K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2019

I. Mở bài:

- Trong cuộc sống thực tại, một trong những nguyên nhân làm Trái Đất biến đổi khí hậu và môi trường bị ô nhiễm là vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng.

- Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.

- Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?

II. Thân bài:

1. Biểu hiện:

- Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của con người Việt Nam:

+ Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên,… người ta vẫn sẵn sằngvứt ra túi ni lông, thuốc lá,…

+ Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầu thang, dưới sân trường…

+ Những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, lượng rác thải cũng quá nhiều, bộ phận gom rác cũng phải làm việc liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để về vệ sinh môi trường.

+ Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm là niềm tự hào của người dân Việt Nam thế mà do rác thải của khách dạo chơi ven hồ vứt xuống đã làm cho nước bị biến chất, biến “nàng hồ” xinh đẹp trở thành cái bể nước thải trong lòng thủ đô, cụ Rùa sống lâu năm ở đó cũng phải ngoi lên…

-> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa.

2. Nguyên nhân:

a. Chủ quan:

- Do thói quen đã có từ lâu đời.

- Do thiếu hiểu biết.

- Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm lòng…

(Người Việt Nam có thói quen vứt rác ra đường, nơi công cộng bởi họ bắt đầu bằng một nhận thức: Nơi ấy không thuộc phạm vi nhà mình, có bẩn cũng không ảnh hưởng đến mình, không ai chê cười đến cá nhân mình thế là cứ hồn nhiên xả rác. Người lớn xả, trẻ con xả…Không ai cười, cũng chả ai lên án người xả rác, có chăng một số người có ý thức cũng chỉ ngậm ngùi, thở dài, ngao ngán nhìn…rồi đành vậy chứ chả biết nói sao vì biết mình cũng chẳng làm được gì trước thói quen vô ý thức của cả một đám đông khổng lồ…)

b. Khách quan:

- Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu (các phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu thốn, có nơi còn không có phương tiện cũng như người thu gom rác…)

- Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân.

- Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.

c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác hại của việc xả rác (chừng nào người dân còn chưa thấy xấu hổ khi xả rác nơi công cộng, chưa có ý thức giữ gìn nơi công cộng như nhà mình, chưa nghĩ rằng mình sẽ bị phạt nặng hoặc có thể bị ra tòa hoặc bị mọi người chê cười, lên án…chừng ấy vẫn còn hiện tượng xả rác ra đường, nơi công cộng).

3. Tác hại/ hậu quả:

- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.

- Gây ô nhiễm môi trường.

- Bệnh tật phát sinh (có khi thành dịch), giảm sút sức khỏe, tốn kém tiền bạc…

- Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp vốn có (có nơi còn bị biến dạng, bị phá hủy do rác).

- Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượngtốt đẹp.

- …

4. Ý kiến đánh giá, bình luận:

- Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.

- Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng như đối với cuộc sống của bản thân mình.

- Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường.

- Chúng ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại của hiện tượng này.

- Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm. (liên hệ với đất nước Singapore)

III. Kết bài:

- Mơ ước chung của nhân dân ta: Trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành một trong những con rồng châu Á.

- Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy.

- Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người: Bỏ rác đúng nơi quy định.

31 tháng 5 2020

1. M Bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên.

2. Thân Bài

a. Giải thích nội dung cần nghị luận

- Học tập là gì?

- Thanh niên là thế hệ có vai trò, ý nghĩa như thế nào trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước?

- Ý nghĩa của câu nói: Khẳng định nhiệm vụ quan trọng nhất của thế hệ trẻ là nỗ lực học tập.

b. Tại sao "Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên"?

- Học tập là con đường duy nhất dẫn con người đặt chân đến bến bờ của tri thức. Thanh niên cần nỗ lực, chăm chỉ, quyết tâm, cần cù, miệt mài trên con đường tiếp nhận tri thức bởi kho tàng kiến thức của con người luôn là vô hạn.

- Thanh niên là những người có sức khỏe, sức trẻ, nhiệt huyết và đam mê; bởi vậy họ chính là tương lai của một quốc gia, dân tộc.

- Học tập không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền và nghĩa vụ của thanh niên.

c. Lật lại vấn đề

- Lên án, phê phán bộ phận thanh niên có lối sống ăn chơi sa đọa, không nỗ lực học tập.

d. Bài học nhận thức và hành động

- Xác định mục tiêu, mục đích học tập đúng đắn; từ đó hình thành lí tưởng sống cao đẹp để cống hiến cho xã hội.

- Luôn giữ vững tinh thần quyết tâm, cố gắng không ngừng nghỉ và không bỏ cuộc để chinh phục tri thức.

3. Kết Bài

Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận: là lời kêu gọi thanh niên nỗ lực trong học tập.

28 tháng 9 2018

I. Mở bài :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II. Thân bài :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III. Kết bài :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.

29 tháng 9 2018

Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần tự học

Đặt vấn đề:

Lê nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng

1. Giải thích các khái niệm:

  • Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức
  • Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn...
  • Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.

2. Bình luận về tự học:

a. Vai trò của tự học

  • Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú
  • Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
  • Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
  • Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.

b. Tự học như thế nào cho có hiệu quả:

  • Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
  • Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
  • Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội....
  • Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng

--> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.

c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay

3. Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống

  • Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.
  • Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.