Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử Von Neumann gồm những bộ phận nào?
=> Cấu trúc chung của máy tính điện tử von Neumann gồm những bộ phận:
bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào/ra, bộ nhớ.
2. Tại sao CPU có thể coi là bộ não của máy tính?
=> CPU có thể được coi là bộ não của máy tính vì CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
3. Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính.
=> Chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính là: bộ nhớ gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
- Bộ nhớ trong: (Ram, Rom), dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính đang làm việc.
- Bộ nhớ ngoài: dùng để lưu chương trình và dữ liệu lâu dài.
4. Hãy kể tên 1 vài thiết bị vào/ra của máy tính.
=> Thiết bị vào/ra của máy tính là: bàn phím, chuột, máy quét, máy in,....
5. Em hiểu thế nào là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng? Hãy kể tên 1 vài phần mềm mà em biết.
=> Phần mềm hệ thống: phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động 1 cách nhịp nhàng và chính xác.
- Phần mềm ứng dụng: phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể.
- Tên 1 vài phần mềm mà em biết là: WINDOWS 98, WINDOWS XP,....
Cấu trúc máy tính gồm 3 khối chức năng chính:
+ Bộ xử lí trung tâm (CPU)
+ Bộ nhớ
+ Thiết bị vào/ra
- Bộ xử lí trung tâm CPU được coi là bộ não của máy tính vì nó điều khiển mọi hoạt động của máy tính thông qua sự điều khiển của con người
Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng: bộ xử lí trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra (thường được gọi chung là thiết bị vào/ra). Ngoài ra, để lưu trữ thông tin, máy tính điện tử còn có thêm một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nhớ.
* Bộ xử lí trung tâm (CPU)
Bộ xử lí trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
* Bộ nhớ
Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.
Người ta chia bộ nhớ thành hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.
Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.
Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ flash (thường được gọi là USB),... Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.
Một tham số quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng nhớ (khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều hay ít).
Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte (đọc là bai) (1 byte gồm 8 bit). Các thiết bị nhớ hiện nay có thể có dung lượng nhớ lên tới nhiều tỉ byte. Do vậy, người ta còn dùng các bội số của byte để đo dung lượng nhớ. Em có thể tìm thấy trong bảng dưới đây một vài đơn vị đo như thế (kí hiệu 210 được đọc là "hai mũ 10" và có giá trị bằng 10 số 2 nhân với nhau):
* Thiết bị vào/ra (Input/Output -1/0)
Thiết bị vào/ra còn có tên gọi là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người dùng. Các thiết bị vào/ra được chia thành hai loại chính: thiết bị nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét,... và thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ,...
- Bộ xử lý trung tâm
- bộ nhớ gồm ROM và Ram
- Bộ thiết bị output và input
Tất cả các máy tính đều được xây dựng trên một cấu trúc cơ bản chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra: bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào và thiết bị ra, bộ nhớ. Các khối chức năng này hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình máy tính do con người lập ra.
Đáp án: D
1. Cấu trúc gồm:
- Khối hệ thống : ( System Uni ) hay còn gọi là khối CPU . Bên trong khối hệ thống gồm có :
+ Bảng mạch hệ thống: có chứa bộ vi xử lý, các vỉ mạch cắm trên ke mở rộng, các cổng vào/ ra
+ Các thiết bị lưu giữ : ổ cứng, ổ mềm, ổ CD
+ Khối nguồn để cung cấp các thành phần bên trong máy tính
- Thiết bị vào : hai thiết bị vào tối thiểu nhất là bàn phím và chuột. Ngoài ra tùy từng nhu cầu bạn có thể sử dụng thên nhiều thứ khác như máy quét, camera .....
- Thiết bị ra: thiết bị ra bắt buộc là màn hình, nếu có thêm máy in sẽ tiện hơn.Với máy tính đa phương tiện ngoài ổ DVD và vỉ mạch âm thanh ngoài ra cần có thêm bộ loa. ( nếu cần sẽ có thiết bị chuyên dụng là máy vẽ, máy cắt chữ,...)
2. Vì:
Chức năng của CPU : là bộ vi xử lý trung tâm, được coi như bộ não của chiếc máy vi tính. có rất nhiều mạch vào( input) để nhận các lệnh điều khiển đưa vào, sau khi xử lý các thông tin đó và kết hợp với các lệnh mặc định đã được cài đặt sẵn, sẽ tạo ra các lệnh điều khiển (out put) dẫn đến mọi nơi để quản lí toàn bộ chiếc máy tính.
Chức năng cơ bản của máy tính là thực thi chương trình. Chương trình được thực thi gồm một dãy các chỉ thị được lưu trữ trong bộ nhớ. Đơn vị xử lý trung tâm(CPU) đảm nhận việc thực thi này. Quá trình thực thi chương trình gồm hai bước: CPU đọc chỉ thị từ bộ nhớ và thực thi chỉ thị đó. Việc thực thi chương trình là sự lặp đi lặp lại quá trình lấy chỉ thị và thực thi chỉ thị.
Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa).
Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ công nghệ Core hay Nehalem.
Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn vị như MHz, GHz, ...). Đối với các CPU cùng loại, tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng; ví dụ CPU Core 2 Duo có tần số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 3,4GHz một nhân. Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, ví như Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 (shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống 2 nhân mới này nhanh hơn so với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 (Intel Pentium D) với mỗi core từng cache L2 riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn). Hiện nay công nghệ sản xuất CPU mới nhất là 32nm.
3.Gồm bộ nhớ trong và ngoài
-Bộ nhớ trong:
+Bộ nhớ đệm nhanh:cacle
+Bộ nhớ chính :RAM(Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên)và ROM(bộ nhớ chỉ đọc)
-Bộ nhớ ngoài:đĩa cứng,đĩa mềm,CD,DVD,thẻ nhớ,..
4.
- Thiết bị vào: chuột, bàn phím, máy quét, máy scan,...
- Thiết bị ra: máy in, màn hình, máy chiếu, loa,....
Câu 1
- Bộ xử lí trung tâm
- Thiết bị vào/ ra
Câu 2
Vì CPU thực hiện các chứa năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình
Câu 3
Bộ nhớ là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu
Gồm có bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
- Bộ nhớ trong:
+Bộ nhớ đệm nhanh: cacle
+Bộ nhớ chính: RAM( bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên ) và ROM( bộ nhớ chỉ đọc )
-Bộ nhớ ngoài: đĩa cứng, đĩa mềm, CD, DVD, thẻ nhớ
Câu 4
Thiết bị vào: chuột, bàn phím, con chíp, máy quét,...
Thiết bị ra: màn hình, loa, máy in, máy vẽ
Bộ nhớ máy tính bao gồm các hình thức, phương thức để lưu trữ được dữ liệu của máy tính một cách lâu dài (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì dữ liệu không bị mất đi), hoặc lưu dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc của máy tính (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì bộ nhớ này bị mất hết dữ liệu).
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu cho bộ nhớ lâu dài bao gồm: Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa quang, Băng từ, ROM, các loại bút nhớ...
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc: RAM máy tính, Cache...
Hầu hết các bộ nhớ nêu trên thuộc loại bộ nhớ có thể truy cập dữ liệu ngẫu nhiên, riêng băng từ là loại bộ nhớ truy cập tuần tự.
Bộ nhớ máy tính có thể chia thành hai dạng: Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
* Bộ nhớ.
Là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu.
- Bộ nhớ chia thành hai loại : Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
+ Bộ nhớ trong (Main memory) dùng để lưu chương trình và dữ liệu. Phần chính bộ nhớ trong là RAM (random access memory), khi máy tính tắt, mất điện toàn bộ thông tin trong RAM sẽ bị mất. (là bộ nhớ để đọc và ghi dữ liệu nên còn có tên read write memory).
+ Bộ nhớ ngoài (secondary memory) được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, USB….dữ liệu lưu trên BNN không bị mất khi ngắt điện.
1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử Von Neumann gồm những bộ phận nào?
=> Câu trúc chung của máy tính điện tử Von Neumann gồm những bộ phận bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào/ra, bộ nhớ.
2. Tại sao CPU có thể được coi là bộ não của máy tính?
=> CPU có thể được coi là bộ não của máy tính là vì CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
3. Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính?
=> Bộ nhớ: gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
- Bộ nhớ trong ( Ram, Rom), dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính đang làm việc.
- Bộ nhớ ngoài: dùng để lưu chương trình và dữ liệu lâu dài.
đều có ở trong sgk mong bạn xem kĩ