K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2022

bài đôi bàn chân của mẹ ạ

 

3 tháng 5 2022

bài j thế ạ

 

11 tháng 11 2021

giúp mik nhanh vớii

 

“ Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô..................dời đổi.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3: Tác giả đã dẫn sử sách của Trung quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô để nhằm mục đích gì? Câu 4: Câu “Phải đâu các vua thời Tam...
Đọc tiếp

“ Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô..................dời đổi.” 

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính? 

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? 

Câu 3: Tác giả đã dẫn sử sách của Trung quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô để nhằm mục đích gì? 

Câu 4: Câu “Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời?” thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng? 

Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là “Một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”.

cứu mình với mn ơiiii :<<

2
27 tháng 2 2022

Câu 1 :

`-` Đoạn văn trên trích trong tác phẩm : Chiếu Dời Đô

`-` Của : Lý Công Uẩn

`-` Thể loại : chiếu

`-` PTBĐ : nghị luận 

Câu 2 : Nội dung chính : dẫn chứng việc dời đô của nhà Chu, nhà Thương khiến cho vận mệnh nước lâu dài, thịnh vượng.

Câu 3 : Mục đích : dẫn chứng cho việc dời đô khỏi Hoa Lư là cần thiết để phát triển đất nước lâu dài.

Câu 4 : 

`-` Kiểu câu : hành động nói

`-` Tác dụng :  khẳng định sự đúng đắn về quyết định dời đô của Lí Công Uẩn, đồng thời là lời thuyết phục nhân dân tin vào quyết định của mình.

Câu 5 : Tham khảo:

Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

27 tháng 2 2022

1. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn. Thể loại của văn bản là thể chiếu. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.

2. Nội dung chính của đoạn trích là lí do cần phải dời đô.

3. Tác giả dẫn sử sách của TQ nói về việc các vua đời xưa bên TQ cũng từng có những cuộc dời đô để cho thấy dời đô là điều cần thiết. Đây không phải lần đầu tiên có việc dời đô, việc dời đô là noi theo gương các triều đại trước, tạo điều kiện để đất nước phát triển hơn. Đây là điều tất yếu, phù hợp đạo lí.

4. Câu văn thuộc kiểu câu nghi vấn. Tác giả sử dụng câu nghi vấn đề khẳng định việc dời đô của các triều đại không phải tự theo ý mình tự tiện chuyển dời mà là dựa trên những điều kiện thực tế của đất nước, việc dời đô là cần thiết, hợp đạo lí.

“Ngọc không mài, không thành đồ vật ... Kẻ hèn thần cung kính tấu trình."Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn rích trên?Câu 2: Tác dụng của bài này là gì?Câu 3: Nêu nội dung chính?Câu 4: Căn cứ vào mục đích nói, câu:"Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm" thuộc kểu câu gì? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn?Câu 5: Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không...
Đọc tiếp

“Ngọc không mài, không thành đồ vật ... Kẻ hèn thần cung kính tấu trình."

Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn rích trên?
Câu 2: Tác dụng của bài này là gì?
Câu 3: Nêu nội dung chính?
Câu 4: Căn cứ vào mục đích nói, câu:"Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm" thuộc kểu câu gì? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn?
Câu 5: Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” la câu phủ định. Đúng hay sai? Vì sao?
Câu 6: Tư tưởng tiến bộ của tác giả về việc học được thể hiện rõ ở những đoạn trích?
Câu 7: Để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, mỗi học sinh cần lự chọn một mục đích học tập đúng đắn.Vậy mục đích học tập của em là gì? Hãy lí giải vì sao em lựa chọn mục đích ấy.

giúp mình với!!

 


 


 

 

 

0

Biện pháp so sánh "nước biếc" - "tầng khói phủ.

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Khắc họa vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu qua màu nước biếc.

- Sự giao hòa và gần gũi giữa con người và thiên nhiên đất trời.

23 tháng 8 2022

.....

 

10 tháng 10 2016

Câu 1:Với số trang hạn chế, Tắt đèn mô tả khá đủ mặt những lực lượng thống trị ở nông thôn trước Cách mạng. Đấy là bọn cường hào tàn nhẫn đè nén ức hiếp nông dân, chỉ chờ có dịp “đục nước” để được “béo cò”. Chúng nịnh bợ quan trên bòn hút của người nghèo. Đây là bọn địa chủ “đầu trâu mặt ngựa ăn thịt người không biết tanh”, vừa dốt nát, vừa keo kiệt ti tiện, mà điển hình là Nghị Quế. Hắn làm giàu một cách rất “cổ điển” là cho vay nặng lãi và chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Luôn luôn tỏ ra “am hiểu thời thế”, “cái gì cũng nhắc đến Tây”. Là nghị viện hẳn hoi, nhưng hắn có đức “không thèm biết chữ”. Đó là bọn quan lại bỉ ổi dùng vợ làm một phương tiện thăng quan tiến chức như tri phủ Tư Ân. Đằng sau chúng. Ngô Tất Tô bằng ngòi bút thâm thúy của mình vẫn cho người đọc hình dung ra ít nhiều hình ảnh đen tối của bọn thực dân – tác giả của những tấm thẻ sưu. Bằng một ngòi bút hiện thực sắc sảo, chỉ cần một vài nét, nhà văn đã vạch trần bản chất xấu xa của chúng, mặc dù mỗi đứa lại có một dáng vẻ riêng.Chị Dậu có thể tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng. Hai vợ chồng chị “đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào” mà vẫn “cơm không đủ no, áo không đủ mặc”, gia đình “lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Thế rồi, anh Dậu đau ốm, vụ thuế đến cùng với biết bao tai họa… Viết về số phận của người phụ nữ nông thôn, Ngô Tất Tố đã đặt ra được một vấn đề bức thiết nhất: cơm áo quyền sống của con người. Hình tượng chị Dậu có sức khái quát cao chính ở điểm này.Tóm lại, bằng thái độ trân trọng và sự hiểu biết sâu sắc về nông thôn và nông dân, Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, với tất cả những nỗi khổ sở đau xót, và đặc biệt với những phẩm cách trong sạch. Chính những yếu tố tích cực này khiến cho chị Dậu trở thành một “chân dung lạc quan”, luôn muốn “tung ra, khỏi bóng tối” (Nguyễn Tuân), vượt qua cái nhìn bi quan bế tắc của tác giả về tiền đồ của người nông dân.

Câu 2:Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.

10 tháng 10 2016

Nghệ thuật toàn bài:
-Với nghệ thuật tương phản làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé. Đồng thời, tác giả muốn tố cáo sự thờ ơ, ghẻ lạnh của xã hội lúc bấy giờ đã vô tình đẩy những người nghèo khổ "cô bé" vào cái chết.