Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a.
1, Mở bài:
- Giới thiệu về đề tài sông Hương.
- Giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí.
- Dẫn vào nhận định của nhà văn về dòng sông...
2, Thân bài
* Hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm
- Tác phẩm được sáng tác tại Huế năm 1981.
- Đánh giá nhận xét của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở câu mở đầu đoạn trích: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước….một thành phố duy nhất”
⇒ Nhận xét mang đậm tính chủ quan của nhà văn. Thể hiện nét độc đáo sông Hương, uyên bác, tự hào.
* Vẻ đẹp của Sông Hương
- Vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn
+ Dữ dội, cuồn cuộn
+ Phóng khoáng và man dại như cô gái Di-gan.
⇒ Đó là vẻ đẹp của dòng sông nguyên thủy, mang theo sự hung hãn, hoang dại của tự nhiên như một con thú chưa được thuần hóa.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy qua vùng đồng bằng
+ Như một thiếu nữ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại
+ Sông Hương uốn lượn, quanh co mềm mại như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới tương lai.
⇒ Sông Hương đã chuyển mình từ vẻ đẹp mạnh mẽ, dữ dội của tự nhiên sang vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng của người thiếu nữ.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào lòng thành phố
+ “Sông Hương vui tươi hẳn lên ... đông bắc” → nhà văn cảm nhận sông Hương như một thực thể sống động, có niềm vui, tâm trạng khi tìm lại được chính mình
+ “Chiếc cầu trắng ... lời của tình yêu”. → vẻ đẹp thoát tục của sông Hương và cầu Tràng Tiền được miêu tả qua nghệ thuật so sánh tài hoa.
+ “Không giống như sông Xen ... yêu quý của mình" -> niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương với các con sông nổi tiếng trên thế giới.
+ Sông Hương chảy chậm, điệu chảy lững lờ như quá yêu thành phố của mình.
⇒ Đó là vẻ đẹp của một dòng sông thơ mộng, mang trong mình những cảm xúc lạ thường, lưu luyến khó quên khi bước vào thành phố.
- Nghệ thuật:
+ Tác giả sử dụng trình tự kể từ xa đến gần.
+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhânn hóa, ẩn dụ ...
3, Kết bài
- Khẳng định lại vẻ đẹp của dòng sông Hương qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Khẳng định lại nhận định của tác giả về dòng sông Hương.
b. Viết đoạn văn
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm được rút ra từ tập kí cùng tên, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thể kí của ông luôn nổi bật ở chất tài hoa, lịch lãm; ở những suy tư sâu sắc về văn hóa, lịch sử ở ngôn từ mềm mại, tinh tế, đầy những liên tưởng bất ngờ, tạo được sự kết nối đa chiều với nhiều văn bản khác. Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? được tác giả lấy cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình nơi xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, quê hương mình, từ đó bày tỏ tình yêu đất nước, con người nơi đây. Chính vì vậy, dưới con mắt của một nghệ sĩ với tâm hồn đa sầu, đa cảm, đứng trước dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đến thế, tác giả nhận thấy “không bao giờ tự lặp mình trong cảm hứng của nghệ sĩ". Có khi nó đến một cách dồn dập, hồ hởi, nhưng có khi lại nhẹ nhàng, sâu lắng, tùy vào tâm trạng của người nghệ sĩ. Đó là thứ cảm xúc tinh tế của những người nghệ sĩ chân chính khi họ đứng trước cái đẹp.
Điểm tương đồng:
- Chủ đề: Nói về thiên nhiên.
- Cảm hứng: Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp giản dị, gần gũi của thiên nhiên, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của người viết.
* Văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Dấu hiệu nhận biết yếu tố trữ tình: Cái tôi mê đắm, tài hoa, uyên bác và có tình yêu say đắm quê hương, xứ sở, đặc biệt với Huế và Hương giang.
* Văn bản: “Và tôi muốn mẹ…”
- Dấu hiệu nhận biết yếu tố trữ tình: Tình cảm mãnh liệt dành cho mẹ. Khi nhân vật “tôi” chỉ là một đứa trẻ, tình yêu lớn nhất là dành cho gia đình của mình. Tận khi lớn lên thì thứ tình cảm đó vẫn không mất đi. Dù có không còn chiến tranh nhưng thứ tình cảm đó vẫn ăn sâu nảy mầm trong tâm trí của nhân vật.
Yếu tố nghệ thuật đặc sắc:
- Nghệ thuật nhân hóa khiến sông Hương đã trở thành hình tượng trung tâm – một nhân vật có lai lịch, tính cách, tình cảm riêng.
- Sự đan quyện giữa các thông tin xác thực về sông Hương với cảm xúc sâu đậm, dồi dào của người viết về dòng sông ấy.
- Sự phối hợp các tri thức khoa học, văn hóa, nghệ thuật để làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau.
- Cách diễn đạt tài hoa thể hiện ở ngôn ngữ, giàu hình ảnh, cách liên tưởng so sánh bất ngờ, nhịp điệu đầy biến hóa của câu văn.
Bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình | |
1. Dấu hiệu nhận biết sự kết hợp. | - Sử dụng ngôn ngữ tự sự, trữ tình. - Diễn biến sự việc. |
2. Nội dung tự sự | - Có sử dụng các yếu tố tự sự: yếu tố kể chuyện, thuật lại các sự việc diễn ra xung quanh, diễn biến sự việc… |
3. Yếu tố trữ tình | - Có sử dụng các từ ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc. - Thể hiện cái tôi của tác giả qua cách thể hiện từ ngữ trong văn bản. |
4. Tác động của sự kết hợp. | - Giúp cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn. - Thể hiện được hoàn chỉnh, sâu sắc vẻ đẹp thiên nhiên mà tác giả muốn nhắc đến. - Bộc lộ được rõ nét về tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong văn bản. |
- Ý nghĩa của hình tượng bầy kiến: là đại diện cho các sinh vật tự nhiên bị đưa ra khỏi cuộc sống thuận tự nhiên, trái với quy luật thì sẽ phản kháng, quay lại chống đối và tiêu diệt những gì làm hại đến đời sống của chúng.
- Cách đặt nhan đề Kiến và người: tác giả muốn đặt tự nhiên và con người ở hai vị trí ngang nhau, trong đó, mối quan hệ là tương hỗ, qua lại, tương tác có vai trò kết nối hai yếu tố đẳng lập), tức là “cộng sinh” (dựa vào nhau cùng sống). “Kiến” được đặt trước “Người” có thể cũng có dụng ý ưu tiên. Chúng ta phải quan tâm hơn đến tự nhiên, đừng đặt con người là trung tâm, cao hơn tự nhiên để hành xử theo kiểu áp đặt, tấn công, chống đối.
Cách đặt nhan đề có mối tương quan chặt chẽ với nội dung của văn bản, vì VB trình bày 3 nội dung chính:
1. Hình ảnh tàu điện trong quá khứ.
2. Hiện tại – thời điểm người viết viết bài này – hệ thống tàu điện đã bị gỡ bỏ.
3. Đề xuất xây dựng hệ thống tàu điện hiện đại nhưng vẫn mang hình bóng của tàu điện lịch sử.
Nhan đề là một câu hỏi, đây là một nét độc đáo rất riêng của nhà văn, nhằm hướng người đọc biết về nội dung tác phẩm đó là “đi tìm nguồn gỗ của dòng sông Hương”, qua đó nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của dòng sông Hương, thể hiện lòng biết ơn đến những con người khai phá vùng đất ấy.