K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 7 2017

  12 + 2+ 3+...+ 102

= (1+2+3+...+10)2

= 552  = 3025

27 tháng 7 2017

1+ 2+ 3+...+ 102

=(1+2+3+4+5+6+7+8+9+10)2

=552=3025

1+2+3+4+5+6+7=28 

Kb

thank

28 tháng 10 2018

1+2+4+5+6+7=25

kgz đó nghĩa thì k biết

6 tháng 7 2017

là j vậy bạn

6 tháng 7 2017

Mik cx k bt nx .-.

30 tháng 8 2015

mèo=mão; béo=ú => mèo béo= mão ú=mũ áo

30 tháng 8 2015

Mèo = Mão

béo = ú

Mũ áo = Mão ú

=> Mèo béo = mũ áo

8 tháng 9 2015

Bạn clink chuột vào đây nhé [Toán nâng cao 6] Tìm chữ số tận cùng của Lũy thừa ( Tiết 1 ) - YouTube

19 tháng 9 2015

                      

3 tháng 1 2016

Bị ướt chứ sao

16 tháng 8 2015

chú lính bước vào,đầu đội mũ sắt,dưới chân đi đôi dày da ,trên trán chú lấm tấm mồ hôi

16 tháng 8 2015

trời ở trong sách tập đọc

19 tháng 8 2018

Bn đặt hàng trên shoppe cũng đc mà !

K mik nha !

vãi shope ae shope nhiếu qua

Thị xã Sơn Tây ngột ngạt trong cái nóng như nung nấu của những ngày cuối hè. Một không khí nặng nề, u ám dường như cũng đang bao phủ khắp cái thị xã bé nhỏ này: Chợ búa lèo tèo, một số cửa hàng đã đóng cửa, những gia đình giàu có đã chuyển hết về Hà Nội, sự trống vắng đã thay thế cho nhịp sống hối hả thường ngày, người, xe đi lại thưa thớt. Bọn lính Tây đóng ở trong thành cũng bớt hung hăng hơn, hình như chúng cảm nhận được một việc gì đó hệ trọng sắp xảy ra. Chúng uống rượu nhiều hơn, say nhiều hơn, có những tên say quá, đi ngả nghiêng, xiêu vẹo trên đường, vừa khuơ chân múa tay vừa ồm ồm hát những câu gì mà chẳng ai hiểu nổi, có hôm bị bọn hiến binh cao to lực lưỡng đi xe mô tô "Hác-lây" tóm được đánh cho bò lê bò càng rồi nôn thốc nôn tháo ra hè trông thật kinh tởm. Còn bọn sỹ quan mọi khi hay khoác vai nhau túm năm tụm ba nghênh ngang trên phố trông có vẻ ngạo mạn như đây chính là nhà của chúng vậy. Chúng thường tụ tập chơi bời hò hét ầm ĩ đến tận khuya tại hai tụ điểm khiêu vũ là tiệm nhảy "Continental" phố Lê Lợi và "Le Rendez vous des amis" ở phố Hàng Đàn, nhưng mấy hôm nay chỉ thấy lác đác một vài tên đến ngồi thì thầm trao đổi, trên mặt lộ vẻ căng thẳng pha lẫn chút lo âu buồn chán. Chúng nhâm nhi li rượu rồi uể oải kéo nhau vào nhảy theo tiếng ngạc dịu dàng của điệu "Van" hay "Tăng gô'', chúng nhảy một cách vô hồn - nhảy đấy nhưng tâm trí lại để tận đâu đâu - bước thấp bước cao sai hết cả nhịp, có lúc dẫm cả vào chân nhau. Khách khứa thưa thớt nên số Cave trước kia đắt khách là thế nay vì ế ẩm thường bắc ghế ngồi túm năm tụm ba ở cửa nhìn trước, ngó sau tìm kiếm khách quen, vừa tán gẫu vừa ngáp ngắn ngáp dài buồn cho một thời vàng son đã sắp đến ngày lụi tàn .... Chẳng bù cho mấy tháng trước hầu như tuần nào cũng có những đoàn ''công voa'' gồm mấy chiếc sà lan (xe lội nước), xe tăng và hàng chục chiếc cam nhông trở đầy lính "Com măng đô", "Ba tay suýt" hùng hùng hổ hổ chạy trên phố Cửa Hậu ra phía bờ sông đi sang bên kia sông Hồng (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) để càn quét, dăm ba ngày chúng trở về trên những chiếc sà lan hay bên cạnh tháp pháo xe tăng buộc đầy gà, lợn cướp được cùng với một vài người dân bị trói tay trói chân nằm còng queo trông thật tội nghiệp. Bọn lính trở về có vẻ oai hùng lắm, chúng hò hét loạn xạ, còi xe inh ỏi làm náo loạn cả phố phường, đoàn xe và người chạy ầm ầm trên phố rồi tuột thẳng vào trong thành. Sau những cuộc càn quét đó trở về tiệm nhảy lại như vỡ vụn bởi âm thanh chát chúa của những điệu nhảy "Rumba", "Rốc en Rôn" ... cùng những tiếng đổ vỡ của cốc chén, chai lọ và tiếng nói cười ầm ĩ tạo ra một thứ âm thanh hỗn độn suốt từ chập tối cho đến tận sáng hôm sau ... Bây giờ thì đúng là ... "như lính thất trận..."
     Hiệu vải của người Ân Độ ở đầu phố Hàng Đàn cũng không thấy nhập hàng về nhiều như mọi khi, họ bán hàng với vẻ uể oải, hờ hững, khách khứa vào ra mua bán cũng thưa thớt hơn rất nhiều. Một số hộ kinh doanh ở phố Lê Lợi dường như cũng chẳng để ý gì đến chuyện cạnh tranh, mời chào, kéo khách như mọi khi nữa. Mọi người cứ xôn xao bán tín, bán nghi về Hội nghị Geneve bàn về việc vãn hồi hòa bình ở Đông Dương đang đi vào những phiên họp cuối cùng. Họ rì rầm: "Hội nghị Geneve sắp kết thúc, Chính phủ Cụ Hồ sắp về lại Thủ đô, Việt Minh sẽ chiếm toàn bộ miền Bắc từ đèo Hải Vân trở ra ...''. Họ bàn tán, tranh luận với nhau rất sôi nổi, nhiều vấn đề nhưng rồi cuối cùng bao giờ cũng quay về câu hỏi: ''Có đi di cư không hay ở lại?". Bọn mật thám thì đi đến từng nhà vừa như cưỡng ép các gia đình phải ''di cư vào Nam, phải trung thành với chính phủ Quốc gia'', vừa bịa đặt rằng: "nếu ở lại Việt Minh sẽ không để yên cho đâu, họ sẽ bắt đi tù hàng loạt, nhất là những người làm việc cho Pháp họ sẽ giết hết...'', rồi lại quay sang ngon ngọt dỗ dành ''vào Nam với Chính phủ Quốc gia là về với thiên đường nơi trần thế, cuộc sống ở trong đó vô cùng tốt đẹp, mọi người sẽ được tự do, cơm ăn áo mặc đầy đủ, sung sướng suốt đời...'' ... làm cho một số gia đình hoang mang dao động không biết nên đi hay ở. Các báo xuất bản hàng ngày như báo Tia Sáng, Giang Sơn ... thường xuyên đưa tin nhanh nhất về diễn biến của hội nghị Geneve được rất nhiều người mua, họ truyền tay nhau đọc rồi lại ngồi trao đổi, tranh cãi với nhau cho đến hết ngày.
Mấy hôm nay lại thấy xuất hiện một chiếc taxi lắp loa phóng thanh đỗ trước cửa nhà thờ rồi sau đó chạy trên các phố quanh thị xã kêu gọi ''đồng bào hãy chuẩn bị di cư vào Nam, đừng ở lại sống chung với Việt Minh...'', tiếng loa cứ ra rả suốt ngày đến tận chiều tối mới trở về chạy tọt vào trong toàn Tỉnh trưởng trả lại không gian yên tĩnh vốn có của thị xã.
Ngoài phố Hậu Bình mới thành lập trại ''Di cư Văn Côi'' tập trung các gia đình theo đạo Thiên Chúa. Trại tuy chỉ là những căn nhà tạm thiếu thốn đủ mọi tiện nghi sinh hoạt nhưng không hiểu dân ở đâu kéo về mà đông thế. Họ bồng bế nhau cả "bầu đàn thê tử'' gồng gồng gánh gánh, vừa đi như chạy vừa dắt theo lũ trẻ con lít nhít, ngơ ngơ ngác ngác không hiểu bố mẹ dắt chúng đi đâu? Hàng ngày các linh mục và các nữ tu ra làm lễ và phân phát lương thực, thực phẩm cho mọi người, có lúc dân kéo nhau về đông quá trại không đủ chỗ phải vào ở cả trong nhà thờ. Trong trại tiếng trẻ con khóc, tiếng gọi nhau í ới ồn ào suốt ngày đêm, cuộc sống lay lắt, tạm bợ ... rồi cứ vài ngày mới lại thấy có hai, ba chiếc xe ca (xe khách) đến trở họ đi về hướng Hà Nội, cha mẹ, con cái lại dắt díu bồng bế nhau, tranh nhau lên xe lôi thôi lếch thếch, trông thật tội nghiệp. Các công sở cũng chịu chung số phận, công chức đến nhiệm sở hầu như chẳng có việc gì để làm, hàng ngày họ chỉ râm ran bàn tán, rỉ tai nhau những câu chuyện mà họ nghe được qua đài Pháp A, đài Con nhạn hay đài BBC ...., rồi quay sang bàn bạc hỏi nhau nên đi hay ở; gương mặt ai cũng biểu lộ sự lo lắng, hoang mang, chán trường. Sáng ngày 2 tháng 8 các công sở chính thức nghỉ việc, từ trong tòa Tỉnh trưởng mấy chiếc xe con đưa công chức và gia đình Tỉnh trưởng rời thị xã, trong thành những chiếc ô tô chở đầy lính Pháp cũng lần lượt theo nhau lăn bánh về Hà Nội trong trật tự và lặng lẽ.
Không khí nặng nề như vậy kéo dài tới chiều ngày mồng 2 tháng 8. Người ta thấy xuất hiện một chiếc xe Jeep đi từ trong thành ra, phía đầu xe cắm lá cờ ''Tam tài'' của Pháp và một lá cờ đỏ sao vàng, trên xe một người lính Pháp đầu trần, mắt xanh lè, vẻ mặt buồn rầu ngồi lái, bên cạnh là một anh bộ đội mặc quân phục ka ki vàng, đầu đội mũ đan bằng tre, phủ vải và lưới cùng màu, trước mũ có đính ngôi sao vàng trên nền đỏ, đeo khẩu súng lục bên hông, lần đầu tiên dân thị xã được nhìn thấy bộ đội cụ Hồ, lòng đầy thán phục. Anh bộ đội đứng trên ô tô gương mặt hiền lành, dễ thương, tươi cười truyền đạt chỉ thị của cấp trên về kết quả của hội nghị Jeneve, về chính sách của Chính phủ đối với nhân dân vùng mới giải phóng. Anh chuyển lời hỏi thăm của Cụ Hồ đến đồng bào và yêu cầu đồng bào ''hãy bình tĩnh tiếp tục sinh hoạt, buôn bán bình thường, sáng ngày mai mồng 3 tháng 8 bộ đội sẽ vào tiếp quản Sơn Tây, đồng bào hãy may sẵn cờ đỏ sao vàng để đón đoàn quân chiến thắng trở về, đừng nghe theo những lời dụ dỗ, tuyên truyền không đúng sự thật của bọn phản động...''. Giọng anh bộ đội nhẹ nhàng, xúc động và đầy hấp dẫn, nhân dân đứng trên vỉa hè để nghe trên khuôn mặt lộ vẻ vui mừng phấn khởi pha chút tự hào. Người lính Pháp lái xe từ từ đi hết phố này đến phố khác, không khí thị xã ấm dần và dễ thở hơn những ngày qua. Người dân Sơn Tây hồi hộp đón chờ giây phút trọng đại mà họ mong đợi từ nhiều năm nay.
Thực ra việc may cờ và cắt khẩu hiệu đã được một số cán bộ của Việt minh bí mật thông báo cho các cơ sở từ mấy ngày trước rồi, mọi người đã thì thầm truyền tai nhau, cho đến giờ thì hầu như nhà nào cũng đã chuẩn bị cho mình một lá cờ đỏ sao vàng, có nhà còn may tới 3, 4 cái để treo cho ''oai'' hoặc ủng hộ luôn cho nhà nào chưa có.
8 giờ sáng ngày mồng 3 tháng lác đác đã có nhà treo cờ.
Đến 9 giờ thì cả thị xã như vỡ òa, mọi nhà đều mở toang cửa, cờ đỏ sao vàng treo rợp phố, khẩu hiệu được căng ngang các ngã ba, ngã tư, chữ vàng rực rỡ trên nền vải đỏ tươi đủ loại, đủ nội dung, có cái thì: ''Chào mừng Chính phủ kháng chiến trở về Sơn Tây'', hoặc ''Nhiệt liệt chào mừng Sơn Tây được giải phóng'', ''Nhiệt liệt chào mừng bộ đội về giải phóng Sơn Tây'', nhiều nhất vẫn là ''Hồ Chủ tịch muôn năm''.
Lúc này từ bốn phía, từng đoàn bộ đội rầm rập tiến vào: đoàn mặc quân phục màu vàng nhạt, bên ngoài trùm vải dù hoa màu xanh chen lẫn màu vàng, đầu đội mũ đan bằng tre, phủ vải và có lưới bọc ngoài, quân hiệu đính phía trước, chân đi giày ba ta ngắn cổ, khiêng vác các loại súng cối 82, cối 60, súng ĐKZ, SKZ, 12 li 7 ... đi từ Cửa Tiền tiến thẳng vào trong thành. Đoàn mặc quân phục màu cỏ úa nhạt đầu đội mũ ''ca lô'' đính sao thêu bằng chỉ vàng trên nền đỏ vai đeo súng trường, đội ngũ chỉnh tề từ ngã Tư chốt Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan) tiến vào, đoàn từ phố chợ Tỉnh (phố Ngô Quyền) tiến xuống hội quân ở trước của nhà Chánh Sứ nghe phân công nhiệm vụ rồi tỏa đi các nơi, đoàn nào dẫn đầu cũng là một anh bộ đội to, khỏe cầm lá cờ đỏ sao vàng trông rõ là oai phong và đi cuối cùng là anh nuôi của đơn vị, lỉnh kỉnh trên vai những soong cùng nồi, trông anh nào cũng rắn rỏi, khỏe mạnh còn vẻ mặt thì hơi nghiêm nghị. Riêng đoàn bộ đội mặc quân phục mầu ka ki vàng, mũ lưới với các loại súng to súng nhỏ, chân đi dép cao su từ hướng bờ sông Hồng vào tập kết tại bãi cỏ trước cửa nhà Chánh Sứ, anh nào trông cũng có vẻ khắc khổ nhưng trẻ măng và rất vui tính. Lúc ngồi nghỉ một anh bắt nhịp cho cả đoàn hát tập thể các bài "Kết đoàn", "Dân Liên Xô", rồi "Qua miền Tây Bắc", "Vì nhân dân quên mình" ... vừa hát vừa vỗ tay rõ to nghe rất khí thế, người dân đứng vòng trong, vòng ngoài xung quanh các anh lòng đầy tự hào nhìn ngắm những người con thân yêu của mình sau hơn chín năm trời đằng đẵng nay mới được gặp lại. Các anh bộ đội hòa mình được ngay với mọi người, ai cũng phấn khởi trao cho nhau những cái bắt tay thật chặt, những nụ cười âu yếm và những cái vỗ về, những câu hỏi thăm đầy thân thương, trìu mến. Các em thiếu nhi ban đầu còn e dè, đứng từ xa để nhìn nhưng sau thấy các anh bộ đội thân mật, dễ gần thì sán lại nói chuyện với các anh như người nhà. Từng tốp, từng tốp ngồi nghe các anh kể chuyện, từ chuyện hành quân gian  khổ vất vả nhưng rất vui, đến chuyện chiến đấu căng thẳng, ác liệt ... chuyện nào cũng hay nhưng hấp dẫn nhất vẫn là chuyện truy kích, bắt sống địch ở Tây Bắc, rồi chuyện ở Điện Biên Phủ địch phải sống trong hầm ngầm, vì sợ đạn pháo và tài nghệ bắn tỉa của bộ đội ta không dám ra ngoài nên tên nào tên ấy râu ria xồm xoàm, hàng tháng trời không được tắm rửa bẩn ơi là bẩn, đến khi bộ đội ta chiếm được cứ điểm vào hầm gọi địch ra hàng các anh bịt mũi không kịp vì mùi ''mồ hôi Tây'' cộng với mùi hôi thối ơ trong hầm xông ra; thì ra vì không ra ngoài được nên chúng "ị" vào mũ sắt lâu ngày tràn hết cả ra ngoài không đổ vào đâu được làm bọn trẻ cười ngất ... Cuộc vui kéo dài đến hơn 11 giờ thì tạm dừng vì các anh phải vào tiếp quản các doanh trại của địch và phân công đi tuần tra bảo vệ thị xã mới giải phóng.
Từ đó hàng ngày các anh bộ đội lại đến các gia đình hỏi chuyện, tuyên truyền, giải thích các chính sách của Đảng, Chính phủ vận động đồng bào đừng nghe theo luận điệu xuyên tạc của bọn phản động, mọi người hãy tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Chỉnh phủ, tích cực tham gia các công tác xã hội để xây dựng thị xã ngày càng giàu đẹp ... Các gia đình đón tiếp các anh như người thân đi xa mới về, giữa bộ đội và người dân như không hề có khoảng cách, nhà nào cũng đầy ắp tiếng nói, tiếng cười rất là vui vẻ, câu cửa miệng trong giao tiếp của người dân khi đó là "Ơn Đảng, ơn Chính phủ ...'' hoặc "Ơn Đảng, ơn Bác ...", các em thiếu nhi thì cứ bám lấy các anh đòi kể chuyện và dạy hát.
Cả thị xã như lột xác, không khí đón mừng ngày giải phóng bừng bừng sôi động suốt ngày đêm, chiều nào các đội thiếu nhi của các phố cũng tập trung đi cổ động, tiếng trống ếch, tiếng hô khẩu hiệu ầm vang khắp phố phường, khuôn mặt mọi người lộ rõ vẻ tươi vui phấn khởi, nhà nào cũng đi mua ảnh Hồ Chủ tịch và khẩu hiệu ''Đảng Lao động Việt Nam muôn năm'' về treo ở vị trí trang trọng nhất. Cứ tối đến là các anh bộ đội lại xuống từng phố dạy các em thiếu nhi múa hát, mỗi tối thứ 7 lại có biểu diễn ca, múa nhạc của đoàn Văn công E45, chiếu phim "Bạch mao nữ", "Lôi phong", "Cờ hồng trên núi Thúy" của Trung Quốc ... đáng nhớ nhất là đêm tổ chức biểu diễn văn nghệ "Mừng ngày giải phóng Sơn Tây'' tại vườn hoa trước cửa ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Sơn Tây (Tòa Tỉnh trưởng ngày xưa) bên cạnh các giọng ca hùng tráng của văn công E 45 với các bài hát: Vì nhân dân quên mình, Qua miền Tây Bắc, Hành quân xa, Hò kéo pháo, Chiến thắng Điện Biên ... gây được nhiều thiện cảm cho nhân dân vùng mới giải phóng là các bài ca mượt mà: Tự túc, Pi noong ơi, Chèo lên quán Dốc ... của các anh chị trường Trung học tư thục Phùng Hưng B cũng để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho nhân dân Sơn Tây.
Những ngày này trật tự trị an của thị xã được đảm bảo tuyệt đối an toàn, thanh niên được tập trung thành từng tổ bảo vệ phân công nhau đi tuần tra suốt đêm nên tối đến khi đi ngủ không nhà nào phải đóng cửa, mọi người đoàn kết gắn bó, thân thiết với nhau hơn, không xảy ra chuyện xích mích, đánh chửi nhau, riêng trộm cắp thì gần như tuyệt nhiên không hề có.
Trời nóng, thường xuyên mất điện nên cứ tối đến là nhà nào cũng rải chiếu ra hè ngủ, mà nào có ngủ được đâu, mọi người cứ râm ran cười nói suốt đêm, ai cũng vui vì từ nay sẽ mãi mãi được sống trong không khí hòa bình, yên ổn "ăn no, ngủ kỹ'' không phải lo chuyện giặc giã nữa, trẻ con thì 5 giờ sáng đã í ới gọi nhau dậy tập thể dục do các anh bộ đội và các anh chị phụ trách đội hướng dẫn. Các công sở lại tiếp tục làm việc, chợ búa lại đông vui tấp nập, các nhà hàng lại mở cửa, phố xá lại sầm uất như xưa, học sinh náo nức chuẩn bị bước vào một năm học mới - năm học đầu tiên sau ngày giải phóng ....
Cuộc sống bình an sôi động như vậy cứ tuần tự theo thời gian trôi đi trong một tâm thế mới, tâm thế của những người chiến thắng.

đọc đi câu trả lời có trong đây đó cố iên nhẫn đọc nha :))))))