K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ sau:                                   Điện ốm                          Đêm nay điện bị ốm                          Mẹ phải thắp đèn dầu                           Ánh sáng đang chang chói                          Bỗng nhiên gầy rất mau                          Chiếc quạt buồn không chạy                          Ấm nước buồn không sôi                          Bàn là buồn không nóng       ...
Đọc tiếp

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ sau:

                                   Điện ốm

                          Đêm nay điện bị ốm

                          Mẹ phải thắp đèn dầu 

                          Ánh sáng đang chang chói

                          Bỗng nhiên gầy rất mau

                          Chiếc quạt buồn không chạy

                          Ấm nước buồn không sôi

                          Bàn là buồn không nóng

                          Ti vi buồn không hơi...

                          Em mong điện chóng khỏe

                          Cho mọi nhà đều vui. 

Không cóp mạng nha

                

3
5 tháng 1 2018

Ngôi nhà này rất buồn

5 tháng 1 2018

Điện ốm 

28 tháng 7 2018

a)Biện pháp nghệ thuật Nhân hóa đã được sử dụng trong bài thơ,biến điện và các đồ dùng bằng điện thành người.

b)Bài thơ là cách nói ngây thơ của bạn nhỏ khi mất điện. Vì điện ốm nên những đồ vật dùng điện đều ngưng trệ, không hoạt động được. Hàng loạt các vật vô tri vô giác được nhân hóa,giúp bài thơ trở nên sinh động:"Quạt buồn ko chạy, ánh sáng gầy, nước buồn không sôi, bàn là buồn ko nóng,tivi buồn im hơi ". Nghệ thuật Nhân hóa kết hợp điệp từ buồn làm cho không khí buồn tẻ thêm mỗi khi điện ốm. Cách nói mong mỏi của bạn nhỏ làm cho điện như một người bạn thân gần gũi với con gười,với cuộc sống, với bạn nhỏ,với mỗi gia đình. Em mong điện chóng khỏe cho mọi nhà đều vui .Bài thơ Điện ốm thật hồn nhiên, ngộ ngĩnh, khiến người đọc thú vị.

13 tháng 2 2019

ài thơ là cách nói ngây thơ của bé khi mất điện. Bài thơ đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa biến điện trở thành con người, Vì điện ốm nên những thiết bị điện đều ngưng trệ, không hoạt động được. Hàng loạt các vật vô tri vô giác đc nhân hóa tiếp "quạt buồn ko chạy, ánh sáng gầy, nước buồn không sôi, bàn là buồn ko nóng,Ti Vi buồn im hơi ". nhân hóa kết hợp điệp từ buồn làm cho không khí buồn tẻ thêm khi điện ốm. Cách nói mong mỏi của bé làm cho điện như một ng` bạn thân gần gũi với con người,với cuộc sống, với bé. Em mong điện chóng khỏe cho mọi nhà đều vui
-> bài thơ thật hồn nhiên, ngộ ngĩnh, các nói độc đáo, khiến bạn đọc thú vị.

9 tháng 11 2021

các bạn giúp mình với

9 tháng 11 2021

Mẹ ốm là bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đọc lên nghe thật cảm động. Bài thơ là tấm lòng ân tình sâu nặng, là tình thương mẹ thiết tha của đứa con thơ giàu lòng hiếu thảo đối với mẹ hiền.

Mọi hôm, mẹ thích vui cười. Mẹ vẫn thích ăn trầu và đọc Kiều. Thế mà hôm nay, mẹ bị ốm, mẹ chẳng nói cười được nữa. Lá trầu, trang Kiều cũng trở nên cô đơn buồn thương:

Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Mẹ nằm liệt giường, liệt chiếu. Ruộng vườn nhớ mong mẹ sớm trưa:

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Con thương mẹ ngã bệnh “đau buốt, nóng ran”. Bà con xóm làng, anh y sĩ...tất cả đến thăm hỏi ân cần chăm sóc. Tình nghĩa anh em bà con như bát nước đầy:

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sỹ đã mang thuốc vào

Đứa con khi nhìn mẹ “lần giường tập đi” mà thương mẹ, người mẹ tần tảo, vất vả cả đời đi gió về sương, người mẹ đã dành tất cả cho đàn con thơ:

Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.

Thương mẹ ốm đau, đứa con thơ chỉ cầu mong:

Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Với con thơ, mẹ là cuộc đời, mẹ là hạnh phúc, mẹ là quê hương đất nước của con. Biết bao yêu mến, biết ơn và tự hào về mẹ:

Mẹ là đất nước tháng ngày của con

Có tấm lòng nào bao la bằng tấm lòng của mẹ hiền? Có tình thương nào tha thiết, sâu nặng bằng tình con thương mẹ. Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa cho ta cảm thấy sâu sắc hơn tình mẫu tử ở đời.

30 tháng 12 2021

Những người thân trong gia đình luôn dành cho nhau những tình cảm sâu nặng. Đặc biệt nhất phải kể đến tình mẫu tử - thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Đối với riêng em, mẹ chính là người yêu thương, chăm lo cho em nhiều nhất.

Mẹ là một người phụ nữ vất vả quanh năm để kiếm sống nuôi lớn hai chị em. Dù công việc của mẹ chỉ là một người công nhân bình thường, nhưng em vẫn rất tự hào, yêu thương mẹ. Bởi mẹ đã dành cho chúng em những gì tốt đẹp nhất. Vậy mà có những khi, em đã khiến mẹ phải lo lắng, phiền lòng.

Chiều hôm qua, em xin phép mẹ đến nhà Lan học bài. Cả hai mải học nên trời tối lúc nào không biết. Chắc lúc này, mẹ đang em về ăn cơm. Em vội vã chào bố mẹ Lan, rồi đạp xe về. Trời bắt đầu nổi giông. Hình như sắp mưa. Em cố đạp nhanh để kịp về nhà. Không kịp về đến nhà mà trời đã đổ cơn mưa. Em lại không mang áo mưa nên đành cố gắng đạp nhanh về nhà. Khi về đến nhà, em thấy mẹ vẫn ngồi chờ ngoài phòng khách. Mẹ thấy em bị dính mưa liền giục em đi tắm nước nóng, để ra ăn cơm. Khuôn mặt mẹ toát lên vẻ lo lắng. Sau khi tắm giặt ăn cơm xong, em đi ăn cơm.

Đến khoảng chín giờ, em cảm thấy rất mệt mỏi, người thì nóng ran. Em liền nói ngay với mẹ. Mẹ lo lắng lấy cặp nhiệt độ để đo thân nhiệt cho em. Sau khi kết luận em bị sốt, mẹ yêu cầu em lên phòng nghỉ ngơi. Một lúc sau, mẹ mang một bát cháo lên phòng. Giọng mẹ dịu dàng:

- Hà ơi, dạy ăn cháo rồi uống thuốc cho mau khỏe!

Em cảm thấy thật ấm áp khi nghe giọng nói của mẹ. Sau khi cho em ăn cháo và uống xong, mẹ còn nhẹ nhàng đắp khăn ướt lên trán em. Suốt đêm hôm đấy, mẹ đã ở bên cạnh để chăm sóc cho em. Hôm sau, em đã cảm thấy khỏe hơn. Sau khi đo thân nhiệt thấy em hạ sốt, mẹ yên tâm đi làm.

Sau hôm đó, em hiểu thêm được tình yêu thương của mẹ. Quả là với bất cứ người mẹ nào, con cái vẫn là điều quan trọng nhất:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”

30 tháng 12 2021

Thứ năm tuần trước, em đi học về bị mắc mưa bên ướt hết người. Đến nửa đêm, cơn sốt ập tới. Nhà chỉ có hai mẹ con vì ba đang công tác ở xa. Mẹ lo lắm, thức suốt đêm canh chừng bên em.

Cơn sốt quái ác thật. Trán em thì nóng bừng bừng mà chân tay lại lạnh cóng. Cái lạnh như từ trong xương tuỷ toả ra khiến em run cầm cập: "Mẹ ơi! Con rét lắm! Mẹ đắp chăn cho con!". Mẹ ghì chặt em vào lòng, an ủi: "Mẹ biết rồi! Con cảm lạnh đấy mà! Cứ bình tĩnh nhé! Mẹ sẽ đuổi cơn sốt đi ngay!".

Mẹ đặt em nằm ngay ngắn rồi đi lấy thuốc. Viên thuốc hạ sốt sủi bọt tan rất nhanh trong cốc nước. Mẹ khẽ nâng đầu em lên, ghé cốc vào miệng em, dỗ dành: "Ngoan nào! Con cố uống một hơi cho hết, sau đó ngủ một giấc, tỉnh dậy là khoẻ thôi!".

 

Vâng lời mẹ, em uống thuốc rồi cố nhắm mắt nhưng đầu óc cứ căng lên, khó chịu vô cùng. Mẹ dấp nước mát vào chiếc khăn bông, đắp lên trán em. Mẹ nhẹ nhàng xoa dầu nóng vào lưng, vào ngực, vào hai bàn chân, bàn tay em. Tiếng xuýt xoa nho nhỏ của mẹ cứ văng vẳng bên tai em trong giấc ngủ chập chờn:

"Khổ thân con tôi!". Tự nhiên, nước mắt ứa trên mi em cay xót. Mẹ ơi! Con thương mẹ biết chừng nào! Em vòng tay ôm ngang lưng mẹ rồi thiếp đi lúc nào không biết...

“Ò ó o o...!” Chú gà trống đã cất lên tiếng gáy giòn giã, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Em mở mắt nhìn quanh tìm mẹ mà không thấy mẹ đâu. Chưa kịp gọi thì em đã nghe tiếng guốc và giọng nói quen thuộc của mẹ: "Dung dậy rồi đấy ư? Mẹ nấu cháo giải cảm cho con rồi đấy! Đánh răng xong con ăn hết bát cháo hành này, mẹ sẽ cho con uống thuốc. Đến trưa nếu hết sốt, mẹ sẽ đưa con đi học. Nếu còn yếu thì mẹ viết đơn xin phép cô cho con nghỉ hôm nay".

Nhìn quầng thâm quanh đôi mắt mẹ, em biết cả đêm qua mẹ thức để săn sóc cho em. Cơn sốt đã lui, dẫu đầu còn váng vất nhưng em cảm thấy đỡ hơn nhiều. Quả là đôi bàn tay mẹ như có phép màu. Mẹ là bóng mát che chở cho con suốt cả cuộc đời. Công ơn của mẹ đối với con sâu nặng biết chừng nào! Con mong sau này lớn lên sẽ đáp đền công ơn trời biển ấy.

25 tháng 2 2016

mình sẽ giúp bạn khi có thời gian vì bài của mình quá dài

 

25 tháng 2 2016

ngày mai phải nộp rồi.

16 tháng 3 2022

Tham khảo

Mẹ ốm là bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đọc lên nghe thật cảm động. Bài thơ là tấm lòng ân tình sâu nặng, là tình thương mẹ thiết tha của đứa con thơ giàu lòng hiếu thảo đối với mẹ hiền.

Mọi hôm, mẹ thích vui cười. Mẹ vẫn thích ăn trầu và đọc Kiều. Thế mà hôm nay, mẹ bị ốm, mẹ chẳng nói cười được nữa. Lá trầu, trang Kiều cũng trở nên cô đơn buồn thương:

Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Mẹ nằm liệt giường, liệt chiếu. Ruộng vườn nhớ mong mẹ sớm trưa:

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Con thương mẹ ngã bệnh “đau buốt, nóng ran”. Bà con xóm làng, anh y sĩ...tất cả đến thăm hỏi ân cần chăm sóc. Tình nghĩa anh em bà con như bát nước đầy:

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sỹ đã mang thuốc vào

Đứa con khi nhìn mẹ “lần giường tập đi” mà thương mẹ, người mẹ tần tảo, vất vả cả đời đi gió về sương, người mẹ đã dành tất cả cho đàn con thơ:

Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.

Thương mẹ ốm đau, đứa con thơ chỉ cầu mong:

Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Với con thơ, mẹ là cuộc đời, mẹ là hạnh phúc, mẹ là quê hương đất nước của con. Biết bao yêu mến, biết ơn và tự hào về mẹ:

Mẹ là đất nước tháng ngày của con

Có tấm lòng nào bao la bằng tấm lòng của mẹ hiền? Có tình thương nào tha thiết, sâu nặng bằng tình con thương mẹ. Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa cho ta cảm thấy sâu sắc hơn tình mẫu tử ở đời.

16 tháng 3 2022

lười

28 tháng 2 2022

Tham khảo

“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể kể về Bác Hồ. Đồng thời qua một vài chi tiết miêu tả, chúng ta cũng thấy rõ hơn về chân dung của Người. Nhân vật trong bài thơ là anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác vẫn ngồi đó chưa ngủ làm anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác ngồi đó dưới mái lều tranh xơ xác, ngoài trời mưa lâm thâm gợi cho tôi cảm nhận sự gần gũi, giản dị của một vị lãnh tụ. Nhà thơ Minh Huệ tiếp tục khắc họa những hành động của Bác như đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc. Hình ảnh ẩn dụ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm” đã cho thấy tình cảm sâu sắc dành cho Bác cũng giống như tình cảm giữa những người thân yêu ruột thịt. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Có thể thấy rằng, việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả đã giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.

28 tháng 2 2022

Có chép mạng không bạn?

20 tháng 4 2018

Cái đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ là 1 trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác.

Việc Bác không ngủ vì lo việc nước, thương bộ đội, dân công đã la 1 lẽ thường tình trong cuộc đời Bác vì Bác là chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ của dân tộc, người cha thân yêu của quân đội ta, cuộc đời người dành trọn vẹn cho nhân dân, cho Tổ Quốc.

Viết 1 đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu phát biểu cảm nghĩ của con về bài thơ sau:                                          Đi học                Hôm qua em tới trường,                  Mẹ dắt tay từng bước.                  Hôm nay mẹ lên nương,                  Một mình em tới lớp.                   Trường của em be bé,                  Nằm lặng giữa rừng cây.                  Cô giáo em tre trẻ,                  Dạy em hát rất...
Đọc tiếp

Viết 1 đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu phát biểu cảm nghĩ của con về bài thơ sau: 

                                         Đi học

                Hôm qua em tới trường,
                  Mẹ dắt tay từng bước.
                  Hôm nay mẹ lên nương,
                  Một mình em tới lớp. 

                  Trường của em be bé,
                  Nằm lặng giữa rừng cây.
                  Cô giáo em tre trẻ,
                  Dạy em hát rất hay. 

                 Hương rừng thơm đồi vắng,
                 Nước suối trong thầm thì,
                 Cọ xoè ô che nắng,
                 Râm mát đường em đi.

3

Đoạn thơ là niềm vui của các em bé vùng cao khi được đến trường. Trên chặng đường tới trường hôm nay, dù không còn sự đồng hành của mẹ nhưng ta vẫn cảm thấy niềm vui của nhân vật "em". Em vui khi được tới lớp, được gặp cô giáo và học hát. Đặc biệt thiên nhiên còn như đang che chở cho từng bước chân tới trường của em: hương rừng, nước suối thầm thì như đang động viên em. Cọ thì những những tán ô xanh to rộng tạo thành bóng mát che nắng cho em. Qua đoạn thơ trên ta được cảm nhận rõ nét vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng đồng thời là niềm vui của em nhỏ vùng cao khi mỗi ngày đều được đến trường.

8 tháng 7 2023

Ngôi nhà thứ hai để ta sống một phần tuổi thơ là trường học. Thấu rõ điều ấy, nhà thơ Minh Chính đã sáng tác nên bài "Đi học" gắn liền thời gian học tập của chúng ta. Nói về việc học hành của "em", khi ngày đầu đến lớp thì được mẹ dắt tay nâng niu từng bước, còn hôm sau thì "em" tự đến lớp. Từ đó ta thấy được rằng trẻ em bao giờ cũng cần được yêu thương chăm sóc nhưng cũng cần có tinh thần tự lập cao vì mẹ em khi ấy còn bận "lên nương" làm việc. Và để miêu tả ngôi trường, tác giả dùng từ láy "be bé" cùng nghệ thuật nhân hóa "nằm lặng" làm cho câu thơ tăng nên giá trị hình ảnh và thể hiện rõ cảm xúc chân thật hồn nhiên của em học sinh. Ở đó, cô giáo dạy trẻ "em" hát hay cùng khi ấy tác giả lại đưa vẻ đẹp thiên nhiên vào câu thơ: hương rừng thơm, đồi thì vắng, nhân hóa "nước suối trong" bằng từ láy "thầm thì" và "cọ" bằng động từ "xòe ô" để che nắng cho mát đường bạn học sinh đi. Từ đây ta thấy rằng nhà thơ là người hiểu được sự quan trọng của việc học hành nên đã bày tỏ sự ưu ái của tất cả mọi người đều dành cho sự học, kể cả thiên nhiên cũng thế!. Khép lại, bài thơ là những bước chân đi học cùng cảm xúc của bạn học sinh, theo đó là tình cảm của tác giả dành cho tuổi đời học tập của "em".

TLam