K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2023
Nội dung phân biệtDNARNA
Đường pentoseDeoxyribose \(\left(C_5H_{10}O_4\right)\)Ribose \(\left(C_5H_{10}O_5\right)\)
NitrogenousbaseA, T, G, CA, U, G, C
Số chuỗi polynucleotide2 chuỗi1 chuỗi
Chức năngMang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.Mang thông điệp di truyền từ DNA để tổng hợp protein.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 9 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 9 2023

20 tháng 1 2023

Đơn phân cấu tạo nên:

Polysaccharide: Đường đơn (glucose, galactose, fructose)

Polypeptit: Các loại amino acid (alanine, glycine, phenylalanine, tyrosine,...)

DNA: Đường deoxyribose, 4 loại nucleotide (adenine, thymine, guanine, cytosin)

RNA: Đường ribose, 4 loại nucleotide (adenine, uracil, guanine, cytosin)

12 tháng 11 2023

Đặc điểm

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Kích thước

- Kích thước nhỏ (0,5 – 10 µm)

- Kích thước lớn (10 – 100 µm)

Thành tế bào

- Có thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan

- Có thể có thành tế bào được cấu tạo từ cellulose (thực vật), chitin (nấm) hoặc không có thành tế bào (động vật)

Nhân

- Chưa có màng nhân bao bọc (vùng nhân)

- Đã có màng nhân bao bọc (nhân hoàn chỉnh)

DNA

- DNA dạng vòng, có kích thước nhỏ

- DNA dạng thẳng, có kích thước lớn hơn, liên kết với protein tạo nên NST trong nhân

Bào quan

có màng

- Không có các loại bào quan có màng, chỉ có bào quan không màng là ribosome.

- Có nhiều loại bào quan có màng và không màng bao bọc như ti thể, lục lạp, không bào,…

Hệ thống

nội màng

- Không có hệ thống nội màng

- Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt.

Đại diện

- Vi khuẩn,…

- Nấm, thực vật, động vật

23 tháng 3 2023

Gọi bộ nhiễm sắc thể trong tế bào là 2n → Số lượng nhiễm sắc thể trong các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân:

\(a,\) \(A_1=T_2=300\left(nu\right)\)

\(T_1=A_2=200\left(nu\right)\)

\(G_1=X_2=450\left(nu\right)\)

\(X_1=G_2=250\left(nu\right)\)

\(b,\) \(N=2A+2G=\) \(2\left(A_1+T_2\right)+2\left(G_1+X_1\right)=\) \(2400\left(nu\right)\)

\(L=3,4.\dfrac{N}{2}=4080\left(\overset{o}{A}\right)\)

\(M=N.300=720000\left(dvC\right)\)

\(H=N+G=2400+G_1+X_1=3100\left(lk\right)\)

- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng mang thông tin di truyền là:

+ ADN là một đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotide. Một phân tử ADN được cấu tạo bởi lượng lớn nucleotide. Mỗi loài khác nhau sẽ có phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng và trình tự các nucleotide. Sự sắp xếp trình từ các nucleotide là thông tin di truyền quy định trình tự các protein quy định tính trạng của mỗi sinh vật.

+ Từ 4 loại nucleotide do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các phân tử ADN ở các loài sinh vật

- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng bảo quản thông tin di truyền.

+ Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững, đảm bảo sự ổn định của ADN (thông tin di truyền) qua các thế hệ.

+ Nhờ các cặp nucleotide thuộc hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã tạo cho chiều rộng của ADN ổn định, các vòng xoắn của ADN dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hòa và bảo quản.

- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền

+ Trên mạch kép các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen giữa nhóm nitrogenous base của các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung. Tuy liên kết hydrogen không bền vững nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của ADN được ổn định và dễ dàng cắt đứt trong quá trình tự sao, phiên mã.