K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2017

1 ) Sự nóng chảy & sự đông đặc là có lợi .

VD : Làm đá ( sự đông đặc ) ; ....

2 ) Sự bay hơi & sự ngưng tụ là có lợi ( Chắc chắn )

VD : Phơi đồ ; Sấy tóc ; ...

21 tháng 4 2021

Bay hơi là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.

Ngưng tụ là sự chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng.

Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố phụ thuộc : nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

VD: nước từ biển được đưa vào các ruộng muối, dưới ánh nắng sau một thời gian nước sẽ bốc hơi chỉ còn lại muối.

su bay hoi co loi trong cuoc song:

-co bay hoi , hoi nuoc moi ngung tu tao thanh mua

-bay hoi duoc ung dung trong viec lam muoi

-khi giat quan ao,co bay hoi quan ao moi kho

minh chi biet toi day thoi mong ban thong cam

8 tháng 5 2016

Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

VD : Quần áo phơi ngoài sân, sau một thời gian thì khô.

Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

VD : Nước bay hơi thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống mặt đất.

8 tháng 5 2016

* Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

VD:

       Sau khi giặt quần áo xong, phơi quần áo dưới ánh nắng, nước trong quần áo sẽ bị bay hơi.

* Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

VD:

       Bỏ đá vào trong cốc nước, sau một thời gian ta sẽ thấy nước bị ngưng tụ bên ngoài mặt cốc.

8 tháng 5 2016

Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng

VD: Để một hòn đá ra ngoài tủ lạnh, sau một thời gian thì hòn đá chảy ra thành nước.

Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn

VD: Để cốc nước vào tủ lạnh, sau một thời gian thì nước trong cố đông thành đá

Chúc bạn học tốt!hihi

3 tháng 2 2017

Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại với sự bay hơi.

Sự ngưng tụ phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ diễn ra càng nhanh.

Ví dụ: mùa đông ta thấy sương đọng trên lá cây nhiều hơn mùa hạ do nhiệt độ mùa đông thấp hơn mùa hạ.

Sự ngưng tụ phụ thuộc vào áp suất, áp suất càng lớn thì sự ngưng tụ càng nhanh.

Ví dụ: Nén khí làm tăng áp suất đến giá trị nào đó thì sự ngưng tụ diễn ra.

6 tháng 5 2016

a, đá lạnh;băng phiến,...

b,nước đá,băng phiến,

c, nước,rượu,xăng...

d, nước mưa đọng trên sân,mây,...

 

2 tháng 2 2017

Sự bay hơi nhanh hay chậm của một chất lỏng phụ thuộc vào:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ càng cao thì sự bay hơi càng nhanh.

Ví dụ: Phơi quần áo dưới trời nắng sẽ nhanh khô hơn khi phơi dưới trời râm mát.

- Gió: Gió càng mạnh thì sự bay hơi càng nhanh.

Ví dụ: Phơi quần áo khi trời có gió sẽ nhanh khô hơn khi không có gió.

- Diện tích mặt thoáng: Diện tích mặt thoáng càng lớn thì sự bay hơi càng nhanh.

Ví dụ: Phơi quần áo khi căng rộng bằng móc sẽ nhanh khô hơn khi không được căng ra. Nước để trong đĩa bay hơi nhanh hơn nước để trong cốc.

- Ngoài ra, sự bay hơi còn phụ thuộc vào độ ẩm và áp suất trên mặt chất lỏng: Độ ẩm càng thấp thì sự bay hơi càng nhanh; Áp suất càng thấp thì sự bay hơi càng nhanh.

Ví dụ: Khi trời khô hanh thì phơi quần áo nhanh khô hơn khi trời ẩm nồm.

6 tháng 5 2017

Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (thể khí).

Ví dụ:

- Nước trong cốc cạn dần theo thời gian do sự bay hơi của nước.

- Sự bay hơi cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi ta đun sôi nước, hơi nước bốc ra từ miệng ấm, vòi ấm.

Không chỉ có nước mới bay hơi, mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.

Ví dụ:

- Mở một lọ nước hoa ở góc phòng, đứng ở vị trí nào trong phòng ta cũng ngửi thấy mùi nước hoa do nước hoa bay hơi, và lọ nước hoa cạn dần.

- Để mở một bình đựng dầu, sau một thời gian, dầu cạn dần do bị bay hơi.