Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Mở bài
– Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ
– Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một “Ánh trăng”.
– Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người.
– Đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.
+ Thân bài.
Những câu đầu tiên của bài thơ tác giả đang hồi ức lại những ngày thơ bé sống ở vùng quê, nơi có những kỷ niệm tuổi thơ trong vắt. Ánh trăng vì thế trong mắt tác giả cũng mang màu sắc trong trẻo, nên thơ.
“Hồi nhỏ sống với rừng
Với sông rồi với biển”
“trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ”
Trong những câu thơ này thể hiện tác giả là người có lối sống giản dị, lớn lên từ những miền quê và có cuộc sống gắn liến với sống biển. Ánh trăng trong kí ức của tác giả mà một màu trong veo, nên thơ của cuộc sống.
“Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
– Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của những người lính khi sống trong rừng, khi không có đèn không có điện chỉ có ánh trăng soi đường.
-Dọc đường hành quân đi chiến đấu người lính hát cùng ánh trăng, làm thơ cùng ánh trăng, tâm sự cùng ánh trăng. Ánh trăng đã thân thuộc gần gũi nhưng là người thân của tác giả.
+ Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
Từ hồi về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường
– Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” – người khách qua đường xa lạ
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
-Tác giả vội vàng “bật của sổ” như thể mời một vị khách quý tới nhà, sợ mình chậm trễ người khách sẽ bỏ về.
– Câu thơ dưng dưng – lạnh lùng – nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Vì những con người trong cuộc sống hiện tại dường như bị giá trị vật chất cuốn mình đi,.Con người quên đi giá trị tinh thần và ngày càng lạnh lùng, thờ ơ với nhau.
– Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. – Vầng trăng vẫn là một vầng trăng tròn đầy như hồi thơ bé tác giả nhìn thấy nhưng chỉ con người là đã thay đổi.
-Tác giả và vầng trăng như một người bạn tri kỷ, hình ảnh ánh trăng tròn đầy tỏa sáng đã khiến cho chúng ta những con người đang quay quần trong cuộc sống thường nhật phải bừng tỉnh nhìn lại chính mình.
-Tác giả đã vô cùng xúc động khi gặp lại ánh trăng một hình ảnh quen thuộc gắn bó từ khi còn nhỏ.
– Lúc này những câu thơ dường như hối hả hơn khiến cho người đọc cũng cảm thấy nghẹn ngào trong từng câu chữ
-Niềm vui khôn tả tác giả cảm giác mình đang được trở về hồi thơ bé
+ Kết
– Ánh trăng là một bài thơ hay của tác giả Nguyễn Duy nó mang tính triết lý sâu sắc.
-Nó ngầm nhắc nhở chúng ta cần sống chung thủy trước sau như một tránh bị những giá trị vật chất làm lu mờ ý chí.
+ Mở bài:
– Giới thiệu qua tác giả và tác phẩm: Nhà thơ Y Phương là một nhà thơ đặc trưng cho người dân tộc, thơ ông là tiếng nói được phát từ sâu thẳm trái tim, vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
– Bài thơ “Nói với con” là một tác phẩm hay của Y Phương nói lên tình cảm thiêng liêng giữa cha và con. Một thứ tình cảm cao quý đáng nâng niu trân trọng.
– Bài thơ giống như lời chia sẻ, trò chuyện của một người đi trước với người đi sau, của một người cha dành cho đứa con máu mủ của mình, những kỷ niệm khó quên.
+ Thân bài:
Ngay từ những câu đầu tiên lời thơ đã giống như một lời tự sự:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
– Một đứa trẻ khi ngày từ khi được hình thành lên từ trong bụng mẹ đã mang rất nhiều tâm sự, yêu thương, bao bọc của những người thân yêu, của cha mẹ.
– Mở rộng lời bài hát “Nhật ký của mẹ” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chúng sáng tác có những câu sau: “Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời…” Đó chính là nỗi lòng yêu thương của bậc làm cha, làm mẹ dành cho hài nhi bé bóng của mình.
– Hình ảnh một em bé chập chững biết đi những bước chân đầu tiên trên đường đời luôn được sự cổ vũ động viên từ những người thương yêu chính là cha mẹ.
– Trong những câu thơ tiếp theo tác giả lại gieo vào lòng người đọc những tình cảm thân thuộc, tình cảm đồng bào, tình làng nghĩa xóm đầy quý mến, trân trọng.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
– Trong những câu thơ này tác giải đã kể về những kỷ niệm, những cánh rừng đầy hoa, những con đường thân thuộc gần gũi, giản dị, nhưng sâu sắc chứa đựng biết bao tình nghĩa
– Tác giả muốn qua những câu thơ này để gợi nhớ cho con phải biết yêu thương xóm làng, yêu thương những con người gắn bó với mình, những người tuy không cùng chúng giòng máu nhưng lại thân thiết hơn cả ruột thịt.
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
– Tình cảm người cha muốn gửi tới con dù cuộc sống có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng những con người nơi đây luôn tràn đầy nhiệt huyết.
– Theo tác giả Y Phương muốn nhắn nhủ tới con mình về những chặng đường phía trước.
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
– Những câu thơ đầy tình nghĩa tác giả răn dậy con mình không được quên gôc rễ nguồn cội.
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chằng mấy ai nhỏ bé đâu con
– Trong hai câu thơ này tác giả muốn truyền cho người con của mình có thêm lòng tin sức mạnh vào cuộc sống.
– Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Pháp và Mỹ rất nhiều người đồng bào dân tộc chính là nơi nuôi quân, chiến đấu vô cùng anh dũng.
– Mở rộng trong thời kỳ những năm bác hồ Cao Bằng lập căn cứ điểm cách mạng thì chính đồng bào dân tộc là những người đã trợ giúp các anh bộ đội cụ Hồ rất tích cực.
+ Kết
– Bài thơ “Nói với con” là một bài thơ mang những lời tâm sự, chia sẻ, gửi gắm của một người cha tới người con yêu thương của mình. Những lời dạy sâu sắc về tình nghĩa, tình người, về ý chí trên đường đời.
– Bài thơ nhẹ nhàng, chân thật, như chính nỗi lòng của tác giả đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khó phai.
+ Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Y Phương:
– Tác giả Y Phương là một nhà thơ dân tộc sinh ra ở vùng đất nổi tiếng có truyền thống cách mạng Cao Bằng.
– Giới thiệu tác phẩm "Nói với con" bài thơ “Nói với con” của tác giả vẫn luôn là bài thơ đặc sắc nhất gợi cảm nhiều nhất.
+ Thân bài:
– Khái quát nội dung của bài thơ là gì? Xuyên suốt bài thơ là nguồn cảm hứng, tình cảm thiêng liêng tình phụ tử, còn song song với tình cảm yêu quê hương đất nước. Bài thơ cho ta thấy cái nhìn nhân văn, cao cả của tác giả qua cách giáo dục con mình.
– Bút pháp nghệ thuật của tác giả? Tác giả Y Phương đã thành công khi sử dụng những ngôn ngữ mộc mạc giản dị, nhưng có sức gợi hơn bất kỳ một thủ pháp nghệ thuật cao siêu nào. Những lời thơ của tác giả cũng như chính cái bụng, con người tác giả cũng giống như bao con người dân tộc khác sống ngay thẳng, kiên trung, kiên cường và gắn bó với núi non quê hương đất nước. Trong khổ thơ đầu tiên Y Phương viết:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói,
Hai bước tới tiếng cười
– Hình ảnh gia đình trong khổ thơ này có ý nghĩa gì? Tác giả Y Phương đã vẽ ra một ngôi nhà hạnh phúc nhất, nơi mà đứa trẻ sinh ra được nhận đầy đủ tình yêu thương của người cha, người mẹ. Mái ấm gia đình là chiếc nôi đầu tiên mà một em bé cần có. Chiếc nôi này sẽ chấp cánh cho con những giấc ngủ ngon, với những ước mơ đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn con khi trưởng thành.
– Tác giả muốn nhắn nhủ tới người con của mình điều gì trong khổ thơ này? Trong khổ thơ thứ hai tác giả bắt đầu dạy con mình những bài học đầu tiên về truyền thống của quê hương mình, gợi cho con về tình yêu sự gắn bó với tổ tiên, đồng bào:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
– Phân tích giá trị nhân văn trong những câu thơ của tác giả? Tác giả muốn con không được quên những tinh hoa truyền thống lâu đời của những người dân tộc. Nó chính là bản sắc văn hóa, là tiếng nói riêng của mỗi vùng miền, nên con phải giữ lấy, nhớ lấy và đừng bao giờ đánh mất nghe con:
– Tác giả gợi nhớ cho con mình về những kỷ niệm ngọt ngào, về cha mẹ, có cha mẹ thì mới có con hôm nay. Tác giả muốn con mình hãy nhớ ơn sinh thành dưỡng dục, nhớ ân nghĩa tình làng xóm. Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình hãy sống xứng đáng với những truyền thống tốt đẹp mà dân làng tổ tiên ban tặng. Muốn con mình sau này sẽ có ích có sự đóng góp cho sự phát triển của quê hương, dân tộc mình.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đổi
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
– Tác giả muốn dạy con mình điều gì? Trong những câu thơ này tác giả Y Phương đã dạy con mình cách sống hiên ngang, kiên cường, vượt lên trên số phận. Trong đường đời nhiều gập ghềnh sỏi đá, nhiều cám dỗ, khiến con vấp ngã trong những lúc như vậy tác giả muốn con mình hãy bền lòng, vững chí kiên cường anh dũng bước qua, đứng lên để trưởng thành hơn, để xứng đáng với truyền thống lâu đời mà người dân quê mình vẫn có.
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
-Phân tích tính nghệ thuật và giá trị nhân văn trong những câu thơ của tác giả? Trong những câu thơ trên giọng điệu tha thiết, nhưng lại chất chứa sự uy nghi quyền lực tác giả muốn răn dạy cho con. Tác giả là một người cha muốn khuyên nhủ con trai mình những điều sâu sắc nhất về giá trị làm người, giá trị đạo đức, những chuẩn mực xã hội mà con cần phải nhớ khi trưởng thành.
+ Kết
– Nêu lên cảm nghĩ của bản thân về bà thơ?
-Bài thơ “Nói với con” đi vào trong lòng người đọc bởi sự dịu dàng, nhưng nhiều triết lý sâu sắc, bởi tình yêu âm thầm nhưng mãnh liệt của tình cha dành cho con.
I. Mở bài: giới thiệu về bài thơ đoàn thuyền đánh cá
Ví dụ:
Huy Cận là một nhà thơ lớn và nổi tiếng trong phong trào thơ mới của Việt Nam ta, ông đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Một trong những tác phẩm được cho là tác phẩm đặc sắc nhất của ông là bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Bài thơ thể hiện cảnh đoàn thuyền đánh cá của người dân vùng biển, những khó khăn, nhọc nhằn và niềm vui sướng của người dân làng chai.
II. Thân bài: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng của người đi biển:
- Đoàn thuyền ra khơi vào buổi đêm
- Cảnh đoàn thuyền ra khơi trong đêm tối nhưng hình ảnh hết sức gần gũi và thân thương
- Con người ra khơi rất háo hức, lạc quan và niềm hi vọng mới, hi vọng về ngày mai sẽ được nhiều cá
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:
- Cảnh không gian mênh mông, rộng lớn nhưng đoàn thuyền cũng lớn lao và hùng vĩ không kém
- Đánh cá giống như một trận chiến hết sức oanh liệt và hào hùng
- Đoàn thuyền giữa biển khơi rộng lớn hết sức hào hùng và oai hùng
- Niềm hăng hái và mê say của những người dân trong việc đánh bắt cá
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá quay trở về:
- Sự nhịp nhàng và đồng bộ của đoàn thuyền
- Những tiếng háy như sự hối thúc và thể hiện sự chiến thắng sau một đêm làm việc mệt nhọc
- Cảnh tượng thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, con người cũng trở nên oai hùng
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về Doàn thuyền đánh cá
Ví dụ:
Qua bài thuyền đánh ca ta cảm nhận được sự hào hùng của thiên nhiên và sức mạnh của con người, chống chọi với thiên nhiên để mưu sinh và sinh tồn trong xã hội.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn.
Chúc các bạn thành công, học tập tốt !
I. Mở bài: giới thiệu về bài thơ Bếp lửa
Ví dụ:
Trong gia đình, thì mỗi gia đình sẽ có những thành viên khác nhau, có những điểm nổi bật khác nhau. Có gia đình làm nông, có gia đình làm giáo viên, có gia đình làm nhân viên hoặc các nghề khác. Trong gia đình bạn có thể ba, mẹ, ông bà, cháu, cậu, chú,…. Mọi người thân trong gia đình là một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người có thể đối với ta một cách khác nhau, thể hiện tình cảm khác nhau. Một tình cảm rất thiêng liêng được thể hiện qua bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt đó là tình bà cháu.
II. Thân bài: phân tích bài thơ Bếp lửa:
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:
2. Cảm nghĩ về bà và về bếp lửa:
- Hồi tưởng về những kỉ niệm đẹp bên bà:
- Hồi tưởng những kỉ niềm bên bà:
- Cảm nghĩ về cuộc đời bà:
- Nỗi niềm thương nhớ bà:
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa
Ví dụ:
Bài thơ bếp lửa như một tình cảm của cháu dành cho bà qua các kí ức của tuổi thơ và niềm thương nhớ bà của tác giả.