K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2021

Tk:

c1:

 

Là địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng, Chùa Một Cột có một bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời mà bất cứ du khách nào cũng phải trầm trồ. Chùa Một Cột được khởi công xây dựng năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông. Truyền thuyết kể lại rằng, vua Lý Thái Tông một lần chiêm bao thấy Phật bà Quan.  
26 tháng 12 2021

1,nhà Lý                                                                                                            2,- Do đường lối kháng chiến sai lầm của nhà Hồ:                                           + Không đoàn kết được lực lượng toàn dân mà chỉ chiến đấu đơn độc.       + Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.

30 tháng 4 2023

Câu 1 : 

loading...

 ( Dúc tiền `-> Đúc tiền )

Câu 2 : 

Nguyên nhân thất bại : 

+ Nhà Hồ quá chú trọng vào việc xây dựng các phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy nên tự " giam mình " trong thế trận phòng ngự bị động

+ Nhà Hồ chưa tập hợp sức mạnh của nhân dân 

Câu 3 : 

Nguyên nhân thắng lợi : 

- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn , ý chí và quyết tâm dành lại độc lập cho dân tộc . Toàn dân đồng lòng đoàn kết chiến đấu ,..

- Do đường lối lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân , đứng đầu là những vị lãnh tụ kiệt xuất như Lê Lợi và Nguyễn Trãi cùng với các vị tướng tài như Nguyễn Chích , Nguyễn Xí , Nguyễn Biểu ,...

Câu 4 : 

+ Giáo dục rất phát triển 

+ Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long 

+Tổ chức các cuộc thi tuyển chọn quan lại , cho lập bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám để tôn vinh người đỗ đạt 

 

30 tháng 4 2023

xin lỗi em đọc thiếu đề câu 4 , nên cho em làm lại câu 4 ở đây nhé ạ :")

Tình hình kinh tế : 

-Nông nghiệp :  Nhà Lê Sơ đặc biệt coi trọng và khuyến khích nông nghiệp phát triển 

-Một số biện pháp : 

+ Đặt ra các quan chuyên trách như : khuyến nông sứ , Hà đê sứ , Đồn điền sứ , ...

+ Cấm để ruộng hoang , đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điền 

+ Đặt phép quân điền , định kì chia đều ruộng công làng xã 

+ Khơi kênh , đào sông đắp đê ngăn mặn , bảo vệ các công trình thủy lợi 

`=> ` Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng và phát triển , đời sống nhân dân ổn định 

 

- Thủ công nghiệp : Nhiều nghề thủ công truyền thống như : dệt lụa , làm gốm , phát triển mạnh nhanh chóng . Đặc biệt là sản xuất gốm sứ theo đớn đặt hàng của thương nhân nước ngoài phát triển mạnh 

- Thương nghiệp : 

+ Khuyến khích lập các chợ , thúc đẩy buôn bán với nước ngoài được duy trì . Các sản phẩm như tô lụa , gốm sứ , làm thổ sản rất được ưa chuộng 

 

Văn hóa + Giáo dục : 

 

- Văn hóa : đạt được nhiều thành tựu

 

- Tôn giáo : Nho giáo chiếm vị trị độc tôn 

 

- Văn học : 

+ Văn học chữ Hán phát triển và chiếm ưu thế , tác phẩm tiêu biểu Quân Trung từ mệnh tập , Bình Ngô đại cáo , ...

+ Văn học  chứ Nôm chiếm vị trí quan trọng , các tác phẩm tiêu biểu : Quốc âm thi tập , Hồng Đức quốc âm thi tập 

 

Sử học : Quan trọng việc chép sử , tác phẩm tiêu biểu Đại Việt sử ký toàn thư , Lam Sơn thực lục 

 

Địa lí học : 

Biên soạn các bộ sách địa lí , bản đồ tác phẩm tiêu biểu Dư địa chí ( Nguyễn Trãi ) , Hồng Đức bản đồ 

Toán học : tác phẩm tiêu biểu Đại thành toán pháp , Lập thành toán pháp 

 

Y học : có bản thảo thực vật toát yếu

 

Kiến trúc điêu khắc : 

Nhiều công trình kiến trúc được xây ở kinh đô Thăng Long 

 

Nghệ thuật : Nhã nhạc cung đình , tèo , chuồng , phát triển

 

Giáo dục : 

+ rất phát triển

+ dựng lại Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long 

+ Tổ chức các cuộc thi tuyển chọn quan lại , cho lập bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám để tôn vinh người đỗ đạt 

@animephamzinhh-hoc24 

 

 

19 tháng 2 2019

Chọn đáp án: C

Giải thích: Nhà Hồ luôn mang tiếng nguỵ triều, cướp ngôi nhà Trần nên không được lòng dân,nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến của nhà Hồ.

Các cuộc nổi dậy của nhân dân đều thất bại là vì : 

- Nhà Nguyễn xây dựng quân đội với nhiều binh chủng, xây dựng hệ thống thành luỹ vững chắc, lập hệ thống thông tin trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.

- Các cuộc khởi nghĩa thì đơn lẻ rời rạc không liên kết được với nhau, và chưa có những người lãnh đạo sáng xuất.

- Chính quyền triều Nguyễn có đầy đủ các vũ khí như gươm , súng ống trong khi đó nhân dân vũ khí chỉ thô sơ.

10 tháng 2 2022

tham khảo ( đọc hết sẻ hiểu còn ko hiểu thì thôi )

Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp thống trị của nhân dân Việt Nam gần như tạm thời lắng xuống. Năm 1896, cuộc khởi nghĩa Hương Sơn - Hương Khê ở Nghệ Tĩnh do Phan Đình Phùng cầm đầu đã thất bại xem như kết thúc phong trào Cần Vương do các sĩ phu yêu nước phong kiến khởi xướng. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân và đồng bào các dân tộc thiểu số cũng bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt; ngay cả phong trào nông dân Yên Thế cũng bị sa sút trầm trọng và bước vào giai đoạn hoà hoãn lần thứ hai với Pháp (1897 - 1908). 

Sự thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang này có thể xem là một cái mốc đánh dấu thời kỳ “chinh phục” và “bình định” của thực dân Pháp ở Việt Nam về cơ bản đã hoàn thành.

Với tình hình quân sự và chính trị tương đối thuận lợi đó, thực dân Pháp mạnh dạn bắt tay vào việc thực hiện một chương trình đầu tư khai thác kinh tế trên quy mô lớn. Từ tháng 2/1897, Paul Doumer được chính phủ Pháp cử sang làm Toàn quyền Đông Dương để chỉ đạo cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, gấp rút biến Việt Nam và Đông Dương thành một thuộc địa có khả năng đảm bảo nguồn lợi nhuận cao nhất, nhanh nhất cho tư bản Pháp. Do vậy, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp không ngừng tăng cường bộ máy hành chính quan liêu thuộc địa; tăng cường bộ máy quân sự, cảnh sát và nhà tù thực dân; thực hiện việc thiết lập nền văn hoá giáo dục nô dịch, ngu dân... nhằm củng cố tối đa guồng máy cai trị của chúng ở Việt Nam và hỗ trợ đắc lực cho chương trình khai thác kinh tế lần thứ nhất.

Giáo dục được chính quyền Pháp quan niệm là một trong những lợi khí sắc bén của chế độ thực dân. Nói một cách cụ thể, việc phát triển giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa Việt Nam nhằm mục đích đồng hoá nhân dân ta, “phục vụ cho việc giao dịch trong cai trị và bóc lột, đào tạo những tay sai trung thành và cần thiết cho sự thống trị của chúng” (1).

Để đạt được mục đích nói trên, thực dân Pháp thi hành một thủ đoạn hai mặt hết sức nham hiểm và thâm độc. Một mặt Pháp du nhập nền “học thuật mới” ở mức độ vừa phải để đào tạo ra lớp trí thức “tân học” tay sai; mặt khác chúng vẫn duy trì tư tưởng Khổng Mạnh với chế độ giáo dục phong kiến lỗi thời nhằm củng cố trật tự xã hội và ràng buộc tầng lớp nho sĩ vào chính quyền thực dân phong kiến.

Ý đồ đen tối của thực dân pháp trong việc lợi dụng những quan niệm đạo đức - luân lý của nền “học thuật cũ” được biểu lộ rõ nét qua lời của tay trùm thực dân ở Đông Dương lúc đó là:

“Những nguyên tắc đã làm cho xã hội người bản xứ gia đình được vững mạnh, cha mẹ được kính trọng, chính quyền được tuân thủ, đều được rút ra từ các sách Hán dạy ở các trường làng. Ngay từ khi học những chữ đầu tiên là đồng thời họ đã được những nguyên tắc nền tảng của luân lý Nho giáo; họ khắc sâu vào lòng dạ những nguyên tắc sẽ hướng dẫn họ trong cả cuộc đời. Chính các trưởng làng đã đem lại cho họ nền học vấn đó.” (2)

Với lập luận nói trên, xét cho cùng thì tính chất hai mặt của nền giáo dục mà thực dân Pháp áp dụng tại Việt Nam không ngoài mục đích đào tạo một tầng lớp trí thức “Tân học” vừa chịu sự chi phối của đạo lý phong kiến để dễ dàng sai bảo, lại vừa có một ít trình độ và năng lực đáp ứng cho nhu cầu của bộ máy thống trị thực dân, và cho công cuộc khai thác kinh tế của chúng. Với tư tưởng chỉ đạo đó, nên ngay cả trong hệ thống trường Pháp - Việt (là loại trường do Pháp mở và trực tiếp đào tạo), tính chất hai mặt của chúng trong chính sách giáo dục cũng được áp dụng như một nguyên tắc bắt buộc.

Xuất phát từ động cơ nô dịch người Việt, trong thời gian cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp đã tăng cường nhiều hoạt động về giáo dục phục vụ mục tiêu kinh tế và chính trị của chúng. Ngoài những cơ sở đã được thiết lập trước đó, năm 1896 Pháp cho cải tổ lại trường Quốc Tử Giám ở Huế; năm 1897, mở trường Hậu Bổ ở Hà Nội cùng các trường Sư phạm sơ cấp Hà Nội và Sài Gòn; năm 1898, hai môn học Quốc ngữ và Pháp văn được đưa vào trong chương trình thi Hương, và đến năm 1903 thì mở thành hai môn bắt buộc. Các trường chuyên nghiệp cũng được mở cửa như trường Kỹ Nghệ ở Hà Nội và Sài Gòn, trường Canh Nông Huế (1898), trường Bách Công ở Huế (1899)... Trường Viễn Đông Bác cổ thành lập ở Hà Nội năm 1898 được xem là nơi chỉ đạo cho các cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam khi có thời cơ. Sang đầu thế kỷ XX, dưới thời của Toàn quyền Beau, thực dân Pháp thành lập Nha Học chính bản xứ (Direction de I’Enseignement), lập Đại học Đông Dương (Université de l’Indochine) nhằm mục đích thoả mãn một số người muốn học cao hơn, hạn chế và kìm hãm việc xuất ngoại du học của học sinh Việt Nam, không cho mở mang trí thức.

Để hạn chế ảnh hưởng mới từ Trung Quốc và Nhật Bản vào đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành cuộc cải cách học chế ở Trung và Bắc kỳ nhằm dụ dỗ tầng lớp thanh niên cầu tiến bộ. Chương trình đào tạo dưới đại học được chia làm ba bậc là:

* Bậc Ấu học: Dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ, tốt nghiệp cấp bằng Tuyển sinh.

* Bậc Tiểu học: Phát triển ở các phủ, huyện dạy chữ Hán, chữ Quốc ngữ và thêm Pháp văn, tốt nghiệp cấp bằng Khoá sinh.

* Bậc Trung học: Phát triển ở các tỉnh, dạy cả 3 thứ chữ là Hán, Pháp và Quốc ngữ. Người đủ tiêu chuẩn thì Pháp tuyển chọn đi thi Hương.

Trong tình hình giáo dục chung ở Trung kỳ và Bắc kỳ đầu thế kỷ XX, tại Huế lúc bấy giờ có hai trường Pháp - Việt là trường Pháp - Việt Đông Ba và trường Quốc Học, một trường dạy Nho học là trường Quốc Tử Giám. Số người học ở trường Pháp - Việt Đông Ba và trường Quốc Học rất ít ỏi, vì điều kiện để được nhập học rất khó khăn.

Để thấy được một cách cụ thể âm mưu thực hiện chính sách giáo dục nô dịch của thực dân Pháp, chúng ta thử phân tích quá trình thành lập và tổ chức giáo dục ở trường Quốc Học Huế.

Đứng về mặt danh nghĩa, trường Quốc Học được ra đời theo chủ trương của triều đình Huế. Ngày 17 tháng 9 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896), vua Thành Thái xuống dụ “Thành lập một trường lấy tên là Quốc Học, môn học chính là Pháp văn”, khẳng định rằng: “vì chưởng giáo và các giáo sư là những người giữ gìn quy tắc của nhà trường, sẽ tận tâm giáo huấn đám thanh niên trong việc học Pháp văn cũng như Hán tự, để sau này chúng trở thành những người hữu ích cho nước nhà và có đủ tài năng để làm tròn công vụ. Như vậy chúng sẽ đền đáp tấm lòng của Trẫm đã giáng dụ lập trường này để mở mang trí tuệ và giáo dục cho thanh niên”  (3)

Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 8/11/1896 cũng có nhiều ngôn từ  “xác định” chủ thể thành lập trường Quốc Học Huế là chính phủ Nam triều như: “Nay thiết lập tại Huế, do chính phủ Nam triều chủ trương, một học đường lấy tên là Quốc học” (khoản 1); hoặc quy định một số công việc trong trường “phải được hội đồng Cơ mật đồng ý” (khoản 8); hay “một thể lệ riêng được soạn thảo theo chỉ thị của Hội đồng Cơ mật” (khoản 12); và “các khoản chi phí về người, khí mảnh, công tác xây dựng và tu bổ trường ốc sẽ do chính phủ Nam triều đài thọ” (khoản 14) (4)...

Thực ra, kẻ chủ trương điều hành trường Quốc Học Huế không phải do chính phủ Nam triều như những mỹ từ đã dẫn ở trên, mà do những ý đồ đen tối của thực dân Pháp về mặt giáo dục, hoàn toàn gắn liền với chính sách giáo dục chung của Pháp ở Việt Nam và phục vụ mục đích thực dân của chúng.

Ngay từ tờ dụ của Thành Thái ngày 23/10/1896, kẻ giật dây cũng đã lộ diện rất rõ, chẳng hạn tờ dụ nói: “Vừa rồi Viện Cơ Mật có trình tấu rằng đã thương đồng với Phò Nam Vương quí Toàn quyền Đại thần, và Hộ Nam Vương Công quí Trung Kỳ Khâm sứ Đại thần và quyết định trên nguyên tắc việc thiết lập một trường dạy Pháp văn.

“Một Hội đồng đã được thiết lập để nghiên cứu công việc tổ chức và hoạt động của trường ấy đặt dưới quyền chủ toạ kế tiếp của ông Basset, Phó Khâm sứ Bí thư toà Khâm sứ Trung Kỳ và quí ông Bouyeure, Phó Công sứ Hội lý lại ...

“Dụ này sẽ chuyển đạt cho quí Toàn quyền Đại thần để bổ nhiệm vị Chưởng giáo và chuẩn y những quy tắc đại cương của nhà trường. Quí Toàn quyền Đại thần cũng sẽ tự cử lấy, hoặc uỷ nhiệm quí Khâm sứ Đại thần để cử một Hội đồng giám sát công việc nhà trường và những người dự tuyển làm Giáo sư”...

Đến cả nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 18/11/1896, mặc dầu đã nói trường Quốc Học là “Do chính phủ Nam triều chủ trương”, nhưng cũng chỉ là sự che đậy mưu đồ của Pháp, vỗ về thân phận tay sai của triều đình Huế. Còn trong suốt 15 khoản của nghị định, từ chương trình học, Ban giám đốc, chế độ lương bổng, cách thức tuyển sinh, đối tượng tuyển chọn, chế độ bổ dụng... cho đến cả chỗ ở của thầy giáo, nghĩa là tất cả mọi việc lớn nhỏ của trường, đều do Phủ toàn quyền Pháp quyết định hết. Nghị định còn khẳng định rõ là “trường này sẽ đặt dưới quyền kiểm khán của ông Khâm sứ Trung Kỳ” (khoản 1), mọi việc đều “do ông Khâm sứ Trung Kỳ cử” (khoản 9), hoặc “do ông Khâm sứ Trung Kỳ chuẩn y” (khoản 12).

Rõ ràng Phủ Toàn quyền Đông Dương là kẻ nắm quyền tối cao và chủ động trong việc thiết lập trường Quốc Học Huế, là người chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của nhà trường thông qua Toà Khâm sứ Trung Kỳ. Từ năm 1902 trở đi, Hiệu trưởng trường Quốc Học đều là người Pháp, giáo viên phần lớn là người Pháp.

Là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của nền giáo dục thực dân, nhưng phần lớn học sinh không hề chịu “nhận người Gaulois làm tổ tiên” của mình như ý định của thực dân Pháp. Họ vô cùng căm phẫn, uất ức vì nòi giống, dân tộc bị sỉ nhục, bị chà đạp. Càng bị người Pháp lăng mạ, bị gán cho những từ thô tục như “cochon”, “sale race”... thì tinh thần phản kháng dân tộc của học sinh ngày càng dâng lên cao. Chúng muốn biến học sinh thành những kẻ vong bản, mất gốc thì ý thức về nòi giống, dân tộc càng trỗi dậy mạnh mẽ trong người của họ. Chúng muốn đưa những con người này bước vào con đường phản bội lại lợi ích của quốc gia dân tộc, nhưng chỉ phô trần ý đồ nô dịch và bộ mặt thực dân đầy dã tâm, tàn bạo của chúng.

Không phủ nhận một thực tế lịch sử là có những học sinh được Pháp đào tạo trở thành tay sai ngoan ngoãn, tận tuỵ và đắc lực cho chính quyền thực dân phong kiến. Nhưng có một thực tế sinh động hơn là rất nhiều học sinh ít chịu ảnh hưởng của nền giáo dục nô dịch, không chấp nhận nền giáo dục sặc mùi thực dân, có tinh thần dân tộc rất cao, và nhiều người gắn liền tên tuổi của mình cho phong trào đấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc như người học trò Nguyễn Sinh Cung ở trường Quốc Học.

Là người hấp thu nền giáo dục thực dân, nhưng Nguyễn Sinh Cung cùng nhiều học sinh khác vô cùng thấm thía nỗi nhục mất nước, không chấp nhận trật tự, khuôn khổ của chế độ thực dân phong kiến và tràn trề ý thức chống lại nó. Thêm vào đó, trào lưu yêu nước của cách mạng Việt Nam nói chung, xứ Huế nói riêng là một thực tế to lớn, và là tác nhân kích động tinh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu nước thiết tha của Nguyễn Sinh Cung và nhiều học sinh, giáo viên trường Quốc Học. Trong sự vươn dậy của phong trào Duy Tân, nhiều thầy giáo (như Hoàng Thông) và học sinh Quốc Học trực tiếp tham gia truyền bá “tân thư”, phổ biến thơ văn của Đông Kinh Nghĩa Thục, hưởng ứng việc dùng hàng nội hoá, mặc áo ngắn, cắt tóc ngắn... Bản thân Nguyễn Sinh Cung với một số học sinh nhằm những ngày phiên chợ mang giỏ, mang kéo đi các ngả đường vận động đàn ông cắt tóc ngắn, miệng đọc bài ca “Húi hề!” (5).

Đặc biệt là vào tháng 4 năm 1908, một nhóm học sinh Quốc Học do Nguyễn Sinh Cung cầm đầu cũng có mặt trong phong trào chống sưu thuế của đồng bào Thừa Thiên Huế. Sự tham gia của Cung và nhóm học sinh này là một đòn đau trực tiếp đánh vào chế độ thuộc địa của thực dân Pháp. Những sản phẩm do chúng đào tạo trực tiếp lại ngang nhiên đứng về phía đội ngũ những người đang chống lại chúng, đã dùng số vốn liếng tiếng Pháp và kiến thức học được từ nhà trường của chúng để phiên dịch ủng hộ những lời lẽ công kích chế độ do chúng thiết lập. Sự đứng đầu và thái độ chống đối chế độ thực dân biểu hiện qua vụ chống thuế này là nguyên nhân dẫn đến việc anh học trò Nguyễn Sinh Cung rời khỏi trường vào thời gian sau đó.

Rời khỏi trường Quốc Học, từ biệt xứ Huế để đi vào phía Nam, rồi sao đó sang tận trời Tây. Sản phẩm của nền giáo dục thực dân quyết tâm đi tìm một con đường chống lại chế độ thực dân, giải phóng đất nước, để rồi hoàn thành tâm nguyện bằng cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

Nước Pháp đã nghĩ gì về chế độ thực dân mà họ áp đặt tại Việt Nam? Đã thấy gì về hiệu quả của nền giáo dục nô dịch mà họ mưu đồ tính toán? Đã biết thêm gì về sự khác biệt giữa đào tạo con người với sản xuất ra người máy? Đã biết rõ ràng về nguyên nhân thất bại của mình ở Việt Nam?

Có lẽ nước Pháp đã biết tất cả, thậm chí còn biết rất rõ nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại, đó là cả dân tộc Việt Nam - bao gồm những người được họ đào tạo, hoặc bị họ cai trị - đều quyết tâm chống lại chế độ thuộc địa đến cùng. Trong cộng đồng người to lớn đó, anh học trò Nguyễn Sinh Cung của đất Huế, Chủ tịch Hồ Chí Minh của đất nước, của loài người yêu chuộng tự do, hoà bình và tiến bộ, đã lãnh đạo và đưa dân tộc mình thoát khỏi vòng nô dịch của chủ nghĩa thực dân, tiến đến đài cao của thời kỳ đất nước tự chủ, hoà bình và văn minh tiến bộ.

Hiện tượng Nguyễn Sinh Cung mãi mãi là bài học nhớ đời cho bất kỳ một nền giáo dục nào muốn hướng đến những mục tiêu phi nghĩa, bất nhân.

Một trào lưu tân học đầu thế kỷ XX mà chế độ giáo dục thực dân tìm cách nô dịch nhân dân ta đã đào tạo ra một thế hệ học sinh sẵn sàng tuyên chiến với nền cổ học phong kiến và vũ trang tư tưởng yêu nước mới để chống lại chủ nghĩa đế quốc. Chỉ có ở kinh đô Huế, nơi quy tụ những trí thức tân học, những bậc thầy có tinh thần nhiệt huyết dân tộc, nơi gặp gỡ nền giáo dục tân học Pháp Việt đã thể hiện ở trường Quốc Học như một trọng điểm của nền giáo dục thực dân phong kiến đã làm nảy sinh ra một thế hệ học sinh yêu nước, khát khao độc lập, dân chủ, tự do mà sự xuất hiện học sinh Nguyễn Sinh Cung ở trong đoàn biểu tình chống thuế năm 1908 là một hiện tượng tiêu biểu, là hệ quả trực tiếp của nền giáo dục đương thời. Con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được bắt đầu đánh dấu bằng những tháng ngày đấu tranh sôi nổi lúc Người còn là học sinh trường Quốc Học Huế. Và cuộc đấu tranh của học sinh Nguyễn Sinh Cung cùng bạn bè trong năm 1908 cũng mở đầu cho phong trào đấu tranh yêu nước của học sinh sinh viên Huế chống lại chủ nghĩa thực dân và các chế độ làm tay sai cho giặc.

21 tháng 4 2023

B

14 tháng 10 2018

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại nhanh chóng của cuộc kháng chiến chống Minh do nhà Hồ lãnh đạo là do nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân đánh giặc. Nhà Hồ được thành lập không mang tính chính danh nên không được nhân dân đồng thuận, lại vấp phải sự chống đối quyết liệt của những quý tộc Trần nên không phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc

Đáp án cần chọn là: A

30 tháng 10 2016

Câu 3: Trả lời:

1. Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
2. Ý nghĩa lịch sử
Nhắc tại cách khái quát về quân Mông Nguyên
“- Quân Mông Cổ lớn lên trên yên ngựa, tự luyện tập chiến đấu, từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó là cách sống của họ
- Về đánh trận , họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì không tiến quân
Trăm quân kị quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kị tản ra có thể dài tới trăm dặm , kẻ địch chia ra thì họ chia ra, kẻ địch hợp lại thì họ hợp lại nên kị đội là thế mạnh của họ
Đội quân lúc ẩn lúc hiện, đến thì như trời rơi xuống, đi thì nhanh như chớp giật. Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh, đuổi theo không kịp” theo lời sử học nhà Tống
Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên,bảo vệ độc lập,toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược( góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân … )
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.

- Bài học kinh nghiệm: Dùng mưu trí đánh giặc, lấy đoàn kết làm sức mạnh.

  
30 tháng 10 2016

1. - Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ờ các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.
- Quan hệ giữa các giai cấp : giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.

 

- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua - hoàng đế - Thiên tử...), mọi người phải phục tùng tuyệt đối.

 

26 tháng 6 2016

Thành nhà Hồ.

Một đạo quân do Trương Phụ chỉ huy đi từ Bằng Tường (Quảng Tây) kéo vào Lạng Sơn.

Một đạo do Trấn thủ Vân Nam Mộc Thạch chỉ huy, đi từ Vân Nam tiến theo sông Hồng, sông Lô vào nước ta.

Theo kế hoạch đã định, một đội kỵ binh của Trương Phụ sẽ tiến trước đến Gia Lâm, phô trương thanh thế, nghi binh như tập trung quân vượt sông ở đây, thu hút quân nhà Hồ. Trong khi đó, hai đạo quân Minh bí mật hội quân ở miền thượng lưu sông Hồng, tìm chỗ sông cạn để vượt qua rồi tiến đánh xuống Đông Đô. Về mặt chính trị, chúng kể tội Hồ Quý Ly, tuyên bố lập con cháu nhà Trần và dùng nhiều lời lẽ xảo trá để lôi kéo nhân dân ta. Sau khi bày binh bố trận các ngả và bày trò tâm lý chiến, tháng 10 (tháng 11 dương lịch) năm Bính Tuất (1406) quân Minh bắt đầu tiến công. Quân tiên phong của Trương Phụ nhanh chóng hạ được ải Lưu Quan và Kê Lăng (Chi Lăng), hai vị trí quan trọng của ta có địa thế hiểm yếu và khá đông quân phòng thủ. Sau đó chúng tiếp tục tiến về Cần Trạm (Kép, Bắc Giang ngày nay).

Tới đây quân Minh chiếm đóng vùng Xương Giang (Bắc Giang), Thị Cầu, kỵ binh tiến đến Gia Lâm, thu hút lực lượng quân ta, còn đại quân tiến về miền Đa Phúc, Lập Thạch bắt liên lạc với đạo quân Mộc Thạch. Dọc đường tiến quân, địch không vấp phải sức kháng cự nào đáng kể của quân ta.

Về phía Lào Cai, Hà Giang, quân Mộc Thạch cũng hạ được nhiều đồn ải, đánh tan các bộ phận án ngữ của ta trên tuyến phòng thủ sông Lô, sông Hồng rồi theo sông tiến xuống Bạch Hạc.

Ngày 11/12/1406, hai đạo quân Minh họp binh ở bờ Bắc sông Hồng chuẩn bị thêm thuyền bè, khí giới để tiến công.

Quân nhà Hồ dựa vào phòng tuyến phía Nam sông Hồng, kiên trì cố thủ, chờ địch đánh sang. Trước tình hình đó Thành Tổ nhà Minh sợ quân ta làm kế hoãn binh, chờ lúc quân Minh không hợp thủy thổ, ốm yếu rồi mới tiến công nên lệnh cho Trương Phụ tiến đánh quân ta vào mùa xuân sang năm.

Trương Phụ, Mộc Thạch quyết định tập trung lực lượng đánh vào thành Đa Bang, điểm chốt rất quan trọng của phòng tuyến. Từ lúc giặc vượt sông đến lúc giặc đánh vào thành, quân ta đều tích cực chống đỡ, có lúc phản kích lại quyết liệt, nhưng quân địch quá đông, quân nhà Hồ không giữ nổi phải bỏ chạy. Quân giặc thừa thế tràn xuống chiếm được Đông Đô vào ngày 22/1/1407, một số quan lại quý tộc đã phản bội, hợp tác với quân giặc đánh lại Hồ Quý Ly.

Quan quân nhà Hồ rút về Hoàng Giang (khúc sông Hồng thuộc địa phận huyện Lý Nhân, Hà Nam) bị địch kéo tới đánh thua lại phải rút về Muộn Hải (Giao Thủy, Nam Định), xây thành đắp lũy, đúc súng, đóng thuyền cố thủ. Nhưng lại bị quân địch kéo đến đánh thua, phải lui về Đại An (cửa Sông Đáy).

Đến lúc này, do thời tiết ẩm thấp, quân địch không chịu được thủy thổ, sinh ra đau ốm nhiều, bọn địch phải bỏ Muộn Hải quay về Hàm Tử (Hưng Yên). Nắm thời cơ đó, quân nhà Hồ tập trung bảy vạn quân tiến lên phản kích, nhưng giặc đã đề phòng trước, đặt quân mai phục sẵn, nên trận phản công của nhà Hồ bị thất bại nặng.

Ngày 29/4 năm Đinh Hợi (1407), thủy quân giặc đuổi kịp quân nhà Hồ ở Điển Canh (điểm giáp ranh hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Gặp lúc nước cạn quân nhà Hồ bỏ thuyền lên bộ chạy về Nghệ An sau đó vào vùng Hương Khê (Hà Tĩnh). Cuối cùng, Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương và tướng sĩ, gia nhân lần lượt bị sa vào tay giặc. Bi kịch đó xảy ra vào nửa đầu tháng năm năm Đinh Hợi (1407).

Cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược nhà Minh chấm dứt, nhưng ở nhiều nơi nhân dân ta vẫn tiếp tục nổi dậy chống ách đô hộ của quân Minh.

 

27 tháng 6 2016

Cảm ơn bạn nhiều nha

12 tháng 11 2016

1, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nhà Đường phát triển thịnh vượng nhất vì: Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á

2,

+)Xã hội phong kiến được hình thành từ rất sớm ở Ấn Độ (thế kỉ II) đến thời Gúp-ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Ấn Độ Mô-gôn.

+) các thành tựu văn hóa của Ấn Độ:

- có chữ viết riêng phổ biến nhất là chữ Phạn

-đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu là tôn giáo phổ biến

-nghệ thuật kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình thạp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ,....

+) dùng chữ Phạn viết kinh Vê-đa

+) nổi tiếng là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na

+)đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa là ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ

12 tháng 11 2016

câu 3 với câu 4 mai mình làm nha! giờ mình pp! đi nhủ ây