K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2023

Thác Giang Điền là một trong những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam. Với vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng, thác nước cao vút ở đây luôn làm say đắm lòng người. Thác nằm giữa dãy núi phía bắc, chảy từ đóng băng của tuyết núi vào mùa đông, tạo nên các dòng sông ngũ lộc hoang sơ.

Thác Giang Điền có độ cao khoảng 30m, chảy dòng nước xanh trong, tạo nên cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hoang sơ không gian yên tĩnh và trong lành, vô cùng bình yên. Mùa xuân, thác nước chảy manh đến độ cảnh tượng rất lãng mạn, rất đẹp mắt. Điểm đặc biệt của thác là lúc nước thác từ trên cao ru ngược lại chảy về dưới, tạo thành dòng nước trắng như sữa nên được gọi là thác sữa.

Cùng với cảnh quan hữu tình và thơ mộng, du khách có thể tìm thấy hang động bên cạnh thác. Tuy nhiên để đến được cái hang này, khách phải leo dốc núi cao, trèo qua nhiều bậc đá với độ khó vừa phải. Điều đó khiến cho du khách được nhìn thấy sự yên tĩnh, tự nhiên, cùng những thước đá khô cằn đan xen trong những hàng tre xanh tắm mình cùng bờ suối tạo nên một không gian thiên nhiên hoang sơ và bình yên.

Trở về từ Thác Giang Điền, du khách không chỉ đắm mình trong cảnh sắc của thiên nhiên mà còn đắm mình trong sự yên bình, tĩnh lặng. Đó cũng chính là lý do thác nước này được đánh giá là một trong những cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất của Việt Nam.

21 tháng 3 2023

Thác Giang Điền là một trong những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam. Với vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng, thác nước cao vút ở đây luôn làm say đắm lòng người. Thác nằm giữa dãy núi phía bắc, chảy từ đóng băng của tuyết núi vào mùa đông, tạo nên các dòng sông ngũ lộc hoang sơ.

Thác Giang Điền có độ cao khoảng 30m, chảy dòng nước xanh trong, tạo nên cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hoang sơ không gian yên tĩnh và trong lành, vô cùng bình yên. Mùa xuân, thác nước chảy manh đến độ cảnh tượng rất lãng mạn, rất đẹp mắt. Điểm đặc biệt của thác là lúc nước thác từ trên cao ru ngược lại chảy về dưới, tạo thành dòng nước trắng như sữa nên được gọi là thác sữa.

Cùng với cảnh quan hữu tình và thơ mộng, du khách có thể tìm thấy hang động bên cạnh thác. Tuy nhiên để đến được cái hang này, khách phải leo dốc núi cao, trèo qua nhiều bậc đá với độ khó vừa phải. Điều đó khiến cho du khách được nhìn thấy sự yên tĩnh, tự nhiên, cùng những thước đá khô cằn đan xen trong những hàng tre xanh tắm mình cùng bờ suối tạo nên một không gian thiên nhiên hoang sơ và bình yên.

Trở về từ Thác Giang Điền, du khách không chỉ đắm mình trong cảnh sắc của thiên nhiên mà còn đắm mình trong sự yên bình, tĩnh lặng. Đó cũng chính là lý do thác nước này được đánh giá là một trong những cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất của Việt Nam.

7 tháng 11 2021

giúp tớ với

 

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

Sự tích Hồ Gươm

“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng- nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.

  
2 tháng 12 2023

Chú bé Lượm là một cậu bé nhỏ nhắn, tóc xoăn vàng óng, đôi mắt to tròn như hai viên ngọc. Anh ta luôn mang trên mình chiếc áo khoác cũ kỹ, quần jean rách nát và đôi giày thể thao cũng đã cũ mòn. Nhưng dù vậy, anh ta vẫn luôn tươi cười và tràn đầy năng lượng.

 

Mỗi ngày, chú bé Lượm đi khắp nơi để tìm kiếm những thứ bỏ đi của người khác. Anh ta sẽ lượm những chiếc chai thủy tinh, những cái lon nhôm, những mảnh giấy bị vứt bỏ và đưa chúng về nhà để tái chế. Anh ta biết rằng những thứ này có thể được tái sử dụng và giúp giảm thiểu lượng rác thải trên đường phố.

 

Chú bé Lượm giống như một chú chim sẻ nhỏ bé, luôn tìm kiếm những hạt giống nhỏ bé để xây dựng tổ của mình. Anh ta không ngại khó khăn và luôn cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu của mình. Chú bé Lượm là một người hùng nhỏ bé, luôn cống hiến cho môi trường và giúp đỡ những người xung quanh mình.

25 tháng 4 2022
    • Bài này em chỉ đc kham khảo thôi nhé :
         
  • Ngót hơn một trăm năm qua, người làng Sơn Đồng không chỉ tài tình trong nghề sơn, tạc, tạo ra được những bức tượng Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Đức Thánh Trần, Văn Thù Bồ Tát, Tam Thế Phật,  Phật Thích Ca, Phật A di đà, Phật bà nghìn tay nghìn mắt, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, Kiệu bát cống, ô sa, cửa võng….cùng vô số loại đồ thờ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong cả nước, mà từ cái thời xa xưa ấy, người Sơn Đồng đã biết nhắc nhau phải luôn kính trọng nghề tổ tiên ban tặng cho mình: Nghề sơn, tạc tượng thờ – nghề đã tạo nên cho làng quê Sơn Đồng biết bao nghệ nhân có đôi tay tài hoa, được vua Khải Định ban thưởng; được người Pháp phong tặng danh hiệu nghệ nhân.Từ vùng đất tổ Hùng Vương đến Nam thiên đệ nhất động – chùa Hương, bất cứ đâu trong cả nước, người ta cũng thấy có tượng phật, đồ thờ do chính bàn tay thợ gỗ Sơn Đồng chế tác. Một điều rất đặc biệt ở những người thợ làng gỗ này là mặc dù không có dấu hiệu gì trên các pho tượng, song ở đâu đâu người Sơn Đồng cũng dễ dàng nhận ra được những đường nét không thể lẫn của sản phẩm tượng gỗ làng mình. Họ đã nhìn vào đó để tự hào có nghề quý được kết tinh trong đôi bàn tay người thợ quê nhà mà người vùng khác muốn học cũng khó lòng theo được và còn để “khắc cốt ghi tâm” phải giữ tròn chữ tín cho nghề tổ.
Thuyết minh về làng nghề nón lá xứ Huế

Chiếc nón lá - hình ảnh thân thuộc, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam không biết tự bao giờ đã âm thầm lặng lẽ đi vào thơ ca, được nhiều bạn đọc yêu thích. Nón lá từ lâu không chỉ là vật dụng chỉ để che mưa, che nắng, mà nó còn là biểu tượng truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Để có được những chiếc nón ấy, người thợ thủ công đã bỏ ra không ít công sức. Những làng nghề làm nón lá xuất hiện, được nhiều người ưa chuộng, yêu thích. Huế là nơi nổi tiếng hơn cả.

"Gió cầu vương áo nàng thôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ."
(Đông Hồ)

Nghề làm nón ở Huế đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm qua với nhiều làng nghề thủ công: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây,....Mỗi năm sản xuất hàng triệu chiếc nón đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Những bàn tay nghệ nhân khéo léo đan từng chiếc nón, trải qua nhiều công đoạn khác nhau để hoàn thành sản phẩm.

Các công đoạn gồm: chọn khung, uốn vành, lợp lá,cắt hoa văn, chằm và đánh bóng bảo quản, cuối cùng đưa ra thị trường. Vì gồm nhiều công đoạn như thế, nghề làm nón cũng chia ra làm nhiều thợ, mỗi người một việc: Thợ làm khung, thợ chuốt vành, thợ chằm nón,...

Để định hình chiếc nón,người nghệ nhân bắt đầu làm khung. Công đoạn đầu tiên là chuốt vành, công đoạn này yêu cầu người thợ phải khéo léo, chuốt sao cho các vành đều nhau, vừa vặn, không quá to hay quá nhỏ làm mất vẻ đẹp của nón. Vành nón được làm bằng gỗ nhẹ, mảnh, các vành ghép lại tạo cho chiếc nón lá có độ khum, độ tròn và có hình dáng nhất định. Mỗi chiếc nón thường có từ 15-16 vành, đường kính khoảng 50cm, làm từ gỗ cây lồ ô, câu mung có nhiều ở Thừa Thiên - Huế. Vành nón có tuổi thọ khoảng vài chục năm tùy thuộc vào người sử dụng. Có thể xem đây là công đoạn quan trọng nhất, quyết định rõ hình dạng chiếc nón lá, 16 vành nón còn được người dân nơi đây đặt cho cái tên ấn tượng nhưng dễ nhớ: "16 vành trăng".

Tiếp theo là công đoạn lợp lá - một công đoạn quan trọng không kém. Lá dùng để lợp nón là loại lá nón bình thường, nhưng chúng phải trải qua các giai đoạn chọn lọc tỉ mỉ và trải qua nhiều khâu: hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng. Người nghệ nhân phải cân nhắc, cẩn thận sao cho lá nón giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn. Những chiếc lá nón được xếp đều lên vành, không bị chồng chéo nhau, tạo nên hình ảnh chiếc nón thanh mảnh, đầy nữ tính. Những người nghệ nhân sẽ đính những chiếc lá này cố định lên vành nón bằng một loại "chỉ" đặc biệt, cốt làm cho chiếc nón đẹp hơn, bền chắc hơn. Bình thường,mỗi vành nón xếp khoảng 24-25 chiếc lá đều nhau. Đến đây, chiếc nón lá đã phần nào được định hình, các bộ phận đều khá đầy đủ.

Sau công đoạn lợp lá là công đoạn đặt hoa văn. Biểu tượng giữ hai lớp nón lá thường là hình ảnh cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, cầu Ngói,.... được đặt hài hòa trong không gian nón, để khi soi dưới ánh nắng mặt trời, ta có thể nhìn thấy những hình ảnh tuyệt đẹp ấy. Chưa hết, những bài thơ nổi tiếng viết về Huế cũng được in cạnh bên, những bài thơ này thường được làm từ giấy bòng bảy màu, in nổi bật trên nền xanh trắng của lá nón. Nón lá với hoa văn đẹp mắt, tinh tế đã cuốn hút không biết bao nhiêu người dân hướng về quê hương Huế mộng mơ đầy yêu thương.

 

 

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn quan trọng nhất: chằm nón. Công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người nghệ nhân, chính vì lí do này mà thợ chằm nón đa số đều là nữ. Từng đường kim mũi cước mềm mại uốn cong theo vành nón, nhanh thoăn thoắt mà đều tăm tắp, đẹp biết bao nhiêu. Những đường cước mỏng viền quanh vành nón không làm mất đi vẻ đẹp vốn có mà nó còn tô điểm thêm cho nón lá, đồng thời, cũng giúp làm tăng độ bền cho nón. Nón lá sau khi hoàn tất sẽ được quét lên một lớp nhựa thông pha cồn để tăng độ bóng, không thấm nước. Cuối cùng, những sản phẩm đặc biệt này sẽ có mặt trên thị trường, ở các chợ, các cửa hàng lưu niệm.

Ở Huế đâu đâu cũng có các hàng nón lá: chợ Đông Ba, Bến Ngự,...đến chợ Sịa, Phò Trạch,.... Với vẻ ngoài hấp dẫn, chiếc nón đã trở thành một món hàng được nhiều người dân ưa chuộng, nhiều khách du lịch yêu thích. Ai đã từng đến Huế, đều tự mua cho mình chiếc nón bài thơ - một dấu ấn mang đậm nét riêng của người dân nơi đây. Hình ảnh chiếc nón lá được quảng bá khắp thị trường, các cô, các chị, ai cũng chuộng món hàng này, vừa đơn giản, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Cầm chiếc nón lá trên tay, ta không chỉ yêu từng đường kim mũi chỉ, từng đường nét hoa văn, mà còn yêu thêm xứ Huế tình nghĩa đầy mộng mơ, yêu thêm những vẫn thơ mộc mạc đậm chất trữ tình:

"Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."
(Thu Bồn)

Nón bài thơ không chỉ là loại nón đơn thuần mà thực sự đã trở thành thương hiệu đặc sắc của dân tộc. Đây là sản phẩm thủ công mĩ nghệ đầu tiên được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lí 8/2010.

Nón lá, đặc biệt là nón bài thơ đã đi sâu vào lòng người qua các bài thơ mộc mạc, yêu thương, trở thành một nét riêng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là nhân dân xứ Huế. Dẫu cho hiện tại, bóng dáng chiếc nón lá không còn rợp bóng các con phố như ngày xưa, nhưng hình ảnh của nó vẫn tồn tại mãi mãi trong lòng người dân. Yêu thêm chiếc nón lá, yêu thêm con người Huế, yêu thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam..... Và một điều chắc chắn rằng, dù thời gian có trôi đi vô tận, hình ảnh chiếc nón lá cùng chiếc áo dài truyền thống mãi tồn tại sâu sắc trong tâm khảm người dân. Chiếc nón lá mãi là biểu tượng của một dân tộc đầy yêu thương và sâu sắc.

 

 

1 tháng 1 2018

ngu ngu . ngu ngu. ngu .ngu.ngu.ngu.ngu.ngu.ngu.ngu.ngu.

1 tháng 1 2018

Bài viết 

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

Em đã từng đọc rất nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết; mỗi câu chuyện đều để lại trong em những cảm xúc riêng. Tuy nhiên em vẫn ấn tượng với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Đây là câu chuyện do nhân dân dựng nên, mượn hình ảnh của các vị thần để nói lên sự tàn khốc của thiên tai, bão lũ hằng năm. Đồng thời qua đó ngợi ca công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.

Cuộc chiến giữa hai vị thần đã gây ra bao nhiêu lầm than và nước mắt cho nhân dân. Lũ lụt triền miên, sạt lở đất là những thiên tai mà hằng năm nhân dân ta vẫn phải hứng chịu.

Nhân dân ta đã có một trí tưởng tượng phi thường mới có thể nghĩ ra một câu chuyện hư cấu nhưng lại mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống như vậy. Sự nổi giận của các vị thần sẽ gây nên hệ quả xấu đối với đời sống của nhân dân.

Chi tiết Thủy Tinh vẫn ôm hận hằng năm hô mưa gọi gió gây ra cảnh lũ lụt triền miên cũng là một cách lý giải cực kỳ sâu sắc cho việc thiên tai hằng năm vẫn đổ ập lên đời sống nhân dân. Thực tế năm nào cũng vậy, nhân dân ta luôn phải hứng chịu những trận bão lũ cuồng phong do Sơn Tinh và Thủy Tinh gây ra. Nhưng năm nào Sơn Tinh cũng chiến thắng Thủy Tinh. Chi tiết này ẩn dụ cho việc con người không bao giờ chịu khuất phục trước thiên nhiên, bằng mọi giá phải chống chọi và đẩy lùi nó. Một tinh thần quả cảm, anh hùng đáng khâm phục.Cuộc chiến Sơn Tinh và Thủy Tinh đều không có thực, đều là do nhân dân tưởng tưởng nên nhưng vua Hùng và Mỵ Nương là những nhân vật lịch sử có thật. Điều này cho thấy rằng từ ngàn đời nay nhân dân đã hứng chịu thiên tai lũ lụt triền miên, đồng nghĩa với tinh thần kiên cường, không bất khuất của nhân dân.Qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; chúng ta thấy được rằng hằng năm nhân dân ta phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, bão lũ nhưng tất cả đều không nao núng, vẫn kiên cường chống chọi và chiến thắng tất cả.

22 tháng 9 2018

Truyền thuyết Sơn Tinh là một truyện đặc sắc, gắn liền với tuổi thơ chúng em. Truyện không chỉ ca ngợi tinh thần dũng cảm, hăng say lao động và khao khát chiến thắng thiên tai, mà còn ca ngợi công lao của các vua Hùng đã có công dựng nước. Truyện mang đến cho chúng ta những giây phút lý thú với chi tiết kỳ ảo, hoang đường. Truyện đã mang lại cho trẻ em những kỷ niệm đẹp đẽ để rồi hàng năm mỗi mùa mưa tới lại được ngồi lắng nghe truyện “Sơn tinh Thuỷ tinh” của bà, của mẹ.

27 tháng 10 2021

Tham khảo 

Em rất yêu thích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác giả đã thật tinh tế mà miêu tả những sự vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, sau khi có trẻ con. Điều đó thể hiện ở chỗ, bởi trẻ con rất bé nhỏ và vừa mới xuất hiện, nên các sự vật ấy cũng thật nhỏ xinh. Cây chỉ cao bằng gang tay, lá cỏ chỉ to như sợi tóc, bông hoa chỉ bằng cái cúc áo. Nhưng cũng thật là hợp lí, bởi mọi vật đều sinh ra để chăm sóc cho trẻ con, vậy nên nó phải có kích thước phù hợp. Đặc biệt, cách mà nhà thơ dẫn dắt sự xuất hiện của mọi thứ cũng thật là thú vị. Bởi cái gì cũng hiện diện bởi sự “cần” của em bé. Vì trẻ con cần nhìn rõ, nên mới có mặt trời. Vì trẻ con cần được quan sát, vui vẻ nên có cây cối, cỏ hoa và tiếng chim hót. Điều đó, khiến em cảm nhận được sự ưu ái, yêu thương của vạn vật dành cho em nhỏ - mầm non, tương lai của thế giới. Từ đó, cả khổ thơ đã giúp người đọc mường tượng ra những đốm sáng đầu tiên bắt đầu lan tỏa ra, điểm tô cho thế giới từ chính trẻ con.

 

 

27 tháng 10 2021

Tham khảo của Hồng :D

Em rất yêu thích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác giả đã thật tinh tế mà miêu tả những sự vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, sau khi có trẻ con. Điều đó thể hiện ở chỗ, bởi trẻ con rất bé nhỏ và vừa mới xuất hiện, nên các sự vật ấy cũng thật nhỏ xinh. Cây chỉ cao bằng gang tay, lá cỏ chỉ to như sợi tóc, bông hoa chỉ bằng cái cúc áo. Nhưng cũng thật là hợp lí, bởi mọi vật đều sinh ra để chăm sóc cho trẻ con, vậy nên nó phải có kích thước phù hợp. Đặc biệt, cách mà nhà thơ dẫn dắt sự xuất hiện của mọi thứ cũng thật là thú vị. Bởi cái gì cũng hiện diện bởi sự “cần” của em bé. Vì trẻ con cần nhìn rõ, nên mới có mặt trời. Vì trẻ con cần được quan sát, vui vẻ nên có cây cối, cỏ hoa và tiếng chim hót. Điều đó, khiến em cảm nhận được sự ưu ái, yêu thương của vạn vật dành cho em nhỏ - mầm non, tương lai của thế giới. Từ đó, cả khổ thơ đã giúp người đọc mường tượng ra những đốm sáng đầu tiên bắt đầu lan tỏa ra, điểm tô cho thế giới từ chính trẻ con.

19 tháng 2 2021

mik xung phong giúp câu a nhak!

Kiều Phương là một bé gái dễ thương. Cô đc người anh của mik đặt cho cái biệt danh rất ngộ nghĩnh là mèo vì mặt cô lúc nào cũng lem nhem như mèo vậy.Cô lúc nào cũng buộc tóc hai bên bằng 2 chiếc nơ màu hồng rất xinh thể hiện sự trong sáng đơn thuần. Đặc biệt em thích vẽ và có năng khiếu vẽ rất đẹp. Cô hay lục lọi và lật lung những đò đạc trong nhà lên để lấy thứ pha chế màu mà vẽ nó thể hiện cho đam mê và ước mơ đc vẽ của Kiều Phương...(có gì tự lm tiêp nhé. Chỉ có làm thì mới có ăn nha bn .-.!)

Tham khảo:

Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án. Về nhận thức, ta thấy ý chí nghị lực là động lực, niềm tin của con người. Là kim chỉ nam của con người. Về hành động ta cần: rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Họctập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Từ đó ta dám sống và dám đi đến thành công. Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!

   ~ Học tốt ~

11 tháng 9 2019

" Không ai có quyền chọn nơi mình sinh ra ,nhưng có thể chọn cách mình sẽ sống. và đây câu chuyện mà mình muốn kể về tấm gương vượt khó của cô sinh viên nghèo vượt khó . Sinh ra trong gia đình khó khăn, nhưng cô Lò Thị Ngươi vẫn vươn lên vượt khó,cố găng hoàn   thành ươc mơ của cô là 1 kĩ  sư làm giàu đất nước.  Tưởng chừng thật dễ nhưng lại có nhiều nhọc nhằn trên đôi chân nhỏ bé này.Trong quá trình học , cô phải vừa học vừa chăm sóc cha mình . Cô tự kiếm tiền đi học bằng cách làm thêm . Mỗi ngày trung bình cô phài làm suốt 12 tiếng đế có tiền đi học và nuôi cha nhưng vẫn không thể nào trang trai đầy đủ . Nhưng trong cô vẫn luôn có niềm hi vọng và tinh tưởng vào chính mình và khọng bao giờ gục ngã . Em hi vọng trong 1 ngày không xa chị sẽ hoàn thành được mơ ước làm kĩ sư của chị