng dâng trào

- “Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy,”

→ Người thiếu phụ tiếp tục làm nũng chồng khiến tác giả càng thêm buồn vì tình cảnh lẻ loi, cô độc nơi đất khách quê người của mình

- “Biết đâu nỗi khách biệt ly này.”

→ Nỗi buồn, cô đơn của tác giả được đẩy lên cao trào và thốt ra thành lời, tác giả thương thay cho thân phận đất khách quê hương và tình cảnh lẻ loi, cô độc của mình.